Chấp thuận dự án tổ hợp lọc hóa dầu tại vịnh Vân Phong
Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong do Petrolimex làm chủ đầu tư vừa được Chính phủ chấp thuận
Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) làm chủ đầu tư vừa được Chính phủ chấp thuận.
Theo kế hoạch, dự án sẽ đặt tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trên diện tích 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu vào khoảng 4,4 - 4,8 tỷ USD, công suất thiết kế: 200.000 thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm).
Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Petrolimex chuẩn bị các bước lập dự án đầu tư, báo cáo khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình tổ hợp lọc hóa dầu này, trong đó lưu ý làm rõ vấn đề đánh giá tác động môi trường, công nghệ, cơ cấu vốn và lựa chọn đối tác, đặc biệt là đối tác cung cấp dầu thô.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong triển khai các thủ tục cần thiết trình các cơ quan chức năng và báo cáo Chính phủ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống cảng biển đối với dự án này, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, tạo mặt bằng cho dự án này.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tính đến nay cả nước đã có tổng cộng 7 dự án, nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất 60-70 triệu tấn/năm, nhưng hiện mới chỉ có dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sắp đi vào sản xuất. Thực tế, lượng nhiên liệu tiêu thụ tính trên đầu người của Việt Nam còn thấp, trong khi nguồn cung các sản phẩm hóa dầu chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, ông lưu ý, dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong không nằm trong dự án quan trọng quốc gia và vốn Nhà nước sẽ ở mức dưới 30%. Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ, không ưu đãi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nhà máy.
Dự kiến đến cuối năm 2013 dự án sẽ đi vào hoạt động với các sản phẩm, bao gồm: khí hóa lỏng LPG, xăng (RON 92, 95, 98), dầu hỏa, diesel, lưu huỳnh, polypropylene, benzen.
Giữa tháng 11 vừa qua, Chính phủ từng từ chối dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong, một phần do dự án không đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường sinh thái biển tại khu vực này.
Theo kế hoạch, dự án sẽ đặt tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trên diện tích 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu vào khoảng 4,4 - 4,8 tỷ USD, công suất thiết kế: 200.000 thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm).
Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Petrolimex chuẩn bị các bước lập dự án đầu tư, báo cáo khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình tổ hợp lọc hóa dầu này, trong đó lưu ý làm rõ vấn đề đánh giá tác động môi trường, công nghệ, cơ cấu vốn và lựa chọn đối tác, đặc biệt là đối tác cung cấp dầu thô.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong triển khai các thủ tục cần thiết trình các cơ quan chức năng và báo cáo Chính phủ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống cảng biển đối với dự án này, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, tạo mặt bằng cho dự án này.
Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tính đến nay cả nước đã có tổng cộng 7 dự án, nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất 60-70 triệu tấn/năm, nhưng hiện mới chỉ có dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sắp đi vào sản xuất. Thực tế, lượng nhiên liệu tiêu thụ tính trên đầu người của Việt Nam còn thấp, trong khi nguồn cung các sản phẩm hóa dầu chưa đủ đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, ông lưu ý, dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong không nằm trong dự án quan trọng quốc gia và vốn Nhà nước sẽ ở mức dưới 30%. Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ, không ưu đãi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nhà máy.
Dự kiến đến cuối năm 2013 dự án sẽ đi vào hoạt động với các sản phẩm, bao gồm: khí hóa lỏng LPG, xăng (RON 92, 95, 98), dầu hỏa, diesel, lưu huỳnh, polypropylene, benzen.
Giữa tháng 11 vừa qua, Chính phủ từng từ chối dự án đầu tư nhà máy thép liên hợp của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong, một phần do dự án không đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường sinh thái biển tại khu vực này.