Chán đầu tư, thích tiết kiệm?
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi thị trường chứng khoán đi xuống cũng là lúc các ngân hàng huy động được rất nhiều tiền
Kết thúc 6 tháng đầu năm, các ngân hàng cổ phần đều lãi lớn, thậm chí có ngân hàng hoàn thành 70% kế hoạch cả năm 2007. Thành công đó có sự đóng góp đặc biệt từ lĩnh vực huy động vốn.
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi thị trường chứng khoán đi xuống cũng là lúc các ngân hàng huy động được rất nhiều tiền, khác với cuối năm ngoái, khi các ngân hàng phải lên tiếng về việc nhiều cá nhân rút tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán.
Mặc dù chưa có cơ sở rõ nét để chứng minh mối quan hệ về dòng chảy vốn này, nhưng bước đầu, một số chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, nó có những mối quan hệ nhất định.
Theo báo cáo của một số ngân hàng thương mại, tốc độ huy động vốn của các ngân hàng đều tăng mạnh, một số ngân hàng cổ phần thậm chí tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm, như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, đạt tới 21.558 tỷ đồng), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, đạt 15.457 tỷ đồng)...
Đánh giá tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng, ông Phạm Quang Thắng, Giám đốc Trung tâm Nguồn vốn của Techcombank nhận định, thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán đang ảm đạm, nên các nhà đầu tư rất thận trọng khi bỏ vốn vào đây. Trong khi đó, các kênh đầu tư khác, như bất động sản, vàng... cũng không thật hấp dẫn.
Do vậy, một phần rất lớn tiền nhàn rỗi từ dân cư đã đổ vào các ngân hàng, bởi thay vì đầu tư mạo hiểm vào thị trường chứng khoán, thì giờ đây, gửi tiết kiệm xem ra là phương thức an toàn nhất.
Ngoài lý do này, việc lãi suất của các ngân hàng cổ phần hiện nay tương đối cạnh tranh, nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất khá cao cho người gửi tiền, đã góp phần thu hút một lượng tiền nhàn rỗi không nhỏ gửi vào ngân hàng.
Chẳng hạn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank) áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lên tới 0,79%/tháng (9,48%/năm). Một số ngân hàng khác cũng áp dụng mức lãi suất không hề kém cạnh, ở mức khoảng 0,8%/tháng.
Việc lãi suất tăng cao một phần do Ngân hàng Nhà nước mới đây đã quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10%, phần khác là để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền khi lạm phát 7 tháng đầu năm tăng mạnh, so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 8,39%.
Để đảm bảo mức lãi suất cao hơn lạm phát và để giữ chân người gửi tiền, duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất. Dẫn đầu trong xu thế điều chỉnh tăng lãi suất là Sacombank, Techcombank, Eximbank... Các ngân hàng mới thành lập như ABBank cũng không chịu đứng ngoài cuộc.
Không chỉ áp dụng lãi suất cao, các ngân hàng còn đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mại rất hấp dẫn khách hàng, như “Gửi Techcombank, trúng Mercedes” của Techcombank, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 2 tỷ đồng; “Gửi tiền trúng ngay Camry” của VPBank; “Gửi 1 tặng 1+” của VIB Bank; hay “Hè may mắn cùng ACB” của ACB, với tổng giá trị giải thưởng tới 3,2 tỷ đồng...
Theo ông Thắng, việc tung ra các chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều quà tặng hấp dẫn và giá trị cũng là một cách rất hiệu quả để thu hút vốn.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngân hàng, cũng như tổ chức tín dụng hiện diện trên thị trường, cùng với mặt bằng lãi suất chênh lệch không nhiều, khách hàng có thêm nhiều sự chọn lựa về nơi gửi, loại hình, kỳ hạn gửi, thì các giá trị gia tăng (lãi suất thưởng, khuyến mại tiết kiệm, chất lượng phục vụ...) sẽ trở thành những yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định lựa chọn ngân hàng/tổ chức tín dụng này, mà không phải là ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.
“Việc triển khai một chương trình tiết kiệm trúng giải thưởng lớn là điều cần thiết, đúng với xu hướng của thị trường”, ông Thắng nói.
Hiệu quả của các chương trình khuyến mại này rõ ràng là khá tốt. Theo nhận định chung, thì các chương trình khuyến mại đã đánh trúng tâm lý của người dân, nên cơ bản đều khá thành công.
Theo thông báo của Techcombank, sau chưa đầy 1 tháng triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng (từ ngày 1/7/2007), ngân hàng đã đạt tổng huy động trên 1.200 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch 3.000 tỷ đồng trong 6 tháng, thì con số trên là khá ấn tượng.
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi thị trường chứng khoán đi xuống cũng là lúc các ngân hàng huy động được rất nhiều tiền, khác với cuối năm ngoái, khi các ngân hàng phải lên tiếng về việc nhiều cá nhân rút tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán.
Mặc dù chưa có cơ sở rõ nét để chứng minh mối quan hệ về dòng chảy vốn này, nhưng bước đầu, một số chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, nó có những mối quan hệ nhất định.
Theo báo cáo của một số ngân hàng thương mại, tốc độ huy động vốn của các ngân hàng đều tăng mạnh, một số ngân hàng cổ phần thậm chí tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm, như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, đạt tới 21.558 tỷ đồng), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, đạt 15.457 tỷ đồng)...
Đánh giá tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng, ông Phạm Quang Thắng, Giám đốc Trung tâm Nguồn vốn của Techcombank nhận định, thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán đang ảm đạm, nên các nhà đầu tư rất thận trọng khi bỏ vốn vào đây. Trong khi đó, các kênh đầu tư khác, như bất động sản, vàng... cũng không thật hấp dẫn.
Do vậy, một phần rất lớn tiền nhàn rỗi từ dân cư đã đổ vào các ngân hàng, bởi thay vì đầu tư mạo hiểm vào thị trường chứng khoán, thì giờ đây, gửi tiết kiệm xem ra là phương thức an toàn nhất.
Ngoài lý do này, việc lãi suất của các ngân hàng cổ phần hiện nay tương đối cạnh tranh, nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất khá cao cho người gửi tiền, đã góp phần thu hút một lượng tiền nhàn rỗi không nhỏ gửi vào ngân hàng.
Chẳng hạn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank) áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lên tới 0,79%/tháng (9,48%/năm). Một số ngân hàng khác cũng áp dụng mức lãi suất không hề kém cạnh, ở mức khoảng 0,8%/tháng.
Việc lãi suất tăng cao một phần do Ngân hàng Nhà nước mới đây đã quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10%, phần khác là để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền khi lạm phát 7 tháng đầu năm tăng mạnh, so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 8,39%.
Để đảm bảo mức lãi suất cao hơn lạm phát và để giữ chân người gửi tiền, duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất. Dẫn đầu trong xu thế điều chỉnh tăng lãi suất là Sacombank, Techcombank, Eximbank... Các ngân hàng mới thành lập như ABBank cũng không chịu đứng ngoài cuộc.
Không chỉ áp dụng lãi suất cao, các ngân hàng còn đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mại rất hấp dẫn khách hàng, như “Gửi Techcombank, trúng Mercedes” của Techcombank, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 2 tỷ đồng; “Gửi tiền trúng ngay Camry” của VPBank; “Gửi 1 tặng 1+” của VIB Bank; hay “Hè may mắn cùng ACB” của ACB, với tổng giá trị giải thưởng tới 3,2 tỷ đồng...
Theo ông Thắng, việc tung ra các chương trình tiết kiệm dự thưởng với nhiều quà tặng hấp dẫn và giá trị cũng là một cách rất hiệu quả để thu hút vốn.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngân hàng, cũng như tổ chức tín dụng hiện diện trên thị trường, cùng với mặt bằng lãi suất chênh lệch không nhiều, khách hàng có thêm nhiều sự chọn lựa về nơi gửi, loại hình, kỳ hạn gửi, thì các giá trị gia tăng (lãi suất thưởng, khuyến mại tiết kiệm, chất lượng phục vụ...) sẽ trở thành những yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định lựa chọn ngân hàng/tổ chức tín dụng này, mà không phải là ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác.
“Việc triển khai một chương trình tiết kiệm trúng giải thưởng lớn là điều cần thiết, đúng với xu hướng của thị trường”, ông Thắng nói.
Hiệu quả của các chương trình khuyến mại này rõ ràng là khá tốt. Theo nhận định chung, thì các chương trình khuyến mại đã đánh trúng tâm lý của người dân, nên cơ bản đều khá thành công.
Theo thông báo của Techcombank, sau chưa đầy 1 tháng triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng (từ ngày 1/7/2007), ngân hàng đã đạt tổng huy động trên 1.200 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch 3.000 tỷ đồng trong 6 tháng, thì con số trên là khá ấn tượng.