Chất lượng xuất khẩu chưa được quan tâm thực sự
Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thiếu gắn kết giữa mục tiêu tổng quát với các chiến lược thành phần
Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, gắn phát triển xuất nhập khẩu với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là những vấn đề được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại Hội thảo Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, ngày 14/6, tại Hà Nội.
Ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận xét, trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.
Tuy nhiên, xuất khẩu giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa quan tâm thực sự đến chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Đồng quan điểm này, ông Hans Farnhammer, Bí thư thứ nhất Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã dẫn chứng, Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch phát triển ngành điện 15%, trong khi tăng trưởng GDP chỉ khoảng 7%, như vậy tài nguyên bị tận dụng quá mức so với tăng trưởng kinh tế.
Một điểm đáng lưu ý nữa về chính sách xuất nhập khẩu liên quan đến cấu trúc nền kinh tế, giá trị gia tăng trong xuất khẩu chủ yếu là do đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nên. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là nơi sản xuất để xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt đi các nước trên thế giới thì xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhà nước lại không khả quan.
Phân tích và chỉ rõ “mục tiêu giảm nhập siêu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2010 đã không những chưa đạt được mà còn trầm trọng hơn”, ông Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nói: “Nếu như năm 2001, tỷ lệ nhập siêu chiếm 7,90% so với kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã là 17,47%. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ nhập siêu tăng lên rõ rệt, nhất là các năm 2007, 2008, tỷ lệ nhập siêu lên tới gần 30%”.
Ông Thành cũng đã chỉ rõ những hạn chế của chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xét theo quan điểm phát triển bền vững. Đó là sự thiếu gắn kết giữa mục tiêu tổng quát với các chiến lược thành phần, cụ thể là giữa chiến lược phát triển thị trường và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiến lược của toàn quốc với chiến lược của các địa phương, bộ ngành liên quan, giữa chiến lược với quy hoạch.
Bên cạnh đó là chưa định hướng rõ vai trò của các trụ cột cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, dựa vào doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp tư nhân nên chính sách xuất nhập khẩu được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp mà không gắn với các điều kiện cụ thể.
Cũng xuất phát từ những nguyên nhân này, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nhận định, nền kinh tế Việt Nam không phải là một không gian kinh tế thống nhất, 63 tỉnh, thành là 63 sứ quân, không có sự liên kết tổng thể.
Tất nhiên việc phân cấp là cần thiết, nhưng cần phải nhận thức lại về phân cấp như thế nào để mọi chính sách vĩ mô đều không bị vô tác dụng. Cần phải sử dụng các công cụ thực hiện như chính sách thuế, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá... một cách hiệu quả, chứ không chỉ tập trung đánh giá tình hình, đề ra quan điểm chỉ đạo để tránh quay trở về với mệnh lệnh hành chính.
Cũng theo ông Vũ Khoan, thế giới đang thay đổi sâu sắc, đang tái cấu trúc, cơ cấu lại theo hướng ưu tiên vào những lĩnh vực thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, từ đó đặt ra nhiều vấn đề đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam.
“Đối với xuất khẩu, do chúng ta không có những mặt hàng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng mà thế giới cần nên khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Còn đối với nhập khẩu, vì chúng ta không có những mặt hàng đó nên thế giới sẽ trút những mặt hàng đó vào Việt Nam. Cho nên, cần phải xem xét sự chuyển dịch của các quốc gia, thị trường trên thế giới để định vị vai trò của xuất nhập khẩu trong chính sách và chiến lược của Việt Nam, bên cạnh đó là định vị thị trường, định vị đối tác, định vị mặt hàng”, ông Vũ Khoan chỉ rõ.
Từ định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển của ngày hôm nay không cản trở đến sự phát triển của ngày mai”, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại khẳng định rằng, trong ngành thương mại, muốn phát triển bền vững thì phải ổn định vĩ mô, trong đó, vai trò của thương mại là làm sao thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng đương nhiên đây không phải là trách nhiệm riêng của ngành thương mại mà phải làm ngay từ trong cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất.
Vì vậy, ông Trương Đình Tuyển đề nghị Bộ Công Thương tách ra nhập siêu ra thành 2 mảng, gồm nhập siêu do quan hệ thương mại, buôn bán thuần túy, hai là nhập siêu do đầu tư và do đấu thầu để có những giải pháp khắc phục riêng.
Ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận xét, trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.
Tuy nhiên, xuất khẩu giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động giá rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa quan tâm thực sự đến chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Đồng quan điểm này, ông Hans Farnhammer, Bí thư thứ nhất Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã dẫn chứng, Bộ Công Thương đưa ra kế hoạch phát triển ngành điện 15%, trong khi tăng trưởng GDP chỉ khoảng 7%, như vậy tài nguyên bị tận dụng quá mức so với tăng trưởng kinh tế.
Một điểm đáng lưu ý nữa về chính sách xuất nhập khẩu liên quan đến cấu trúc nền kinh tế, giá trị gia tăng trong xuất khẩu chủ yếu là do đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nên. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là nơi sản xuất để xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt đi các nước trên thế giới thì xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhà nước lại không khả quan.
Phân tích và chỉ rõ “mục tiêu giảm nhập siêu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2010 đã không những chưa đạt được mà còn trầm trọng hơn”, ông Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nói: “Nếu như năm 2001, tỷ lệ nhập siêu chiếm 7,90% so với kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã là 17,47%. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ nhập siêu tăng lên rõ rệt, nhất là các năm 2007, 2008, tỷ lệ nhập siêu lên tới gần 30%”.
Ông Thành cũng đã chỉ rõ những hạn chế của chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xét theo quan điểm phát triển bền vững. Đó là sự thiếu gắn kết giữa mục tiêu tổng quát với các chiến lược thành phần, cụ thể là giữa chiến lược phát triển thị trường và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiến lược của toàn quốc với chiến lược của các địa phương, bộ ngành liên quan, giữa chiến lược với quy hoạch.
Bên cạnh đó là chưa định hướng rõ vai trò của các trụ cột cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, dựa vào doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp tư nhân nên chính sách xuất nhập khẩu được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp mà không gắn với các điều kiện cụ thể.
Cũng xuất phát từ những nguyên nhân này, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nhận định, nền kinh tế Việt Nam không phải là một không gian kinh tế thống nhất, 63 tỉnh, thành là 63 sứ quân, không có sự liên kết tổng thể.
Tất nhiên việc phân cấp là cần thiết, nhưng cần phải nhận thức lại về phân cấp như thế nào để mọi chính sách vĩ mô đều không bị vô tác dụng. Cần phải sử dụng các công cụ thực hiện như chính sách thuế, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá... một cách hiệu quả, chứ không chỉ tập trung đánh giá tình hình, đề ra quan điểm chỉ đạo để tránh quay trở về với mệnh lệnh hành chính.
Cũng theo ông Vũ Khoan, thế giới đang thay đổi sâu sắc, đang tái cấu trúc, cơ cấu lại theo hướng ưu tiên vào những lĩnh vực thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, từ đó đặt ra nhiều vấn đề đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam.
“Đối với xuất khẩu, do chúng ta không có những mặt hàng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng mà thế giới cần nên khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Còn đối với nhập khẩu, vì chúng ta không có những mặt hàng đó nên thế giới sẽ trút những mặt hàng đó vào Việt Nam. Cho nên, cần phải xem xét sự chuyển dịch của các quốc gia, thị trường trên thế giới để định vị vai trò của xuất nhập khẩu trong chính sách và chiến lược của Việt Nam, bên cạnh đó là định vị thị trường, định vị đối tác, định vị mặt hàng”, ông Vũ Khoan chỉ rõ.
Từ định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển của ngày hôm nay không cản trở đến sự phát triển của ngày mai”, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại khẳng định rằng, trong ngành thương mại, muốn phát triển bền vững thì phải ổn định vĩ mô, trong đó, vai trò của thương mại là làm sao thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng đương nhiên đây không phải là trách nhiệm riêng của ngành thương mại mà phải làm ngay từ trong cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất.
Vì vậy, ông Trương Đình Tuyển đề nghị Bộ Công Thương tách ra nhập siêu ra thành 2 mảng, gồm nhập siêu do quan hệ thương mại, buôn bán thuần túy, hai là nhập siêu do đầu tư và do đấu thầu để có những giải pháp khắc phục riêng.