“Chỉ đường” tiếp thị nông sản
Người Việt Nam đang thay đổi thói quen tiêu dùng rau quả theo xu hướng tăng lên
Trước nay, nông sản Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và tiêu thụ sản phẩm theo kênh truyền thống. Tình trạng “được mùa rớt giá” không xa lạ gì với người sản xuất.
Vì vậy, việc xây dựng kênh thông tin và phân tích thị trường là cần thiết, giúp người sản xuất tăng cơ hội kết nối với các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất - thương mại - tiêu thụ nông sản nhằm giảm bớt rủi ro. Đây cũng chính là mục tiêu của dự án "Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam" (VAMIP) với tài trợ của Chính phủ Canada, được Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phía Nam triển khai thực hiện.
Mục đích của dự án là nâng cao khả năng của các tác nhân tham gia chuỗi ngành nông sản (trước mắt là rau quả) tiếp cận, tập hợp, phân tích và sử dụng thông tin một cách đúng đắn nhằm đưa ra các quyết định có lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường từ đó nâng cao sản lượng và thu nhập. Những thử nghiệm thành công về hệ thống thông tin thị trường cho ngành rau quả sẽ nhân rộng sang các ngành hàng nông sản khác.
“Đói” thông tin là một cản trở lớn
Từ ngày 16 đến 22/7/2009, dự án VAMIP tổ chức hai khóa tập huấn “Kỹ năng tiếp thị nông sản” tại Tp.HCM dành cho tổ nhóm nông dân các tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Thuận và Tp.HCM và một số thương lái chợ đầu mối. Ngành hàng mà dự án tập trung là rau quả.
Trong các khóa huấn luyện này, các chuyên gia trong ngành sẽ trang bị cho học viên kiến thức về quản lý kinh doanh, cách đàm phán, hành vi người tiêu dùng rau quả... Các học viên sẽ được tham quan chợ đầu mối và siêu thị để hiểu thêm về quy trình thu mua nông sản, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo kết quả ghi nhận được từ phiếu điều tra của VAMIP, người sản xuất rất quan tâm đến giá bán buôn và thông tin về quy định thương mại, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đây lại là những thứ mà người sản xuất rau quả thiếu khi bán sản phẩm. Mặt khác, họ cũng phàn nàn là thông tin không chính xác, không hiệu quả, hoặc thông tin ở những địa phương này khác với nơi khác nên họ không thể sử dụng được.
Nhiều người cho rằng, thông tin từ những người sản xuất khác trong địa phương được cho là có độ tin cậy cao nhất. Thương lái có mức độ tin cậy tương đương với các cơ quan chuyên môn về thông tin thị trường. Thông tin từ hợp tác xã hoặc tổ nhóm sản xuất chưa đóng vai trò cao đối với người sản xuất.
Qua khảo sát này, theo các chuyên gia của dự án VAMIP, cách hạn chế sự mất cân xứng về thông tin là cần liên kết giữa người sản xuất và thương lái thông qua hình thức tổ nhóm sản xuất thương mại. Thứ hai là cần nâng cao khả năng của người sản xuất về thu thập và phân tích thông tin thị trường. Tivi và radio là những phương tiện chính để thu thập thông tin của người sản xuất.
Tiếp thị rau quả vào siêu thị
Người Việt Nam đang thay đổi thói quen tiêu dùng rau quả. Tiêu thụ rau quả đang có xu hướng tăng lên.
Theo khảo sát 540 hộ ở Hà Nội và Tp.HCM, người Hà Nội tiêu thụ 86 kg rau/năm và 68 kg quả/năm. Người Tp.HCM tiêu thụ 84,6 kg rau/năm và 74,6 kg quả/năm. 80% người quan tâm hơn đến độ an toàn.
Ngoài ra, khi mua rau quả, độ tươi là đặc điểm lựa chọn quan trọng của người tiêu dùng, trong đó độ tươi của rau quan trọng hơn so với quả. Khách hàng ở Tp.HCM quan tâm nhiều đến hình dáng sản phẩm, còn người Hà Nội quan tâm nhiều đến độ tươi.
Về kênh phân phối, hiện nay, chợ truyền thống vẫn là nơi chính cung cấp rau quả, chiếm đến 90% lượng tiêu thụ rau quả. Người bán dạo là đối tượng cung cấp khoảng 6% ở Hà Nội và 3% ở Tp.HCM. Hệ thống siêu thị chỉ cung cấp một phần rất nhỏ sản phẩm cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do phía người tiêu dùng dần có ý thức về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên nhiều người cho rằng mua rau quả tại siêu thị có chất lượng đảm bảo hơn. Hàng nông sản nói chung và trái cây nói riêng muốn vào siêu thị phải đáp ứng các quy định của siêu thị. Trong khi người sản xuất còn thiếu thông tin này. Như vậy, cần có sự thông hiểu nhau.
Vì vậy, việc xây dựng kênh thông tin và phân tích thị trường là cần thiết, giúp người sản xuất tăng cơ hội kết nối với các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất - thương mại - tiêu thụ nông sản nhằm giảm bớt rủi ro. Đây cũng chính là mục tiêu của dự án "Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam" (VAMIP) với tài trợ của Chính phủ Canada, được Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phía Nam triển khai thực hiện.
Mục đích của dự án là nâng cao khả năng của các tác nhân tham gia chuỗi ngành nông sản (trước mắt là rau quả) tiếp cận, tập hợp, phân tích và sử dụng thông tin một cách đúng đắn nhằm đưa ra các quyết định có lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường từ đó nâng cao sản lượng và thu nhập. Những thử nghiệm thành công về hệ thống thông tin thị trường cho ngành rau quả sẽ nhân rộng sang các ngành hàng nông sản khác.
“Đói” thông tin là một cản trở lớn
Từ ngày 16 đến 22/7/2009, dự án VAMIP tổ chức hai khóa tập huấn “Kỹ năng tiếp thị nông sản” tại Tp.HCM dành cho tổ nhóm nông dân các tỉnh như Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Thuận và Tp.HCM và một số thương lái chợ đầu mối. Ngành hàng mà dự án tập trung là rau quả.
Trong các khóa huấn luyện này, các chuyên gia trong ngành sẽ trang bị cho học viên kiến thức về quản lý kinh doanh, cách đàm phán, hành vi người tiêu dùng rau quả... Các học viên sẽ được tham quan chợ đầu mối và siêu thị để hiểu thêm về quy trình thu mua nông sản, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo kết quả ghi nhận được từ phiếu điều tra của VAMIP, người sản xuất rất quan tâm đến giá bán buôn và thông tin về quy định thương mại, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đây lại là những thứ mà người sản xuất rau quả thiếu khi bán sản phẩm. Mặt khác, họ cũng phàn nàn là thông tin không chính xác, không hiệu quả, hoặc thông tin ở những địa phương này khác với nơi khác nên họ không thể sử dụng được.
Nhiều người cho rằng, thông tin từ những người sản xuất khác trong địa phương được cho là có độ tin cậy cao nhất. Thương lái có mức độ tin cậy tương đương với các cơ quan chuyên môn về thông tin thị trường. Thông tin từ hợp tác xã hoặc tổ nhóm sản xuất chưa đóng vai trò cao đối với người sản xuất.
Qua khảo sát này, theo các chuyên gia của dự án VAMIP, cách hạn chế sự mất cân xứng về thông tin là cần liên kết giữa người sản xuất và thương lái thông qua hình thức tổ nhóm sản xuất thương mại. Thứ hai là cần nâng cao khả năng của người sản xuất về thu thập và phân tích thông tin thị trường. Tivi và radio là những phương tiện chính để thu thập thông tin của người sản xuất.
Tiếp thị rau quả vào siêu thị
Người Việt Nam đang thay đổi thói quen tiêu dùng rau quả. Tiêu thụ rau quả đang có xu hướng tăng lên.
Theo khảo sát 540 hộ ở Hà Nội và Tp.HCM, người Hà Nội tiêu thụ 86 kg rau/năm và 68 kg quả/năm. Người Tp.HCM tiêu thụ 84,6 kg rau/năm và 74,6 kg quả/năm. 80% người quan tâm hơn đến độ an toàn.
Ngoài ra, khi mua rau quả, độ tươi là đặc điểm lựa chọn quan trọng của người tiêu dùng, trong đó độ tươi của rau quan trọng hơn so với quả. Khách hàng ở Tp.HCM quan tâm nhiều đến hình dáng sản phẩm, còn người Hà Nội quan tâm nhiều đến độ tươi.
Về kênh phân phối, hiện nay, chợ truyền thống vẫn là nơi chính cung cấp rau quả, chiếm đến 90% lượng tiêu thụ rau quả. Người bán dạo là đối tượng cung cấp khoảng 6% ở Hà Nội và 3% ở Tp.HCM. Hệ thống siêu thị chỉ cung cấp một phần rất nhỏ sản phẩm cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do phía người tiêu dùng dần có ý thức về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên nhiều người cho rằng mua rau quả tại siêu thị có chất lượng đảm bảo hơn. Hàng nông sản nói chung và trái cây nói riêng muốn vào siêu thị phải đáp ứng các quy định của siêu thị. Trong khi người sản xuất còn thiếu thông tin này. Như vậy, cần có sự thông hiểu nhau.