Chênh lệch lớn cung - cầu lao động chất lượng cao
Ý kiến của bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc tuyển dụng nhân sự cao cấp của Navigos Group
Ý kiến của bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc tuyển dụng nhân sự cao cấp của Navigos Group.
>>“Ít nhất 4 năm nữa, Việt Nam vẫn khan hiếm nhân lực cao cấp”
"Theo một nghiên cứu và công bố mới nhất về thông số nhân lực trực tuyến của mạng tuyển dụng Vietnamworks.com, năm 2007 là năm mà cung cầu lao động có sự chênh lệch lớn.
Cầu lao động tăng 7.097 điểm (tăng 67% so với năm trước đó). Trong khi đó, cung lao động chỉ tăng 22% so với năm 2006. Điều đó cũng phần nào phản ánh bức tranh cung-cầu lao động tại Việt Nam.
Nhưng tôi muốn làm rõ thêm rằng ở đây chúng ta đang nói đến quan hệ giữa cung-cầu của lao động có trình độ.
Theo tôi, cán cân cung-cầu lao động đang lệch chỉ đối với lao động có chất lượng và tay nghề cao. Nguyên nhân thì có nhiều trong đó có sự phát triển kinh tế vượt bậc, Việt Nam tham gia vào WTO, đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp tăng nhanh chóng...
Những yếu tố nêu trên tạo ra sự tăng mạnh về cầu lao động. Trong khi đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị trước về cung lao động, ví dụ như, hệ thống giáo dục và đào tạo chưa kịp bắt nhịp với sự phát triển về kinh tế, các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị về nhân lực khi đất nước gia nhập WTO, chỉ sau khi gia nhập mới thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên mới tìm những biện pháp giải quyết vấn đề trước mắt (corrective measures) chứ chưa thực sự có những biện pháp mang tính lâu dài (preventive measures)...
Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sự không cân bằng cung-cầu này không chỉ xảy ra với Việt Nam mà cũng đã từng xảy ra với các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan trước đây chẳng hạn. Nếu cán cân cung-cầu nhân lực không được giải quyết thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Để giải quyết cán cân này theo tôi, về phía doanh nghiệp, cần phải chủ động đầu tư hơn nữa đến nguồn nhân lực, chủ động trong công tác đào tạo nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tốt. Nhân viên chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp so với đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Nếu đầu tư đúng, doanh nghiệp không những thu hút được nhân tài mà còn gìn giữ và phát triển được nhân tài đó. Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các trường đại học, lựa chọn và đào tạo nhân lực ngay từ khi còn là sinh viên hoặc đưa ra nhu cầu nhân lực trong tương lai và chính các trường sẽ đào tạo theo nhu cầu.
Còn về phía Nhà nước, ngoài việc tiếp tục đầu tư vào cải tạo và nâng cấp hệ thống giáo dục, nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nhân lực. Có như thế, các doanh nghiệp mới có thêm động lực thực hiện vì đào tạo rất quan trọng nhưng cũng rất đắt tiền. Chúng ta cũng có thể học tập và tham khảo kinh nghiệm quý của các nước bạn.
Theo tôi, thị trường lao động của Việt Nam trong năm 2008 và trong một vài năm tới, quan hệ cung cầu vẫn tiếp tục lệch, đặc biệt đối với lao động có chất lượng cao, thuộc tầm quản lí trung - cao cấp...".
>>“Ít nhất 4 năm nữa, Việt Nam vẫn khan hiếm nhân lực cao cấp”
"Theo một nghiên cứu và công bố mới nhất về thông số nhân lực trực tuyến của mạng tuyển dụng Vietnamworks.com, năm 2007 là năm mà cung cầu lao động có sự chênh lệch lớn.
Cầu lao động tăng 7.097 điểm (tăng 67% so với năm trước đó). Trong khi đó, cung lao động chỉ tăng 22% so với năm 2006. Điều đó cũng phần nào phản ánh bức tranh cung-cầu lao động tại Việt Nam.
Nhưng tôi muốn làm rõ thêm rằng ở đây chúng ta đang nói đến quan hệ giữa cung-cầu của lao động có trình độ.
Theo tôi, cán cân cung-cầu lao động đang lệch chỉ đối với lao động có chất lượng và tay nghề cao. Nguyên nhân thì có nhiều trong đó có sự phát triển kinh tế vượt bậc, Việt Nam tham gia vào WTO, đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp tăng nhanh chóng...
Những yếu tố nêu trên tạo ra sự tăng mạnh về cầu lao động. Trong khi đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị trước về cung lao động, ví dụ như, hệ thống giáo dục và đào tạo chưa kịp bắt nhịp với sự phát triển về kinh tế, các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị về nhân lực khi đất nước gia nhập WTO, chỉ sau khi gia nhập mới thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên mới tìm những biện pháp giải quyết vấn đề trước mắt (corrective measures) chứ chưa thực sự có những biện pháp mang tính lâu dài (preventive measures)...
Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sự không cân bằng cung-cầu này không chỉ xảy ra với Việt Nam mà cũng đã từng xảy ra với các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan trước đây chẳng hạn. Nếu cán cân cung-cầu nhân lực không được giải quyết thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Để giải quyết cán cân này theo tôi, về phía doanh nghiệp, cần phải chủ động đầu tư hơn nữa đến nguồn nhân lực, chủ động trong công tác đào tạo nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tốt. Nhân viên chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp so với đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Nếu đầu tư đúng, doanh nghiệp không những thu hút được nhân tài mà còn gìn giữ và phát triển được nhân tài đó. Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các trường đại học, lựa chọn và đào tạo nhân lực ngay từ khi còn là sinh viên hoặc đưa ra nhu cầu nhân lực trong tương lai và chính các trường sẽ đào tạo theo nhu cầu.
Còn về phía Nhà nước, ngoài việc tiếp tục đầu tư vào cải tạo và nâng cấp hệ thống giáo dục, nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nhân lực. Có như thế, các doanh nghiệp mới có thêm động lực thực hiện vì đào tạo rất quan trọng nhưng cũng rất đắt tiền. Chúng ta cũng có thể học tập và tham khảo kinh nghiệm quý của các nước bạn.
Theo tôi, thị trường lao động của Việt Nam trong năm 2008 và trong một vài năm tới, quan hệ cung cầu vẫn tiếp tục lệch, đặc biệt đối với lao động có chất lượng cao, thuộc tầm quản lí trung - cao cấp...".