CEO Standard Chartered “ủng hộ chính sách tiền tệ”
Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa có một bài viết nhìn lại chính sách tiền tệ năm 2011
Ông Louis Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, vừa có một bài viết nhìn lại việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2011.
Tiêu đề của bài viết này là: “Ủng hộ các chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định tiền tệ”, được đăng tải trên website Ngân hàng Nhà nước hôm nay (21/12/2011).
VnEconomy xin trích giới thiệu bài viết này, như một góc nhìn của người trong cuộc.
“Nếu không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nền kinh tế sẽ không thể phát triển đúng với mức tiềm năng của nó. Chúng ta cần chung sức thực hiện các biện pháp đúng đắn để thúc đẩy sức khỏe của hệ thống ngân hàng cho mục tiêu dài hạn.
Năm 2011 là một năm rất khó khăn đối với ngành ngân hàng Việt Nam, như báo cáo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nêu (kinh tế gặp nhiều khó khăn , lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro bất ổn...). Bất chấp những khó khăn đã nêu trên, chúng ta có thể thấy trong năm 2011 ngành ngân hàng đã đạt được những thành tựu như sau:
- Lạm phát hiện nay đang trên đà giảm và nên tiếp tục giảm nhanh trong nửa đầu năm 2012 nếu các chính sách hiện tại vẫn sẽ được áp dụng.
- Đồng Việt Nam đã được giữ ổn định sau đợt phá giá vào tháng ba năm 2011 (cụ thể là tháng 2/2011 - PV). Đây là một thành công to lớn của Ngân hàng Nhà nước. Sự kiên nhẫn và kiên trì sẽ là cần thiết trong việc tạo niềm tin vào đồng Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư địa phương đối với mục tiêu dài hạn cũng như các dự án sản xuất.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua việc hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên.
- Việc ban hành Thông tư 35/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về công bố và cung cấp thông tin sẽ tăng cường tính minh bạch của hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư và khách hàng đưa ra những quyết định tốt hơn về ngân hàng mà họ sẽ sử dụng dịch vụ.
- Chương trình làm việc giữa Ngân hàng Nhà nước và nhóm công tác ngân hàng đã được tái khẳng định, tập trung vào: (i) phát triển thị trường tài chính hiệu quả hơn, (ii) thúc đẩy tính minh bạch của môi trường pháp lý và các quy định về hoạt động ngân hàng, (iii) phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh cho hệ thống tài chính, (iv) và áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn quốc tế tốt nhất để nâng cao sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.
Những sáng kiến này cùng với các thành tựu đạt được đã nói lên nỗ lực to lớn mà Ngân hàng Nhà nước đã đạt được trong năm 2011 và cũng chứng tỏ rằng năm 2011 là một năm đầy khó khăn nhưng rất hiệu quả.
Nếu năm 2011 là năm mà môi trường kinh tế trong nước đầy thách thức thì năm 2012 Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi triển vọng kinh tế toàn cầu tương đối ảm đạm. Ngay cả với những chính sách tốt và việc thực thi tốt thì Việt Nam cũng sẽ vẫn bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra trên thế giới. Bất kể những thách thức của năm 2012 như thế nào chăng nữa thì điều quan trọng là đã có những bước tiến thực sự đối với một số vấn đề cơ bản mà ngành ngân hàng và thị trường tài chính ở Việt Nam đang phải đối mặt.
Sáu ưu tiên mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần đây đã thể hiện chương trình cải cách đúng đắn và một chiến lược nhất quán. Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế thông qua việc tăng cường hiệu quả đầu tư công, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính. Và khi mà chiến lược đúng đắn đã được đặt ra thì việc thực hiện luôn là điều then chốt. Một số vấn đề trong tiến trình này sẽ cần được quan tâm đặc biệt hơn, bao gồm:
Thứ nhất là việc phân bổ tín dụng phù hợp. Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo giải pháp điều hành tín dụng năm 2012 theo hướng tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm tổ chức tín dụng hoạt động chất lượng thấp hơn. Các ngân hàng thương mại mong muốn sớm có thêm thông tin cụ thể hơn về vấn đề này để có thể lập kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm tới.
Thứ hai là cần phát triển một thị trường ngoại hối kỳ hạn đa năng có tính thanh khoản cao - khi mà các luồng thương mại của Việt Nam chiếm hơn 150% GDP, và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Thư ba là việc cam kết phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ, hướng một tỷ lệ lớn dân số và hoạt động kinh tế vào hệ thống Ngân hàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả.
Vượt qua tất cả các khó khăn của năm 2011, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều việc phải phấn đấu trong năm 2012. Tính minh bạch, nguồn vốn vững mạnh, tính thanh khoản và quản lý rủi ro cần được cải thiện cùng với tiến trình tái cấu trúc lại nền kinh tế. Nếu không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nền kinh tế sẽ không thể phát triển đúng với mức tiềm năng của nó.
Tất cả chúng ta cần làm những điều đúng đắn để thúc đẩy sức khỏe của hệ thống ngân hàng cho mục tiêu dài hạn. Nhóm công tác ngân hàng luôn ủng hộ các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm ổn định giá cả và tiền tệ. Chúng tôi xin đảm bảo rằng chúng tôi sẽ cố gắng để làm như vậy”.
Tiêu đề của bài viết này là: “Ủng hộ các chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định tiền tệ”, được đăng tải trên website Ngân hàng Nhà nước hôm nay (21/12/2011).
VnEconomy xin trích giới thiệu bài viết này, như một góc nhìn của người trong cuộc.
“Nếu không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nền kinh tế sẽ không thể phát triển đúng với mức tiềm năng của nó. Chúng ta cần chung sức thực hiện các biện pháp đúng đắn để thúc đẩy sức khỏe của hệ thống ngân hàng cho mục tiêu dài hạn.
Năm 2011 là một năm rất khó khăn đối với ngành ngân hàng Việt Nam, như báo cáo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nêu (kinh tế gặp nhiều khó khăn , lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro bất ổn...). Bất chấp những khó khăn đã nêu trên, chúng ta có thể thấy trong năm 2011 ngành ngân hàng đã đạt được những thành tựu như sau:
- Lạm phát hiện nay đang trên đà giảm và nên tiếp tục giảm nhanh trong nửa đầu năm 2012 nếu các chính sách hiện tại vẫn sẽ được áp dụng.
- Đồng Việt Nam đã được giữ ổn định sau đợt phá giá vào tháng ba năm 2011 (cụ thể là tháng 2/2011 - PV). Đây là một thành công to lớn của Ngân hàng Nhà nước. Sự kiên nhẫn và kiên trì sẽ là cần thiết trong việc tạo niềm tin vào đồng Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư địa phương đối với mục tiêu dài hạn cũng như các dự án sản xuất.
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua việc hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên.
- Việc ban hành Thông tư 35/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về công bố và cung cấp thông tin sẽ tăng cường tính minh bạch của hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư và khách hàng đưa ra những quyết định tốt hơn về ngân hàng mà họ sẽ sử dụng dịch vụ.
- Chương trình làm việc giữa Ngân hàng Nhà nước và nhóm công tác ngân hàng đã được tái khẳng định, tập trung vào: (i) phát triển thị trường tài chính hiệu quả hơn, (ii) thúc đẩy tính minh bạch của môi trường pháp lý và các quy định về hoạt động ngân hàng, (iii) phát triển cơ sở hạ tầng vững mạnh cho hệ thống tài chính, (iv) và áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn quốc tế tốt nhất để nâng cao sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.
Những sáng kiến này cùng với các thành tựu đạt được đã nói lên nỗ lực to lớn mà Ngân hàng Nhà nước đã đạt được trong năm 2011 và cũng chứng tỏ rằng năm 2011 là một năm đầy khó khăn nhưng rất hiệu quả.
Nếu năm 2011 là năm mà môi trường kinh tế trong nước đầy thách thức thì năm 2012 Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi triển vọng kinh tế toàn cầu tương đối ảm đạm. Ngay cả với những chính sách tốt và việc thực thi tốt thì Việt Nam cũng sẽ vẫn bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra trên thế giới. Bất kể những thách thức của năm 2012 như thế nào chăng nữa thì điều quan trọng là đã có những bước tiến thực sự đối với một số vấn đề cơ bản mà ngành ngân hàng và thị trường tài chính ở Việt Nam đang phải đối mặt.
Sáu ưu tiên mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần đây đã thể hiện chương trình cải cách đúng đắn và một chiến lược nhất quán. Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế thông qua việc tăng cường hiệu quả đầu tư công, cải cách các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính. Và khi mà chiến lược đúng đắn đã được đặt ra thì việc thực hiện luôn là điều then chốt. Một số vấn đề trong tiến trình này sẽ cần được quan tâm đặc biệt hơn, bao gồm:
Thứ nhất là việc phân bổ tín dụng phù hợp. Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo giải pháp điều hành tín dụng năm 2012 theo hướng tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm tổ chức tín dụng hoạt động chất lượng thấp hơn. Các ngân hàng thương mại mong muốn sớm có thêm thông tin cụ thể hơn về vấn đề này để có thể lập kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm tới.
Thứ hai là cần phát triển một thị trường ngoại hối kỳ hạn đa năng có tính thanh khoản cao - khi mà các luồng thương mại của Việt Nam chiếm hơn 150% GDP, và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm một tỷ trọng đáng kể.
Thư ba là việc cam kết phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ, hướng một tỷ lệ lớn dân số và hoạt động kinh tế vào hệ thống Ngân hàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả.
Vượt qua tất cả các khó khăn của năm 2011, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nhiều việc phải phấn đấu trong năm 2012. Tính minh bạch, nguồn vốn vững mạnh, tính thanh khoản và quản lý rủi ro cần được cải thiện cùng với tiến trình tái cấu trúc lại nền kinh tế. Nếu không có một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nền kinh tế sẽ không thể phát triển đúng với mức tiềm năng của nó.
Tất cả chúng ta cần làm những điều đúng đắn để thúc đẩy sức khỏe của hệ thống ngân hàng cho mục tiêu dài hạn. Nhóm công tác ngân hàng luôn ủng hộ các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm ổn định giá cả và tiền tệ. Chúng tôi xin đảm bảo rằng chúng tôi sẽ cố gắng để làm như vậy”.