Chán ăn do bệnh lý: nên khám sức khỏe tổng quát
Nếu bạn để ý sẽ thấy mỗi lần bác sĩ đều hỏi có ăn ngon miệng không hoặc có ăn được không trong mỗi lần thăm khám. Có nghĩa là, "ăn được", hay "ăn uống ngon miệng" là tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng bệnh tiến triển như thế nào.
Ví dụ bệnh nhân viêm gan siêu vi, dựa vào việc chán ăn bác sĩ có thể chẩn đoán được, nếu cơ thể vẫn mệt mỏi hay vẫn sốt như ăn ngon miệng hơn có nghĩa cơ thể đang được cải thiện. Còn nếu ăn không ngon tức là bệnh chưa ổn định. Hoặc một số bệnh cấp tính như như cảm cúm, viêm nhiễm hoặc bị các bệnh mãn tính như lao, sốt rét, ung thư… cũng có thể dẫn đến chứng chán ăn.Bên cạnh đó, chán ăn do rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng phổ biến. Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày bài tiết kém nên ăn xong sẽ có cảm giác đầy hơi, không tiêu dẫn đến tình trạng kém ăn, chán ăn. Bệnh xảy ra cũng có thể là do nhu mao ruột làm nhiệm vụ hấp thu vật chất hoạt động kém nên thức ăn tiêu hóa xong lại không đi vào máu được. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không điều độ, lúc ăn nhiều, lúc ăn quá ít dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây chán ăn, ăn không ngon. Trường hợp này cần có sự tư vấn của bác sĩ để có sức khỏe tốt. Người bệnh cũng phải sắp xếp lại công việc hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ để cải thiện sức khỏe ăn uống.Ngoài ra, theo Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia (Mỹ), stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Cơ thể sau đó sẽ bị sụt cân, gầy ốm nhanh, suy nhược, khó tập trung vào công việc… Trường hợp này cần đến bác sỹ nhờ kê đơn thuốc để lấy lại sự ngon miệng trong ăn uống.
Ví dụ bệnh nhân viêm gan siêu vi, dựa vào việc chán ăn bác sĩ có thể chẩn đoán được, nếu cơ thể vẫn mệt mỏi hay vẫn sốt như ăn ngon miệng hơn có nghĩa cơ thể đang được cải thiện. Còn nếu ăn không ngon tức là bệnh chưa ổn định. Hoặc một số bệnh cấp tính như như cảm cúm, viêm nhiễm hoặc bị các bệnh mãn tính như lao, sốt rét, ung thư… cũng có thể dẫn đến chứng chán ăn.Bên cạnh đó, chán ăn do rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng phổ biến. Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày bài tiết kém nên ăn xong sẽ có cảm giác đầy hơi, không tiêu dẫn đến tình trạng kém ăn, chán ăn. Bệnh xảy ra cũng có thể là do nhu mao ruột làm nhiệm vụ hấp thu vật chất hoạt động kém nên thức ăn tiêu hóa xong lại không đi vào máu được. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không điều độ, lúc ăn nhiều, lúc ăn quá ít dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây chán ăn, ăn không ngon. Trường hợp này cần có sự tư vấn của bác sĩ để có sức khỏe tốt. Người bệnh cũng phải sắp xếp lại công việc hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ để cải thiện sức khỏe ăn uống.Ngoài ra, theo Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia (Mỹ), stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Cơ thể sau đó sẽ bị sụt cân, gầy ốm nhanh, suy nhược, khó tập trung vào công việc… Trường hợp này cần đến bác sỹ nhờ kê đơn thuốc để lấy lại sự ngon miệng trong ăn uống.
Và như một vòng luẩn quẩn, do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng kéo dài do nhiều nguyên nhân như bệnh tật, hoàn cảnh, thời gian, công việc bận rộn, thói quen ăn uống không hợp lý hoặc ăn uống quá kén chọn... nên cơ thể bị thiếu chất (thiếu đạm, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu vitamin...) làm cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, ăn không ngon, kém khả năng tiêu hóa thức ăn... Khi cơ thể mệt mỏi do thiếu chất, lại dẫn đến không muốn ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng, nếu để lâu dài sẽ thành chán ăn mãn tính."Những trường hợp như trên nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn đa dạng thực phẩm và chế độ ăn thích hợp. Nếu thấy người bệnh chán ăn kéo dài, sụt cân, mệt mỏi, giảm khả năng lao động, học tập, vui chơi... nên đi khám sức khỏe tổng quát"- PGS.TS.BS Nguyễn Duy phong, Trường ĐH Y dược TP.HCM cho lời khuyên."Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh nên ăn uống đa dạng thực phẩm, ăn 20 - 30 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, thay đổi món thường xuyên, nên làm các món thập cẩm, chế biển nhanh kiểu hấp luộc, ăn các thực phẩm gần với nguồn gốc thiên nhiên như gạo lứt, khoai, bắp, đậu... hơn là thức ăn công nghiệp".
Thách thức lớn nhất trong việc điều trị bệnh biếng ăn là giúp người bệnh nhận ra họ đang mắc bệnh. Phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng thường đến từ các bác sỹ tâm lý. Liệu pháp ngôn ngữ có mục tiêu là thay đổi suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân để khuyến khích họ quay trở lại thói quen ăn uống lành mạnh. Liệu pháp này tỏ ra có hiệu quả hơn ở những bệnh nhân tuổi teen, hoặc bệnh nhân chỉ vừa mắc bệnh trong thời gian ngắn. Các liệu pháp ngôn ngữ thông dụng bao gồm: thảo luận, tâm sự, trò chuyện theo nhóm; có sự tham gia động viên của gia đình…Bước thứ hai sẽ là sử dụng dược phẩm. Hiện chưa có loại thuốc nào có thể trực tiếp điều trị bệnh chán ăn tinh thần, nhưng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn thần kinh và ổn định thần kinh có thể giúp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Chán ăn do geneChán ăn cũng là bệnh mang tính di truyền. Bệnh nhân có mẹ hay chị em mắc bệnh rối loạn ăn uống thì rủi ro mắc chứng chán ăn tinh thần cao hơn. Họ có thể bị bệnh từ nhỏ hoặc đến tuổi dậy thì nhưng đến khi trưởng thành thì tùy thuộc vào nhận thức của từng người mà có thể tự điều chỉnh được chế độ ăn uống của bản thân hoặc phải nhờ cậy đến bác sỹ dinh dưỡng.