Chao đảo thị trường toàn cầu và 5 lý giải
Biến động chóng mặt đang khiến nhiều nhà đầu tư không thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra
Biến động chóng mặt của giá cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tỷ giá các đồng tiền từ đầu năm đến nay đang khiến nhiều nhà đầu tư không thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra.
Tuần này, mức độ biến động của các thị trường được đẩy lên một ngưỡng cao hơn, trong đó chứng khoán thế giới trải qua một đợt bán tháo mới.
Trong phiên giao dịch ngày 11/2, chứng khoán Mỹ giảm 1,2%, nâng tổng mức giảm của chỉ số S&P 500 từ đầu năm đến nay lên 10,5%. Giá dầu thô WTI có thời điểm giảm về sát ngưỡng 26 USD/thùng. Vừa mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ vào sáng 12/2, chứng khoán Nhật đã sụt 3,2%.
Trái lại, tỷ giá đồng Yên tăng lên mức cao nhất 15 năm, giá vàng đạt đỉnh của 1 năm, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 1,63%, thấp nhất kể từ tháng 5/2013. Bán tháo cổ phiếu, giới đầu tư mua mạnh 3 loại tài sản này để tìm kiếm sự an toàn.
Dưới đây là 5 giả thiết về nguyên nhân dẫn tới sự chao đảo chóng mặt của thị trường tài chính toàn cầu từ đầu năm đến nay mà tờ Wall Street Journal đưa ra:
1. Các dòng tiền nóng
Năm ngoái, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến tới động thái tăng lãi suất đầu tiên sau gần 1 thập kỷ, giới đầu tư tin rằng các ngân hàng sẽ kiếm đậm từ khoảng cách bị nới rộng giữa lãi suất cho vay và lãi suất trả cho người gửi tiền.
Tuy nhiên, năm nay, cổ phiếu ngành tài chính sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư tin rằng lãi suất sẽ ở mức thấp trong thời gian dài - đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ không tăng nhiều trong vài năm tới. Từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu tài chính thuộc chỉ số S&P 500 đã giảm 18%, dẫn đầu sự giảm điểm của chỉ số này.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) còn gây sốc khi cắt giảm lãi suất xuống mức dưới 0% nhằm kích thích tăng trưởng và lạm phát.
Kỳ vọng lãi suất cho thấy triển vọng u ám không chỉ của kinh tế toàn cầu mà còn của cả những giao dịch dựa trên những đồn đoán về lãi suất tăng của thời gian qua.
“Dòng tiền nóng chảy vào cổ phiếu ngân hàng cuối năm 2015 do dự báo lãi suất tăng, và giờ thì tiền nóng lại chảy khỏi lĩnh vực này”, nhà quản lý danh mục cấp cao Diane Jaffe thuộc TCW Group nhận định.
2. Nỗi lo về đồng Nhân dân tệ
Một số người cho rằng biến động thị trường toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nhiều nhà đầu tư tin Trung Quốc sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá giá đồng Nhân dân tệ - một động thái có thể sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức của kinh tế toàn cầu, bởi các quốc gia khác có thể cũng sẽ phá giá đồng nội tệ của mình để giành giật nguồn thu xuất khẩu trở nên khan hiếm hơn.
Quan chức các nước vẫn nói không có ý định phá giá đồng tiền, nhưng một số quỹ đầu cơ đang tìm cách buộc các chính phủ phải làm vậy bằng cách dùng hàng tỷ USD để đầu cơ giá xuống đối với các đồng tiền mục tiêu.
Diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ được các nhà đầu tư toàn cầu theo dõi chặt chẽ kể từ sau động thái phá giá bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hồi tháng 8 năm ngoái. Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng”.
3. Do các quỹ đầu tư quốc gia (sovereign-wealth fund)
Trong thời gian giá dầu cao, các nước sản xuất dầu đã đổ nhiều tỷ USD vào các quỹ đầu tư quốc gia của mình. Theo một số ý kiến, giờ đây, các quỹ này đang thanh lý cổ phiếu mua vào ở thời kỳ hoàng kim, khiến thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là chứng khoán Mỹ, sụt giảm nhanh hơn.
Một số cổ phiếu Mỹ được nhiều quỹ đầu tư quốc gia vùng Vịnh nắm giữ là Nasdaq, Tiffany, ALFAC, BlackRock... Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, dù lớn, các quỹ đầu tư quốc gia không đủ mạnh để gây ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo dự báo của JP Morgan Chase, các quỹ đầu tư quốc gia sẽ buộc phải bán ra 75 tỷ USD cổ phiếu trên toàn cầu trong năm nay. Trong khi đó, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ gần đây lên tới 20,95 nghìn tỷ USD.
4. Kinh tế Mỹ có thể gặp khó
Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng Mỹ - nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất mấy năm gần đây trong số các nền kinh tế phát triển - sẽ bị kéo thụt lùi bởi các lực lượng toàn cầu trong đó có sự tăng giá của đồng USD.
Tháng 1 vừa qua, sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm tháng thứ 4 liên tục. Tăng trưởng việc làm cũng chậm lại. Giới chức FED cũng bắt đầu thể hiện sự lo ngại.
“Rủi ro lớn nhất là mọi người đều tin rằng sự giảm tốc mạnh của các nền kinh tế mới nổi sẽ có ảnh hưởng tới Mỹ”, ông David Lefkowitz, chiến lược gia chứng hoán cấp cao thuộc UBS Weal Management Americas, nhận định.
5. Nhu cầu toàn cầu giảm xuống
Sự giảm giá chóng mặt của dầu thô kể từ tháng 6/2014 đến nay chủ yếu do dư cung, khi các nước sản xuất dầu trên toàn cầu tiếp tục đẩy mạnh khai thác bất chấp giá giảm sâu. Tuy nhiên, khi giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng đầu năm nay, các nhà đầu tư bắt đầu nói về sự giảm tốc của nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu.
“Nếu giá hàng hóa cơ bản nói chung đi xuống, thì điều đó có nghĩa là nhu cầu toàn cầu đang yếu”, nhà quản lý danh mục Paul Nolte thuộc Kingsview Asset Management phát biểu.
Tuần này, mức độ biến động của các thị trường được đẩy lên một ngưỡng cao hơn, trong đó chứng khoán thế giới trải qua một đợt bán tháo mới.
Trong phiên giao dịch ngày 11/2, chứng khoán Mỹ giảm 1,2%, nâng tổng mức giảm của chỉ số S&P 500 từ đầu năm đến nay lên 10,5%. Giá dầu thô WTI có thời điểm giảm về sát ngưỡng 26 USD/thùng. Vừa mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ vào sáng 12/2, chứng khoán Nhật đã sụt 3,2%.
Trái lại, tỷ giá đồng Yên tăng lên mức cao nhất 15 năm, giá vàng đạt đỉnh của 1 năm, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 1,63%, thấp nhất kể từ tháng 5/2013. Bán tháo cổ phiếu, giới đầu tư mua mạnh 3 loại tài sản này để tìm kiếm sự an toàn.
Dưới đây là 5 giả thiết về nguyên nhân dẫn tới sự chao đảo chóng mặt của thị trường tài chính toàn cầu từ đầu năm đến nay mà tờ Wall Street Journal đưa ra:
1. Các dòng tiền nóng
Năm ngoái, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến tới động thái tăng lãi suất đầu tiên sau gần 1 thập kỷ, giới đầu tư tin rằng các ngân hàng sẽ kiếm đậm từ khoảng cách bị nới rộng giữa lãi suất cho vay và lãi suất trả cho người gửi tiền.
Tuy nhiên, năm nay, cổ phiếu ngành tài chính sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư tin rằng lãi suất sẽ ở mức thấp trong thời gian dài - đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ không tăng nhiều trong vài năm tới. Từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu tài chính thuộc chỉ số S&P 500 đã giảm 18%, dẫn đầu sự giảm điểm của chỉ số này.
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) còn gây sốc khi cắt giảm lãi suất xuống mức dưới 0% nhằm kích thích tăng trưởng và lạm phát.
Kỳ vọng lãi suất cho thấy triển vọng u ám không chỉ của kinh tế toàn cầu mà còn của cả những giao dịch dựa trên những đồn đoán về lãi suất tăng của thời gian qua.
“Dòng tiền nóng chảy vào cổ phiếu ngân hàng cuối năm 2015 do dự báo lãi suất tăng, và giờ thì tiền nóng lại chảy khỏi lĩnh vực này”, nhà quản lý danh mục cấp cao Diane Jaffe thuộc TCW Group nhận định.
2. Nỗi lo về đồng Nhân dân tệ
Một số người cho rằng biến động thị trường toàn cầu hiện nay bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nhiều nhà đầu tư tin Trung Quốc sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá giá đồng Nhân dân tệ - một động thái có thể sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức của kinh tế toàn cầu, bởi các quốc gia khác có thể cũng sẽ phá giá đồng nội tệ của mình để giành giật nguồn thu xuất khẩu trở nên khan hiếm hơn.
Quan chức các nước vẫn nói không có ý định phá giá đồng tiền, nhưng một số quỹ đầu cơ đang tìm cách buộc các chính phủ phải làm vậy bằng cách dùng hàng tỷ USD để đầu cơ giá xuống đối với các đồng tiền mục tiêu.
Diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ được các nhà đầu tư toàn cầu theo dõi chặt chẽ kể từ sau động thái phá giá bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hồi tháng 8 năm ngoái. Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng”.
3. Do các quỹ đầu tư quốc gia (sovereign-wealth fund)
Trong thời gian giá dầu cao, các nước sản xuất dầu đã đổ nhiều tỷ USD vào các quỹ đầu tư quốc gia của mình. Theo một số ý kiến, giờ đây, các quỹ này đang thanh lý cổ phiếu mua vào ở thời kỳ hoàng kim, khiến thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là chứng khoán Mỹ, sụt giảm nhanh hơn.
Một số cổ phiếu Mỹ được nhiều quỹ đầu tư quốc gia vùng Vịnh nắm giữ là Nasdaq, Tiffany, ALFAC, BlackRock... Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, dù lớn, các quỹ đầu tư quốc gia không đủ mạnh để gây ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo dự báo của JP Morgan Chase, các quỹ đầu tư quốc gia sẽ buộc phải bán ra 75 tỷ USD cổ phiếu trên toàn cầu trong năm nay. Trong khi đó, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ gần đây lên tới 20,95 nghìn tỷ USD.
4. Kinh tế Mỹ có thể gặp khó
Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng Mỹ - nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất mấy năm gần đây trong số các nền kinh tế phát triển - sẽ bị kéo thụt lùi bởi các lực lượng toàn cầu trong đó có sự tăng giá của đồng USD.
Tháng 1 vừa qua, sản xuất công nghiệp của Mỹ giảm tháng thứ 4 liên tục. Tăng trưởng việc làm cũng chậm lại. Giới chức FED cũng bắt đầu thể hiện sự lo ngại.
“Rủi ro lớn nhất là mọi người đều tin rằng sự giảm tốc mạnh của các nền kinh tế mới nổi sẽ có ảnh hưởng tới Mỹ”, ông David Lefkowitz, chiến lược gia chứng hoán cấp cao thuộc UBS Weal Management Americas, nhận định.
5. Nhu cầu toàn cầu giảm xuống
Sự giảm giá chóng mặt của dầu thô kể từ tháng 6/2014 đến nay chủ yếu do dư cung, khi các nước sản xuất dầu trên toàn cầu tiếp tục đẩy mạnh khai thác bất chấp giá giảm sâu. Tuy nhiên, khi giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng đầu năm nay, các nhà đầu tư bắt đầu nói về sự giảm tốc của nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu.
“Nếu giá hàng hóa cơ bản nói chung đi xuống, thì điều đó có nghĩa là nhu cầu toàn cầu đang yếu”, nhà quản lý danh mục Paul Nolte thuộc Kingsview Asset Management phát biểu.