Chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản khi hết sức cần thiết
Dự án Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản tạo cơ sở pháp lý cho việc trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức
Ngày 24/9, Chính phủ có Tờ trình và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp, cho ý kiến về hai dự án luật liên quan đến vấn đề tài sản là Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản.
Dự án Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản tạo cơ sở pháp lý cho việc trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức. Đây là một trong những biện pháp huy động nguồn lực bằng mệnh lệnh hành chính và chỉ được sử dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết.
Các thành viên Thường vụ Quốc hội đã góp một số ý bổ sung cho dự luật như hình thức của quyết định trưng mua, trưng dụng cần được thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp đặc biệt, tránh trường hợp lợi dụng, lạm dụng việc trưng dụng.
Đặc biệt, đối với vấn đề giá trưng mua, có một số ý kiến cho rằng không nên đặt vấn đề thỏa thuận mà chỉ nên quy định lấy giá thị trường tại thời điểm trưng mua làm cơ sở. Nguồn kinh phí cho việc trưng mua, trưng dụng cũng được đề nghị sẽ do ngân sách Trung ương đảm nhiệm.
Dự án Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản tạo cơ sở pháp lý cho việc trưng mua, trưng dụng tài sản cá nhân, tổ chức. Đây là một trong những biện pháp huy động nguồn lực bằng mệnh lệnh hành chính và chỉ được sử dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết.
Các thành viên Thường vụ Quốc hội đã góp một số ý bổ sung cho dự luật như hình thức của quyết định trưng mua, trưng dụng cần được thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp đặc biệt, tránh trường hợp lợi dụng, lạm dụng việc trưng dụng.
Đặc biệt, đối với vấn đề giá trưng mua, có một số ý kiến cho rằng không nên đặt vấn đề thỏa thuận mà chỉ nên quy định lấy giá thị trường tại thời điểm trưng mua làm cơ sở. Nguồn kinh phí cho việc trưng mua, trưng dụng cũng được đề nghị sẽ do ngân sách Trung ương đảm nhiệm.