Chỉ số tồn kho của nhiều ngành vẫn tăng trên 50%
Chỉ số tồn kho của nhiều ngành công nghiệp tăng trên 50% so với cùng thời điểm năm trước, tính tại thời điểm 1/8/2012
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho của nhiều ngành công nghiệp tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước, tính tại thời điểm 1/8/2012.
Cụ thể, chỉ số tồn kho sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 81,6%, sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 69,2%, sản xuất thiết bị truyền thông tăng 61,9%, sản xuất xi măng tăng 50,6%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng dưới mức 50% là sản xuất pin và ắc qui 40,2%, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 34,5%, sản xuất bia tăng 28,8%, và sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 22,2%.
Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn là sản xuất xe có động cơ 11,1%; sản xuất mỳ ống, mỳ sợi tăng 10,8%; sản xuất giày, dép tăng 9,1%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 7,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 6,9%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 5,2%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,2%.
Tuy nhiên, cũng có một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ. Sản xuất mô tô, xe máy giảm 1,1%; sản xuất vải dệt thoi giảm 8,7%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 10,9%; sản xuất đường giảm 50,5%.
Vẫn theo số liệu của ngành thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2012 tăng 4,1% so với tháng 7/2012 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,9%, đóng góp 1 điểm phần trăm vào mức tăng của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Số liệu từ cơ quan thống kê còn ghi nhận, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số thành phố lớn tăng cao, còn các tỉnh giảm mạnh. Hải Phòng tăng 5,7%, Đà Nẵng tăng 5,7%, Hà Nội tăng 4,3%; Tp. Hồ Chí Minh tăng 4%, trong khi đó Hải Dương giảm 0,8%, Vĩnh Phúc giảm 8,2%.
Cụ thể, chỉ số tồn kho sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 81,6%, sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 69,2%, sản xuất thiết bị truyền thông tăng 61,9%, sản xuất xi măng tăng 50,6%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng dưới mức 50% là sản xuất pin và ắc qui 40,2%, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 34,5%, sản xuất bia tăng 28,8%, và sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 22,2%.
Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn là sản xuất xe có động cơ 11,1%; sản xuất mỳ ống, mỳ sợi tăng 10,8%; sản xuất giày, dép tăng 9,1%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 7,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 6,9%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 5,2%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,2%.
Tuy nhiên, cũng có một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ. Sản xuất mô tô, xe máy giảm 1,1%; sản xuất vải dệt thoi giảm 8,7%; sản xuất các cấu kiện kim loại giảm 10,9%; sản xuất đường giảm 50,5%.
Vẫn theo số liệu của ngành thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2012 tăng 4,1% so với tháng 7/2012 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,9%, đóng góp 1 điểm phần trăm vào mức tăng của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,9%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Số liệu từ cơ quan thống kê còn ghi nhận, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số thành phố lớn tăng cao, còn các tỉnh giảm mạnh. Hải Phòng tăng 5,7%, Đà Nẵng tăng 5,7%, Hà Nội tăng 4,3%; Tp. Hồ Chí Minh tăng 4%, trong khi đó Hải Dương giảm 0,8%, Vĩnh Phúc giảm 8,2%.