Cha đẻ của mì ăn liền không còn nữa!
Sự nghiệp của ông gắn liền với một sản phẩm rất thông dụng: mì ăn liền, một món ăn, một biểu tượng văn hóa của người Nhật
Momofuku Ando - nhà phát minh và là một doanh nhân Nhật Bản, đã qua đời tuần trước tại Osaka, thọ 96 tuổi.
Sự nghiệp của ông gắn liền với một sản phẩm rất thông dụng: mì ăn liền, một món ăn, một biểu tượng văn hóa của người Nhật.
Trong cuốn tự truyện "Tôi đã phát minh ra mì ăn liền như thế nào", xuất bản năm 2002, Momofuku Ando kể lại những ngày đói kém sau chiến tranh, ông phải xếp hàng rất lâu mới ăn được bát mì với giá chợ đen. Đứng trong hàng với ông có rất nhiều nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng - những người phải làm việc cật lực để tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Đó là năm 1957, nước Nhật còn thiếu thốn mọi thứ, nhất là thực phẩm. Trong lúc xếp hàng, ông miên man nghĩ cách làm sao tiết kiệm được thời gian, và một sáng kiến nảy ra. Trong gian bếp sau vườn nhà, ông thử nấu một bát mì, rút hết nước rồi chiên nó trong dầu ăn; cuối cùng, sau nhiều lần thất bại, ông có được một bát mì khô và cứng. Thêm chút mì chính và nước sôi, chỉ mất ba phút, bát mì khô đó được hoàn nguyên và có vị ngon hơn bát mì tươi.
Thế là đã ra đời mì ăn liền - món ăn đỡ đói của hàng triệu sinh viên và công nhân từ Nhật Bản, Đông Nam Á đến tận châu Âu.
Để phù hợp với cách ăn của người phương Tây, năm 1970 ông đưa ra loại mì ăn liền đựng trong bao xốp chịu nhiệt hình chiếc cốc, gọi là Cup Noodle, và bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ. Ông còn thuê cả diễn viên cơ bắp Arnold Schwarzenegger đóng phim quảng cáo mì ăn liền trên truyền hình. Sự nghiệp của ông nhờ thế mà phát đạt. Năm 2005, thế giới đã ăn hết 85,7 tỉ gói mì, bình quân mỗi người ăn 12 gói mì mỗi năm, riêng người Nhật là 45 gói!
M. Ando cho biết động cơ thúc đẩy ông sáng chế và kinh doanh mì ăn liền là tình trạng đói kém ở Nhật và sự cảm thông với những công nhân viên chức không có đủ thời gian để chuẩn bị một bữa ăn tươm tất, thế nhưng sự thực thì lúc mới ra đời, mì ăn liền là sản phẩm cao cấp. Công ty Thực phẩm Nissin do ông sáng lập ngay trong năm đầu tiên đã bán được 13 triệu gói mì vị gà - Chicken Ramen, giá mỗi gói 35 yen, gấp sáu lần bát mì tươi thông thường và khá đắt so với mức lương tháng 13.000 yen của người Nhật khi ấy.
Nhưng tâm lý người Nhật chuộng hàng nội, khoái những thứ chỉ riêng Nhật mới có, đã giúp sự nghiệp kinh doanh của M. Ando phát triển nhanh chóng. Từ một doanh nghiệp nhỏ ở Osaka, đến nay Nissin đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia có vốn 3 tỉ đô la, 29 chi nhánh ở 11 nước trên thế giới chuyên kinh doanh mì ăn liền và các thực phẩm liên quan.
Từ một món ăn thông dụng, mì ăn liền đã trở thành một trong các biểu tượng văn hóa của nước Nhật. Trong một cuộc thăm dò ý kiến gần đây về những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, đa số người Nhật đã xếp mì ăn liền lên hàng đầu, trên cả karaoke, máy nghe nhạc Walkman và máy trò chơi Nintendo. Mùa hè 2005, nhà du hành vũ trụ Soichi Noguchi đã đưa mì ăn liền vào không gian trong chuyến bay của anh trên tàu con thoi Discovery.
Đáng chú ý là cuộc đời của nhà phát minh Momofuku Ando hoàn toàn không bằng phẳng. Ông sinh ngày 5/3/1910 tại Đài Loan, sớm mồ côi cha mẹ và không được học hành gì đáng kể, tuổi thanh niên ông phải kiếm sống nhờ nghề bán vải.
Năm 1933, gia đình ông hồi hương về Nhật và không biết bằng cách nào trong thời gian chiến tranh ông không phải đi lính mà đi bán muối, bán nhà tiền chế. Năm 1948 ông bị cáo buộc trốn thuế và bị tù hai năm; sau đó có lần ông bị phá sản suýt phải bán nhà để trả nợ.
Việc phát minh ra mì ăn liền đã cứu vớt tên tuổi của M.Ando và biến ông thành một tấm gương phấn đấu của giới doanh nhân Nhật Bản. Cho đến năm 2005, ông vẫn là Chủ tịch tập đoàn Nissin Foods Corp. và chỉ bàn giao chức vụ cho con trai Koki Ando khi phải điều trị bệnh đau tim; và ông đã qua đời vì chính cơn bệnh ấy.
Sự nghiệp của ông gắn liền với một sản phẩm rất thông dụng: mì ăn liền, một món ăn, một biểu tượng văn hóa của người Nhật.
Trong cuốn tự truyện "Tôi đã phát minh ra mì ăn liền như thế nào", xuất bản năm 2002, Momofuku Ando kể lại những ngày đói kém sau chiến tranh, ông phải xếp hàng rất lâu mới ăn được bát mì với giá chợ đen. Đứng trong hàng với ông có rất nhiều nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng - những người phải làm việc cật lực để tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Đó là năm 1957, nước Nhật còn thiếu thốn mọi thứ, nhất là thực phẩm. Trong lúc xếp hàng, ông miên man nghĩ cách làm sao tiết kiệm được thời gian, và một sáng kiến nảy ra. Trong gian bếp sau vườn nhà, ông thử nấu một bát mì, rút hết nước rồi chiên nó trong dầu ăn; cuối cùng, sau nhiều lần thất bại, ông có được một bát mì khô và cứng. Thêm chút mì chính và nước sôi, chỉ mất ba phút, bát mì khô đó được hoàn nguyên và có vị ngon hơn bát mì tươi.
Thế là đã ra đời mì ăn liền - món ăn đỡ đói của hàng triệu sinh viên và công nhân từ Nhật Bản, Đông Nam Á đến tận châu Âu.
Để phù hợp với cách ăn của người phương Tây, năm 1970 ông đưa ra loại mì ăn liền đựng trong bao xốp chịu nhiệt hình chiếc cốc, gọi là Cup Noodle, và bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ. Ông còn thuê cả diễn viên cơ bắp Arnold Schwarzenegger đóng phim quảng cáo mì ăn liền trên truyền hình. Sự nghiệp của ông nhờ thế mà phát đạt. Năm 2005, thế giới đã ăn hết 85,7 tỉ gói mì, bình quân mỗi người ăn 12 gói mì mỗi năm, riêng người Nhật là 45 gói!
M. Ando cho biết động cơ thúc đẩy ông sáng chế và kinh doanh mì ăn liền là tình trạng đói kém ở Nhật và sự cảm thông với những công nhân viên chức không có đủ thời gian để chuẩn bị một bữa ăn tươm tất, thế nhưng sự thực thì lúc mới ra đời, mì ăn liền là sản phẩm cao cấp. Công ty Thực phẩm Nissin do ông sáng lập ngay trong năm đầu tiên đã bán được 13 triệu gói mì vị gà - Chicken Ramen, giá mỗi gói 35 yen, gấp sáu lần bát mì tươi thông thường và khá đắt so với mức lương tháng 13.000 yen của người Nhật khi ấy.
Nhưng tâm lý người Nhật chuộng hàng nội, khoái những thứ chỉ riêng Nhật mới có, đã giúp sự nghiệp kinh doanh của M. Ando phát triển nhanh chóng. Từ một doanh nghiệp nhỏ ở Osaka, đến nay Nissin đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia có vốn 3 tỉ đô la, 29 chi nhánh ở 11 nước trên thế giới chuyên kinh doanh mì ăn liền và các thực phẩm liên quan.
Từ một món ăn thông dụng, mì ăn liền đã trở thành một trong các biểu tượng văn hóa của nước Nhật. Trong một cuộc thăm dò ý kiến gần đây về những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, đa số người Nhật đã xếp mì ăn liền lên hàng đầu, trên cả karaoke, máy nghe nhạc Walkman và máy trò chơi Nintendo. Mùa hè 2005, nhà du hành vũ trụ Soichi Noguchi đã đưa mì ăn liền vào không gian trong chuyến bay của anh trên tàu con thoi Discovery.
Đáng chú ý là cuộc đời của nhà phát minh Momofuku Ando hoàn toàn không bằng phẳng. Ông sinh ngày 5/3/1910 tại Đài Loan, sớm mồ côi cha mẹ và không được học hành gì đáng kể, tuổi thanh niên ông phải kiếm sống nhờ nghề bán vải.
Năm 1933, gia đình ông hồi hương về Nhật và không biết bằng cách nào trong thời gian chiến tranh ông không phải đi lính mà đi bán muối, bán nhà tiền chế. Năm 1948 ông bị cáo buộc trốn thuế và bị tù hai năm; sau đó có lần ông bị phá sản suýt phải bán nhà để trả nợ.
Việc phát minh ra mì ăn liền đã cứu vớt tên tuổi của M.Ando và biến ông thành một tấm gương phấn đấu của giới doanh nhân Nhật Bản. Cho đến năm 2005, ông vẫn là Chủ tịch tập đoàn Nissin Foods Corp. và chỉ bàn giao chức vụ cho con trai Koki Ando khi phải điều trị bệnh đau tim; và ông đã qua đời vì chính cơn bệnh ấy.