Châu Á-Trung Đông: Con đường tơ lụa mới
Hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư giữa châu Á và Trung Đông đã giúp hình thành một "con đường tơ lụa mới"
Hành lang hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư giữa châu Á và Trung Đông tăng gấp 4 lần trong thập kỷ qua và đã hình thành một “con đường tơ lụa mới”.
Giới phân tích cho rằng sự ra đời “con đường tơ lụa mới” là yêu cầu cấp thiết, vì sự tăng trưởng kinh tế của hai khu vực và của các nước nằm trong hành lang. Đây còn là động thái làm thay đổi vị thế địa chính trị ở Trung Đông.
Trung Đông có vị trí chiến lược quan trọng, ở ngã 3 giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, có kênh Suez nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, con đường hàng hải ngắn nhất từ Đông sang Tây. Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất, chiếm 68% trữ lượng dầu thế giới, nơi cung cấp dầu mỏ chính cho Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc...
Trung Đông hướng về châu Á
Kinh tế Trung Đông những năm gần đây liên tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của toàn khu vực đạt 622,6 tỷ USD, tăng so với 531 tỷ USD năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu năm qua đạt 333,6 tỷ USD, tăng so với 289,5 tỷ USD năm 2005.
Tuy thường xuyên xẩy ra các vụ xung đột, song kinh tế, thương mại khu vực Trung Đông vẫn phát triển do các nước có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, giá dầu mỏ, giá hàng phi dầu mỏ tăng cao. Các nước xuất khẩu dầu mỏ của Trung Đông dự kiến xây dựng Khu vực thị trường chung vào năm 2008, tiến tới hoàn thiện Liên minh Tiền tệ vào năm 2010.
Kim ngạch buôn bán giữa 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Ảrập Xêút, Bahrain, Oman, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), với các nước châu Á những năm 2000-2005 tăng 2 lần, đạt 240 tỷ USD. Riêng năm 2006 đầu tư của GCC vào Trung Quốc đạt 20 tỷ USD.
Các nhà đầu tư thuộc GCC đang đổ tiền vào nhiều dự án bất động sản, ngân hàng, cơ sở hạ tầng ở các quốc gia châu Á. Người đứng đầu thành phố Dubai đã thăm Ấn Độ mới đây và ký hàng chục hợp đồng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có các dự án đầu tư gần 20 tỷ USD xây dựng 3 khu đô thị lớn ở bang Maharashtra của Ấn Độ.
Trong xu thế toàn cầu hoá và an ninh chính trị trong khu vực, nhiều nước ở khu vực Trung Đông đã điều chỉnh chính sách, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và coi trọng quan hệ hợp tác với nhiều nước ở châu Á nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước lớn ở phía Tây và tranh thủ cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với châu Á.
Theo AFP tại Amman, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về khu vực Trung Đông diễn ra tại Jordani ngày 20/5 vừa qua, có sự tham dự hơn 1.000 đại biểu đến từ 50 quốc gia, tập trung thảo luận chủ đề thúc đẩy đa dạng hoá kinh tế và an ninh tại khu vực còn nhiều bất ổn này. Theo WEF, UAE đứng đầu thế giới Ảrập về sức cạnh tranh kinh tế, tiếp theo là Qatar và Kuwait.
Hiện nay có tới 90% xuất khẩu của GCC là dầu mỏ, việc đa dạng hoá kinh tế phải là ưu tiên hàng đầu ở Trung Đông. Tại diễn đàn này, Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed Bin Rashid al Maktoum thông báo việc thành lập Quỹ vốn trị giá 10 tỷ USD để khuyến khích giáo dục tại các nước Ảrập.
Malaysia có thể là cửa ngõ
Kinh tế châu Á duy trì đà tăng trưởng cao, riêng các nền kinh tế mới nổi lên đạt tốc độ tăng trưởng 8,1% năm 2006, mức cao nhất trong 10 năm qua. Dự báo tăng 7,3% năm 2007 và tăng 7% năm 2008. Kinh tế Trung Quốc tăng mạnh trong nhiều năm qua, năm 2006 tăng 10,7% và sẽ tăng trưởng 9,6% năm nay; tăng 8,7% vào năm tới. Nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á sẽ tăng 2,3% năm 2007, tăng 2,4% năm 2008 sau khi đã tăng 2,2% năm 2006.
Trong nhiều năm qua Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nước khác ở châu Á rất cần dầu mỏ từ Trung Đông để phát triển kinh tế. Dự báo đến năm 2025, Trung Quốc sẽ nhập khẩu dầu mỏ từ GCC nhiều gấp 3 lần Mỹ. Các công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đang hoạt động mạnh trong các khu vực kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng và đầu tư công nghiệp ở Trung Đông. Khu vực Trung Đông đang là thị trường hấp dẫn cho các hoạt động thương mại, hợp tác đầu tư và xuất khẩu lao động.
Theo hãng tin Bernama, ngày 20/5/2007, Malaysia có thể là cửa ngõ đầu tư giữa châu Á và Trung Đông. Phát biểu tại Hội nghị cấp cao mới đây của Uỷ ban Dịch vụ tài chính Hồi giáo lần thứ 4 (IFSB), Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Malaysia (BNM) Datuk Mohd Razif Abdul Kadir nói, nước này đang ở vị thế thuận lợi để giữ vai trò là mắt xích hỗ trợ cho nguồn vốn đầu tư giữa châu Á và Trung Đông thông qua hợp tác tài chính Hồi giáo trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 khu vực này tăng mạnh. Ông cho biết kim ngạch thương mại của nhiều nước châu Á với Trung Đông tăng trung bình 24%/năm, so với mức tăng trung bình 10% của thế giới.
Một động thái mới đang được dư luận quan tâm, đó là Hội nghị bàn tròn các bộ trưởng năng lượng các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ châu Á họp tại Riyadh (Ảrập Xêút) mới đây đã thảo luận và tìm biện pháp tăng cường hợp tác và thúc đẩy đầu tư vào ngành dầu khí nhằm giúp ổn định thị trường, tăng công suất khai thác. Bộ trưởng dầu mỏ Ảrập Xêút Ali al- Nuaimi cho biết, các bộ trưởng đã thảo luận vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, vì lợi ích chung của các nước thuộc 2 khu vực.
Giới phân tích cho rằng sự ra đời “con đường tơ lụa mới” là yêu cầu cấp thiết, vì sự tăng trưởng kinh tế của hai khu vực và của các nước nằm trong hành lang. Đây còn là động thái làm thay đổi vị thế địa chính trị ở Trung Đông.
Trung Đông có vị trí chiến lược quan trọng, ở ngã 3 giữa châu Á, châu Phi và châu Âu, có kênh Suez nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, con đường hàng hải ngắn nhất từ Đông sang Tây. Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất, chiếm 68% trữ lượng dầu thế giới, nơi cung cấp dầu mỏ chính cho Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc...
Trung Đông hướng về châu Á
Kinh tế Trung Đông những năm gần đây liên tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của toàn khu vực đạt 622,6 tỷ USD, tăng so với 531 tỷ USD năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu năm qua đạt 333,6 tỷ USD, tăng so với 289,5 tỷ USD năm 2005.
Tuy thường xuyên xẩy ra các vụ xung đột, song kinh tế, thương mại khu vực Trung Đông vẫn phát triển do các nước có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, giá dầu mỏ, giá hàng phi dầu mỏ tăng cao. Các nước xuất khẩu dầu mỏ của Trung Đông dự kiến xây dựng Khu vực thị trường chung vào năm 2008, tiến tới hoàn thiện Liên minh Tiền tệ vào năm 2010.
Kim ngạch buôn bán giữa 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Ảrập Xêút, Bahrain, Oman, Kuwait, Qatar và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), với các nước châu Á những năm 2000-2005 tăng 2 lần, đạt 240 tỷ USD. Riêng năm 2006 đầu tư của GCC vào Trung Quốc đạt 20 tỷ USD.
Các nhà đầu tư thuộc GCC đang đổ tiền vào nhiều dự án bất động sản, ngân hàng, cơ sở hạ tầng ở các quốc gia châu Á. Người đứng đầu thành phố Dubai đã thăm Ấn Độ mới đây và ký hàng chục hợp đồng với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có các dự án đầu tư gần 20 tỷ USD xây dựng 3 khu đô thị lớn ở bang Maharashtra của Ấn Độ.
Trong xu thế toàn cầu hoá và an ninh chính trị trong khu vực, nhiều nước ở khu vực Trung Đông đã điều chỉnh chính sách, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và coi trọng quan hệ hợp tác với nhiều nước ở châu Á nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước lớn ở phía Tây và tranh thủ cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với châu Á.
Theo AFP tại Amman, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về khu vực Trung Đông diễn ra tại Jordani ngày 20/5 vừa qua, có sự tham dự hơn 1.000 đại biểu đến từ 50 quốc gia, tập trung thảo luận chủ đề thúc đẩy đa dạng hoá kinh tế và an ninh tại khu vực còn nhiều bất ổn này. Theo WEF, UAE đứng đầu thế giới Ảrập về sức cạnh tranh kinh tế, tiếp theo là Qatar và Kuwait.
Hiện nay có tới 90% xuất khẩu của GCC là dầu mỏ, việc đa dạng hoá kinh tế phải là ưu tiên hàng đầu ở Trung Đông. Tại diễn đàn này, Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed Bin Rashid al Maktoum thông báo việc thành lập Quỹ vốn trị giá 10 tỷ USD để khuyến khích giáo dục tại các nước Ảrập.
Malaysia có thể là cửa ngõ
Kinh tế châu Á duy trì đà tăng trưởng cao, riêng các nền kinh tế mới nổi lên đạt tốc độ tăng trưởng 8,1% năm 2006, mức cao nhất trong 10 năm qua. Dự báo tăng 7,3% năm 2007 và tăng 7% năm 2008. Kinh tế Trung Quốc tăng mạnh trong nhiều năm qua, năm 2006 tăng 10,7% và sẽ tăng trưởng 9,6% năm nay; tăng 8,7% vào năm tới. Nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á sẽ tăng 2,3% năm 2007, tăng 2,4% năm 2008 sau khi đã tăng 2,2% năm 2006.
Trong nhiều năm qua Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nước khác ở châu Á rất cần dầu mỏ từ Trung Đông để phát triển kinh tế. Dự báo đến năm 2025, Trung Quốc sẽ nhập khẩu dầu mỏ từ GCC nhiều gấp 3 lần Mỹ. Các công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đang hoạt động mạnh trong các khu vực kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng và đầu tư công nghiệp ở Trung Đông. Khu vực Trung Đông đang là thị trường hấp dẫn cho các hoạt động thương mại, hợp tác đầu tư và xuất khẩu lao động.
Theo hãng tin Bernama, ngày 20/5/2007, Malaysia có thể là cửa ngõ đầu tư giữa châu Á và Trung Đông. Phát biểu tại Hội nghị cấp cao mới đây của Uỷ ban Dịch vụ tài chính Hồi giáo lần thứ 4 (IFSB), Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Malaysia (BNM) Datuk Mohd Razif Abdul Kadir nói, nước này đang ở vị thế thuận lợi để giữ vai trò là mắt xích hỗ trợ cho nguồn vốn đầu tư giữa châu Á và Trung Đông thông qua hợp tác tài chính Hồi giáo trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa 2 khu vực này tăng mạnh. Ông cho biết kim ngạch thương mại của nhiều nước châu Á với Trung Đông tăng trung bình 24%/năm, so với mức tăng trung bình 10% của thế giới.
Một động thái mới đang được dư luận quan tâm, đó là Hội nghị bàn tròn các bộ trưởng năng lượng các nước sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ châu Á họp tại Riyadh (Ảrập Xêút) mới đây đã thảo luận và tìm biện pháp tăng cường hợp tác và thúc đẩy đầu tư vào ngành dầu khí nhằm giúp ổn định thị trường, tăng công suất khai thác. Bộ trưởng dầu mỏ Ảrập Xêút Ali al- Nuaimi cho biết, các bộ trưởng đã thảo luận vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, vì lợi ích chung của các nước thuộc 2 khu vực.