“Châu Âu không thể thờ ơ trước vấn đề biển Đông”
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: "EU vẫn đang nhìn nhận vấn đề theo cách hạn chế, như thể đó chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc"
Trong bài trả lời phỏng vấn phóng viên Rodion Ebbighausen đến từ hãng truyền thông quốc tế hàng đầu của Đức Deutsche Welle (DW), nhà ngoại giao Việt Nam Tôn Nữ Thị Ninh nói rằng các cường quốc thế giới, trong đó có các nước trong Liên minh Châu Âu (EU), không thể tiếp tục thờ ơ trước những gì đang diễn ra trên biển Đông.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Việt Nam. Bà từng giữ cương vị là Đại sứ Việt Nam tại EU và Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch nội dung cuộc phỏng vấn này.
Bà có cho rằng EU nên tham gia nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên biển Đông?
Chúng ta đang sống trong một thế giới đa cực mà đáng ra phải phục vụ tốt hơn cho hòa bình và an ninh. Các cường quốc lớn, bao gồm EU, nên tham gia trực tiếp hay gián tiếp vì hoà bình và an ninh tại các khu vực khác của thế giới.
Chẳng hạn, Mỹ luôn tuyên bố là một cường quốc ở Thái Bình Dương và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng EU chưa lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng như vậy về vấn đề biển Đông.
EU vẫn đang nhìn nhận vấn đề theo cách hạn chế, như thể đó chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực tế là, quy mô của vấn đề ở tầm khu vực, và trên một số phương diện, đây là vấn đề toàn cầu.
Trung Quốc có thể đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở một nơi nào đó khác trong “đường chín đoạn” - tuyên bố chủ quyền đơn phương của họ trên biển Đông - nhưng Trung Quốc đã có chủ ý làm việc này gần Việt Nam.
Nguy hiểm nằm ở chỗ, theo như cách nói của người Việt Nam chúng tôi, là “đầu xuôi, đuôi lọt”. Đối với Trung Quốc, đây là một “dự án thử nghiệm”.
Nếu Trung Quốc thành công, thì đó sẽ là một thông điệp đối với các nước khác trong khu vực. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế không thể làm gì Trung Quốc. Đây là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền tại các vùng nước tranh chấp chiếm tới 80% biển Đông.
EU vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á vì sự hiện diện kinh tế và văn hóa của EU trong khu vực là khá cao so với sự hiện diện về địa chiến lược và địa chính trị. Tôi cho rằng, giờ là lúc châu Âu tăng cường hiện diện ở đây để hỗ trợ cho việc thực thi một trật tự thế giới đa cực.
Chúng tôi cần tìm ra cách để Trung Quốc hiểu rằng, cách duy nhất mà họ có thể trở thành một siêu cường được các nước khác trên thế giới công nhận và tôn trọng là phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng các quốc gia khác.
Trung Quốc đang tìm cách thiết lập “thái bình dưới trướng Trung Quốc” trong khu vực. Điều này đáng lo ngại cho tất cả các nước, và càng đáng lo ngại hơn cho những quốc gia như Việt Nam, bởi Việt Nam phải đối mặt với những hành động gây hấn thô bạo của Bắc Kinh.
Trung Quốc đang phô trương sức mạnh và tự cho mình tiếng nói đơn phương về hàng hải quốc tế ở khu vực này của thế giới. Hành vi của Trung Quốc phải được xem là một nguồn gây quan ngại không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các quốc gia ngoài khu vực.
Việt Nam mong muốn EU hỗ trợ hay ủng hộ như thế nào?
Các nước EU nên có tiếng nói rõ ràng hơn, lớn hơn. Khối này ít nhất nên gọi hành động của Trung Quốc theo đúng bản chất: những hành động đơn phương gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh khu vực.
Các ngoại trưởng EU có thể nêu vấn đề tại diễn đàn khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, hay các diễn đàn khác như Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).
Ở thời đại này, quãng thời gian mà sự chú ý tồn tại là rất ngắn ngủi. Các cuộc xung đột xảy ra hàng tuần. Sẽ là rất đáng thất vọng nếu tiếng nói của các cường quốc lớn trên thế giới không phát đi đúng lúc. Điều đó sẽ có lợi cho Trung Quốc.
Bà có cho rằng các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, sẽ chấp nhận vai trò lớn hơn của EU trong xung đột trên biển Đông?
Trung Quốc sẽ không thích điều đó. Bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, nói với Mỹ tại đối thoại Shangri-La rằng, Washington không liên quan gì đến vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tôi nghĩ, các cường quốc lớn nên nói với Bắc Kinh rằng, trong thế giới ngày nay, có sự cần thiết lớn hơn phải duy trì luật pháp quốc tế, và đây là việc của tất cả các nước.
Sự thật ở đây là các hành động đơn phương của Trung Quốc là sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế. Việt Nam là một nước nhỏ và không thể gây hấn với một cường quốc lớn như Trung Quốc. Chúng tôi luôn xử lý quan hệ với Trung Quốc với sự kiềm chế.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Việt Nam. Bà từng giữ cương vị là Đại sứ Việt Nam tại EU và Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch nội dung cuộc phỏng vấn này.
Bà có cho rằng EU nên tham gia nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên biển Đông?
Chúng ta đang sống trong một thế giới đa cực mà đáng ra phải phục vụ tốt hơn cho hòa bình và an ninh. Các cường quốc lớn, bao gồm EU, nên tham gia trực tiếp hay gián tiếp vì hoà bình và an ninh tại các khu vực khác của thế giới.
Chẳng hạn, Mỹ luôn tuyên bố là một cường quốc ở Thái Bình Dương và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng EU chưa lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng như vậy về vấn đề biển Đông.
EU vẫn đang nhìn nhận vấn đề theo cách hạn chế, như thể đó chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực tế là, quy mô của vấn đề ở tầm khu vực, và trên một số phương diện, đây là vấn đề toàn cầu.
Trung Quốc có thể đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở một nơi nào đó khác trong “đường chín đoạn” - tuyên bố chủ quyền đơn phương của họ trên biển Đông - nhưng Trung Quốc đã có chủ ý làm việc này gần Việt Nam.
Nguy hiểm nằm ở chỗ, theo như cách nói của người Việt Nam chúng tôi, là “đầu xuôi, đuôi lọt”. Đối với Trung Quốc, đây là một “dự án thử nghiệm”.
Nếu Trung Quốc thành công, thì đó sẽ là một thông điệp đối với các nước khác trong khu vực. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế không thể làm gì Trung Quốc. Đây là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền tại các vùng nước tranh chấp chiếm tới 80% biển Đông.
EU vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Việt Nam và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á vì sự hiện diện kinh tế và văn hóa của EU trong khu vực là khá cao so với sự hiện diện về địa chiến lược và địa chính trị. Tôi cho rằng, giờ là lúc châu Âu tăng cường hiện diện ở đây để hỗ trợ cho việc thực thi một trật tự thế giới đa cực.
Chúng tôi cần tìm ra cách để Trung Quốc hiểu rằng, cách duy nhất mà họ có thể trở thành một siêu cường được các nước khác trên thế giới công nhận và tôn trọng là phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng các quốc gia khác.
Trung Quốc đang tìm cách thiết lập “thái bình dưới trướng Trung Quốc” trong khu vực. Điều này đáng lo ngại cho tất cả các nước, và càng đáng lo ngại hơn cho những quốc gia như Việt Nam, bởi Việt Nam phải đối mặt với những hành động gây hấn thô bạo của Bắc Kinh.
Trung Quốc đang phô trương sức mạnh và tự cho mình tiếng nói đơn phương về hàng hải quốc tế ở khu vực này của thế giới. Hành vi của Trung Quốc phải được xem là một nguồn gây quan ngại không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các quốc gia ngoài khu vực.
Việt Nam mong muốn EU hỗ trợ hay ủng hộ như thế nào?
Các nước EU nên có tiếng nói rõ ràng hơn, lớn hơn. Khối này ít nhất nên gọi hành động của Trung Quốc theo đúng bản chất: những hành động đơn phương gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh khu vực.
Các ngoại trưởng EU có thể nêu vấn đề tại diễn đàn khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, hay các diễn đàn khác như Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS).
Ở thời đại này, quãng thời gian mà sự chú ý tồn tại là rất ngắn ngủi. Các cuộc xung đột xảy ra hàng tuần. Sẽ là rất đáng thất vọng nếu tiếng nói của các cường quốc lớn trên thế giới không phát đi đúng lúc. Điều đó sẽ có lợi cho Trung Quốc.
Bà có cho rằng các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, sẽ chấp nhận vai trò lớn hơn của EU trong xung đột trên biển Đông?
Trung Quốc sẽ không thích điều đó. Bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, nói với Mỹ tại đối thoại Shangri-La rằng, Washington không liên quan gì đến vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tôi nghĩ, các cường quốc lớn nên nói với Bắc Kinh rằng, trong thế giới ngày nay, có sự cần thiết lớn hơn phải duy trì luật pháp quốc tế, và đây là việc của tất cả các nước.
Sự thật ở đây là các hành động đơn phương của Trung Quốc là sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế. Việt Nam là một nước nhỏ và không thể gây hấn với một cường quốc lớn như Trung Quốc. Chúng tôi luôn xử lý quan hệ với Trung Quốc với sự kiềm chế.