Chậm chạp cổ phần hóa “ông Alô”
Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết trong năm 2008 sẽ hoàn tất lịch trình và thực hiện cổ phần hóa MobiFone
“Chúng tôi chỉ thấy có một vài động thái nhỏ”. Đó là nhận định của Tổng giám đốc France Telecom Việt Nam Jean-Pierre Achouche về vấn đề cổ phần hóa trong ngành viễn thông di động tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra đầu tháng này.
Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu từ năm 2005 sau khi được Chính phủ phê duyệt kế hoạch vào năm 2004, và lĩnh vực cổ phần hóa đầu tiên là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng (FBO) trong đó có Vinaphone, MobiFone và Viettel.
Tuy nhiên, tới thời điểm này chỉ có Công ty Thông tin Di động VMS - đơn vị sở hữu mạng MobiFone - mới đưa ra danh sách sơ tuyển gồm sáu công ty tư vấn tài chính và ngân hàng được chọn để tham gia tư vấn cho quá trình cổ phần hóa. Trong khi đó VinaPhone chờ kinh nghiệm của MobiFone đi trước, còn Viettel đã tuyên bố “cổ phần hóa không phải là mục tiêu ưu tiên trong thời điểm này”.
Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Chính phủ mà ở đây là Bộ Thông tin và Truyền thông giải thích rõ lộ trình cổ phần hóa các công ty viễn thông di động nêu trên. Ngoài ra, họ cũng mong muốn có thông tin về cách lựa chọn các đối tác chiến lược nước ngoài trong quá trình cổ phần hóa, mức độ tham gia về tỉ lệ vốn.
Việc chậm tiến độ thực hiện cổ phần hóa cụ thể ở đây là của VMS/MobiFone, ông Nguyễn Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay việc cổ phần hóa MobiFone rơi vào thời điểm công ty mẹ là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) tiến hành chuyển đổi cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, ngành viễn thông Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong kĩnh vực cổ phần hóa trong khi khung pháp lý của ngành thay đổi rất nhanh như việc liên tục ban hành nhiều nghị định mới.
“Cổ phần hóa VMS/MobiFone là trường hợp doanh nghiệp nhà nước đặc biệt và không giống với các doanh nghiệp nhà nước khác”, ông Nguyễn Minh Sơn nói. “Trong khi các doanh nghiệp nhà nước khác trung bình có số vốn là khoảng 400 triệu đồng thì VMS/MobiFone có số vốn lớn hơn nhiều lần, khoảng 20 tỷ đồng”.
Cũng vì lẽ đó, theo đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông, cổ phần hóa VMS/MobiFone do Thủ tướng quyết định và có một ủy ban với đầy đủ đại diện của các bộ ngành đã được thành lập để tham gia.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết thêm, việc lựa chọn các nhà tư vấn cho việc cổ phần hóa đang được triển khai. Còn các công việc đánh giá, kế hoạch cổ phần hóa, IPO, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho MobiFone sẽ được thực hiện khi chọn được nhà tư vấn.
Dự kiến, kế hoạch cuối cùng sẽ đệ trình trong tháng này.
Được biết, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi IPO tại MobiFone tùy thuộc vào quyết định cụ thể của Chính phủ. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ được công bố sau khi nhà tư vấn cho MobiFone lên kế hoạch. Trước đó, đại diện của MobiFone cho hay, tiêu chí để chọn đối tác chiến lược của MobiFone không phải là những đơn vị có tiềm lực về tài chính mà là kinh nghiệm quản lý khai thác mạng lưới thông tin di động.
Do quá trình cổ phần hóa chậm hơn mục tiêu ban đầu đề ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết với các nhà đầu tư trong năm 2008 sẽ hoàn tất lịch trình cổ phần hóa và thực hiện cổ phần hóa MobiFone.
Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu từ năm 2005 sau khi được Chính phủ phê duyệt kế hoạch vào năm 2004, và lĩnh vực cổ phần hóa đầu tiên là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng (FBO) trong đó có Vinaphone, MobiFone và Viettel.
Tuy nhiên, tới thời điểm này chỉ có Công ty Thông tin Di động VMS - đơn vị sở hữu mạng MobiFone - mới đưa ra danh sách sơ tuyển gồm sáu công ty tư vấn tài chính và ngân hàng được chọn để tham gia tư vấn cho quá trình cổ phần hóa. Trong khi đó VinaPhone chờ kinh nghiệm của MobiFone đi trước, còn Viettel đã tuyên bố “cổ phần hóa không phải là mục tiêu ưu tiên trong thời điểm này”.
Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Chính phủ mà ở đây là Bộ Thông tin và Truyền thông giải thích rõ lộ trình cổ phần hóa các công ty viễn thông di động nêu trên. Ngoài ra, họ cũng mong muốn có thông tin về cách lựa chọn các đối tác chiến lược nước ngoài trong quá trình cổ phần hóa, mức độ tham gia về tỉ lệ vốn.
Việc chậm tiến độ thực hiện cổ phần hóa cụ thể ở đây là của VMS/MobiFone, ông Nguyễn Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho hay việc cổ phần hóa MobiFone rơi vào thời điểm công ty mẹ là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) tiến hành chuyển đổi cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, ngành viễn thông Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong kĩnh vực cổ phần hóa trong khi khung pháp lý của ngành thay đổi rất nhanh như việc liên tục ban hành nhiều nghị định mới.
“Cổ phần hóa VMS/MobiFone là trường hợp doanh nghiệp nhà nước đặc biệt và không giống với các doanh nghiệp nhà nước khác”, ông Nguyễn Minh Sơn nói. “Trong khi các doanh nghiệp nhà nước khác trung bình có số vốn là khoảng 400 triệu đồng thì VMS/MobiFone có số vốn lớn hơn nhiều lần, khoảng 20 tỷ đồng”.
Cũng vì lẽ đó, theo đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông, cổ phần hóa VMS/MobiFone do Thủ tướng quyết định và có một ủy ban với đầy đủ đại diện của các bộ ngành đã được thành lập để tham gia.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết thêm, việc lựa chọn các nhà tư vấn cho việc cổ phần hóa đang được triển khai. Còn các công việc đánh giá, kế hoạch cổ phần hóa, IPO, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho MobiFone sẽ được thực hiện khi chọn được nhà tư vấn.
Dự kiến, kế hoạch cuối cùng sẽ đệ trình trong tháng này.
Được biết, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi IPO tại MobiFone tùy thuộc vào quyết định cụ thể của Chính phủ. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ được công bố sau khi nhà tư vấn cho MobiFone lên kế hoạch. Trước đó, đại diện của MobiFone cho hay, tiêu chí để chọn đối tác chiến lược của MobiFone không phải là những đơn vị có tiềm lực về tài chính mà là kinh nghiệm quản lý khai thác mạng lưới thông tin di động.
Do quá trình cổ phần hóa chậm hơn mục tiêu ban đầu đề ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết với các nhà đầu tư trong năm 2008 sẽ hoàn tất lịch trình cổ phần hóa và thực hiện cổ phần hóa MobiFone.