Chết vì điện giật khi đang xạc di động nhái
Anh Dhanji Damor đã bị điện giật chết, khi đang trò chuyện bằng một chiếc điện thoại nhái "made-in-China" trong lúc xạc pin
Anh Dhanji Damor, 25 tuổi, sống ở tỉnh Panchmahal (Ấn Độ), đã bị điện giật khi đang trò chuyện bằng một chiếc điện thoại "shanzhai" trong lúc xạc pin.
"Shanzhai" (sơn trại) là một cách gọi điện thoại di động nhái, rởm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại sản phẩm này đang ngày càng trở nên phổ biến ở Ấn Độ nhờ giá thành rẻ và kiểu dáng bắt chước y chang hàng thật, nhưng chất lượng kém hơn và không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ.
Theo trang công nghệ Gizmodo, bạn bè của Damor đã tức tốc đưa anh vào bệnh viện, nhưng khi tới nơi, bác sỹ cho biết anh đã tử vong do điện giật. Đây không phải là trường hợp đầu tiên loại này ở Ấn Độ.
Năm 2010, một phụ nữ sống ở vùng Andhra Pradesh đã bị thiệt mạng trong một tình huống tương tự với một chiếc điện thoại nhái sản xuất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc kiểm soát thị trường điện thoại nhái không hề dễ dàng, nên có thể sẽ còn những vụ khác trong tương lai.
Theo một bản tin của kênh truyền hình CNN, khoảng 10 năm trước đây, Trung Quốc bùng nổ các loại di động sản xuất lậu, chất lượng kém cho thị trường chợ đen. Từ năm 2005, khi hãng vi mạch Mediatek ở Đài Loan tích hợp nhiều phần mềm điện thoại phức tạp vào một con chip, giúp đơn giản hoá và giảm chi phí sản xuất.
Các công ty Trung Quốc nhanh tay áp dụng và đua nhau tung ra hàng loạt sản phẩm nhái theo các mẫu điện thoại di động mới với tốc độ đáng kinh ngạc. Công nghiệp điện thoại “shanzhai” còn tăng tốc, khi năm 2007, Trung Quốc nới lỏng quy định hạn chế số lượng công ty sản xuất điện thoại di động.
Năm 2008, ước tính ở Trung Quốc có 3.000-4.000 công ty sản xuất điện thoại “shanzhai”. Nhiều công ty chỉ cần chừng chục công nhân làm việc trong những căn hộ nhỏ hoặc dưới tầng hầm nhà ở. Một số công ty nhái các thương hiệu nổi tiếng hoặc lấy tên gần tương tự.
Theo công ty Nghiên cứu thị trường CCID Consulting trụ sở ở Bắc Kinh, năm 2008, trong số 750 triệu điện thoại di động sản xuất ở Trung Quốc, ước tính điện thoại “shanzhai” chiếm đến 20%, tức 150 triệu chiếc. Trong đó, hơn 51 triệu chiếc được tiêu thụ ở Trung Quốc, còn lại bán ra các thị trường nước ngoài.
"Shanzhai" (sơn trại) là một cách gọi điện thoại di động nhái, rởm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại sản phẩm này đang ngày càng trở nên phổ biến ở Ấn Độ nhờ giá thành rẻ và kiểu dáng bắt chước y chang hàng thật, nhưng chất lượng kém hơn và không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ.
Theo trang công nghệ Gizmodo, bạn bè của Damor đã tức tốc đưa anh vào bệnh viện, nhưng khi tới nơi, bác sỹ cho biết anh đã tử vong do điện giật. Đây không phải là trường hợp đầu tiên loại này ở Ấn Độ.
Năm 2010, một phụ nữ sống ở vùng Andhra Pradesh đã bị thiệt mạng trong một tình huống tương tự với một chiếc điện thoại nhái sản xuất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc kiểm soát thị trường điện thoại nhái không hề dễ dàng, nên có thể sẽ còn những vụ khác trong tương lai.
Theo một bản tin của kênh truyền hình CNN, khoảng 10 năm trước đây, Trung Quốc bùng nổ các loại di động sản xuất lậu, chất lượng kém cho thị trường chợ đen. Từ năm 2005, khi hãng vi mạch Mediatek ở Đài Loan tích hợp nhiều phần mềm điện thoại phức tạp vào một con chip, giúp đơn giản hoá và giảm chi phí sản xuất.
Các công ty Trung Quốc nhanh tay áp dụng và đua nhau tung ra hàng loạt sản phẩm nhái theo các mẫu điện thoại di động mới với tốc độ đáng kinh ngạc. Công nghiệp điện thoại “shanzhai” còn tăng tốc, khi năm 2007, Trung Quốc nới lỏng quy định hạn chế số lượng công ty sản xuất điện thoại di động.
Năm 2008, ước tính ở Trung Quốc có 3.000-4.000 công ty sản xuất điện thoại “shanzhai”. Nhiều công ty chỉ cần chừng chục công nhân làm việc trong những căn hộ nhỏ hoặc dưới tầng hầm nhà ở. Một số công ty nhái các thương hiệu nổi tiếng hoặc lấy tên gần tương tự.
Theo công ty Nghiên cứu thị trường CCID Consulting trụ sở ở Bắc Kinh, năm 2008, trong số 750 triệu điện thoại di động sản xuất ở Trung Quốc, ước tính điện thoại “shanzhai” chiếm đến 20%, tức 150 triệu chiếc. Trong đó, hơn 51 triệu chiếc được tiêu thụ ở Trung Quốc, còn lại bán ra các thị trường nước ngoài.