Nông sản Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế ở thị trường Nhật
Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm
Ngày 25/6, tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức hội thảo giới thiệu Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), được Thượng viện Nhật Bản chính thức thông qua trước đó 1 ngày.
Ông Ken Arakawa, cố vấn cao cấp của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) đã trao đổi về cả cơ hội và thách thức khi hiệp định có hiệu lực.
VJEPA đã đưa ra những ưu đãi như thế nào đối với vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước, thưa ông?
Dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2009, VJEPA là hiệp định về thành lập Khu mậu dịch tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiệp định này nằm trong một chuỗi các Hiệp định FTA song phương của Nhật Bản với các nước ASEAN; góp phần thành lập Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) (có hiệu lực từ 1/12/2008), tuy nhiên VJEPA cam kết sâu hơn AJCEP.
Theo nội dung hiệp định đã cam kết giữa hai bên, 92% các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được miễn thuế. Cụ thể là 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế, mặt hàng khoáng sản sẽ được miễn thuế nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tôm, mực đông lạnh sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 1% đến 3%...
Đặc biệt các linh kiện màn hình phẳng và DVD sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3%. Máy ảnh kỹ thuật số giảm 10%, tivi màu giảm xuống 40%, các linh kiện sản xuất ô tô giảm 10%-20%.
Cũng theo hiệp định này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam giành được nhiều lợi thế. Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm; loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại - những mức này áp dụng cho Việt Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN.
Việt Nam được hưởng 1638 dòng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật dành cho một số nước ASEAN. 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản...
Tôi nghĩ, việc Quốc hội Nhật Bản thông qua hiệp định đối tác kinh tế song phương sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước.
VJEPA tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức, một lời khuyên của ông cho các doanh nghệp Việt Nam?
Việt Nam đang tham gia sân chơi toàn cầu. Thông qua hoạt động mở cửa thị trường song phương hoặc đa phương, các nước đối tác sẽ mở cửa thị trường cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường cho các nước đối tác. VJEPA được thông qua, có nghĩa là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật sẽ được tăng cường và mở rộng. Nhưng có một vấn đề là cánh cửa thị trường đã mở nhưng hàng hoá Việt Nam có xâm nhập được thị trường Nhật Bản hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người Nhật chúng tôi yêu cầu hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Nhật phải có chất lượng tốt, nếu yếu tố này không đảm bảo thì hàng của các bạn sẽ không thể bán ở Nhật.
Để thâm nhập được vào thị trường Nhật, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đạt đủ các tiêu chuẩn phía nhập khẩu đưa ra. Mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn của Nhật Bản, cùng với mức thuế suất đặc biệt ưu đãi trong VJEPA là cơ hội cho Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nếu không chú ý đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng không thể bước chân vào thị trường Nhật.
Như vậy doanh nghiệp Việt Namnphải đảm bảo đầy đủ những yếu tố trên để thương mại song phương hai nước đạt kết quả cao, chứ không thể hàng Nhật có thể vào thị trường của Việt Nam nhưng hàng của Việt Nam lại không vào được thị trường Nhật.
Mặt khác, để tận dụng được ưu đãi trong hiệp định, vấn đề C/O là đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý mã hồ sơ, cần làm rõ ngay từ đầu đây là mặt hàng nào và phải đảm bảo điều đó chắc chắn là đúng. Tôi mong doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được ưu đãi này để tăng trưởng xuất khẩu, duy trì mức tăng trưởng GDP năm 2009 như tôi dự đoán là 6%.
Thưa ông, so với các hiệp định đối tác kinh tế khác, VJEPA có điều gì đặc biệt trong quan hệ hai nước?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm, việc Việt Nam ký kết hiệp định tự do thương mại song phương với Nhật Bản càng có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước, đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam- Nhật Bản. Với các doanh nghiệp Việt Nam, khi xuất khẩu vào Nhật, hàng hóa của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử và sẽ được áp biểu thuế với thuế suất bằng 0%. Đây là một lợi thế rất lớn vì Nhật đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Điều đặc biệt của VJEPA là hiệp định này không chỉ trao đổi hàng hóa mà còn giao lưu về vấn đề nhân sự. Nhờ VJEPA, khi sang Nhật làm việc, nắm bắt thành thạo công việc, người Việt Nam có thể làm việc tại Nhật và được hưởng các chế độ lao động như người Nhật bình thường.
Trong giai đoạn đầu của hiệp định, hai bên sẽ ưu tiên xây dựng một số dự án hợp tác hỗ trợ nhân sự, như: giúp đào tạo y tá, hộ lý. Nhật Bản đang thiếu trầm trọng nhân lực về công nghệ thông tin, hộ lý, y tá... Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhân lực cho các lĩnh vực này, chính vì vậy Jetro đang vận động hai chính phủ thành lập trung tâm đào tạo y tá, hộ lý tại Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản đưa vào Việt Nam.
Kết thúc khóa đào tạo, nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tại Việt Nam, sinh viên đỗ kỳ thi với số điểm cao sẽ được đưa sang Nhật làm việc ngay. Việt Nam cũng nên đề nghị chính thức điều này với chính phủ Nhật Bản, có như vậy dự án này mới được quan tâm và đẩy nhanh. Rất tiếc hiện nay, người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật chủ yếu theo chế độ tu nghiệp sinh, chưa có kỳ thi quốc gia nào về hộ lý, y tá, trong khi đó Indonesia, Phillippines đã có.
Nhật Bản yêu cầu rất khắt khe về vấn đề nhân sự là y tá nước ngoài vào làm việc, đó phải biết tiếng Nhật, thi nghiệp vụ y tá bằng tiếng Nhật.
Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực kiểm định vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng ngành trồng trọt và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam.
Ông Ken Arakawa, cố vấn cao cấp của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) đã trao đổi về cả cơ hội và thách thức khi hiệp định có hiệu lực.
VJEPA đã đưa ra những ưu đãi như thế nào đối với vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước, thưa ông?
Dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2009, VJEPA là hiệp định về thành lập Khu mậu dịch tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiệp định này nằm trong một chuỗi các Hiệp định FTA song phương của Nhật Bản với các nước ASEAN; góp phần thành lập Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) (có hiệu lực từ 1/12/2008), tuy nhiên VJEPA cam kết sâu hơn AJCEP.
Theo nội dung hiệp định đã cam kết giữa hai bên, 92% các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được miễn thuế. Cụ thể là 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế, mặt hàng khoáng sản sẽ được miễn thuế nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tôm, mực đông lạnh sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 1% đến 3%...
Đặc biệt các linh kiện màn hình phẳng và DVD sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3%. Máy ảnh kỹ thuật số giảm 10%, tivi màu giảm xuống 40%, các linh kiện sản xuất ô tô giảm 10%-20%.
Cũng theo hiệp định này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam giành được nhiều lợi thế. Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm; loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại - những mức này áp dụng cho Việt Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN.
Việt Nam được hưởng 1638 dòng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật dành cho một số nước ASEAN. 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản...
Tôi nghĩ, việc Quốc hội Nhật Bản thông qua hiệp định đối tác kinh tế song phương sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước.
VJEPA tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức, một lời khuyên của ông cho các doanh nghệp Việt Nam?
Việt Nam đang tham gia sân chơi toàn cầu. Thông qua hoạt động mở cửa thị trường song phương hoặc đa phương, các nước đối tác sẽ mở cửa thị trường cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường cho các nước đối tác. VJEPA được thông qua, có nghĩa là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật sẽ được tăng cường và mở rộng. Nhưng có một vấn đề là cánh cửa thị trường đã mở nhưng hàng hoá Việt Nam có xâm nhập được thị trường Nhật Bản hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người Nhật chúng tôi yêu cầu hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Nhật phải có chất lượng tốt, nếu yếu tố này không đảm bảo thì hàng của các bạn sẽ không thể bán ở Nhật.
Để thâm nhập được vào thị trường Nhật, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đạt đủ các tiêu chuẩn phía nhập khẩu đưa ra. Mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn của Nhật Bản, cùng với mức thuế suất đặc biệt ưu đãi trong VJEPA là cơ hội cho Việt Nam, tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nếu không chú ý đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng không thể bước chân vào thị trường Nhật.
Như vậy doanh nghiệp Việt Namnphải đảm bảo đầy đủ những yếu tố trên để thương mại song phương hai nước đạt kết quả cao, chứ không thể hàng Nhật có thể vào thị trường của Việt Nam nhưng hàng của Việt Nam lại không vào được thị trường Nhật.
Mặt khác, để tận dụng được ưu đãi trong hiệp định, vấn đề C/O là đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý mã hồ sơ, cần làm rõ ngay từ đầu đây là mặt hàng nào và phải đảm bảo điều đó chắc chắn là đúng. Tôi mong doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được ưu đãi này để tăng trưởng xuất khẩu, duy trì mức tăng trưởng GDP năm 2009 như tôi dự đoán là 6%.
Thưa ông, so với các hiệp định đối tác kinh tế khác, VJEPA có điều gì đặc biệt trong quan hệ hai nước?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm, việc Việt Nam ký kết hiệp định tự do thương mại song phương với Nhật Bản càng có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước, đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam- Nhật Bản. Với các doanh nghiệp Việt Nam, khi xuất khẩu vào Nhật, hàng hóa của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử và sẽ được áp biểu thuế với thuế suất bằng 0%. Đây là một lợi thế rất lớn vì Nhật đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Điều đặc biệt của VJEPA là hiệp định này không chỉ trao đổi hàng hóa mà còn giao lưu về vấn đề nhân sự. Nhờ VJEPA, khi sang Nhật làm việc, nắm bắt thành thạo công việc, người Việt Nam có thể làm việc tại Nhật và được hưởng các chế độ lao động như người Nhật bình thường.
Trong giai đoạn đầu của hiệp định, hai bên sẽ ưu tiên xây dựng một số dự án hợp tác hỗ trợ nhân sự, như: giúp đào tạo y tá, hộ lý. Nhật Bản đang thiếu trầm trọng nhân lực về công nghệ thông tin, hộ lý, y tá... Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhân lực cho các lĩnh vực này, chính vì vậy Jetro đang vận động hai chính phủ thành lập trung tâm đào tạo y tá, hộ lý tại Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản đưa vào Việt Nam.
Kết thúc khóa đào tạo, nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tại Việt Nam, sinh viên đỗ kỳ thi với số điểm cao sẽ được đưa sang Nhật làm việc ngay. Việt Nam cũng nên đề nghị chính thức điều này với chính phủ Nhật Bản, có như vậy dự án này mới được quan tâm và đẩy nhanh. Rất tiếc hiện nay, người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật chủ yếu theo chế độ tu nghiệp sinh, chưa có kỳ thi quốc gia nào về hộ lý, y tá, trong khi đó Indonesia, Phillippines đã có.
Nhật Bản yêu cầu rất khắt khe về vấn đề nhân sự là y tá nước ngoài vào làm việc, đó phải biết tiếng Nhật, thi nghiệp vụ y tá bằng tiếng Nhật.
Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực kiểm định vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng ngành trồng trọt và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam.