Chiến lược mới của giày da Việt Nam
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam
Mục tiêu của ngành da giày Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giày dép các loại, 80,7 triệu chiếc cặp túi xách và 80 triệu sqft (1 sqft = 0,3048 m2) da thuộc thành phẩm.
Để hoàn thành mục tiêu nói trên, toàn ngành da giày sẽ phải đầu tư năng lực sản xuất lớn hơn rất nhiều bởi hiện tại năng lực thực tế huy động mới chỉ đạt mức 70 - 75% công suất thiết kế.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2001-2006. Thị trường chủ yếu của ngành đến nay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Tuy từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế 10%, còn những sản phẩm giày dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU song cần phải có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU.
Mỹ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày da nam nữ.
Tuy nhiên, để xâm nhập vào kênh phân phối và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ thông tin, lựa chọn đối tác tin cậy và thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Dự kiến đến năm 2010, giày dép của Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật cũng như vào các nước Đông Nam Á.
Ngoài 3 thị trường trên, giày dép của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nước khác, trong đó gia tăng mạnh và có nhiều khách hàng đến từ Mexico.
Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường.
Nhiều đối tác nước ngoài đã nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng, ổn định.
Thách thức lớn của ngành da giày khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao.
Thêm vào đó, ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ.
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của toàn ngành. Ước tính, với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các hộ gia đình), hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản lý, 150- 200 kỹ sư (thuộc da, công nghệ sản xuất giày, thiết kế giày và các sản phẩm thời trang) và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật.
Tuy là ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công.
Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Cty CP giày An Lạc, Cty CP giày Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình...).
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành da giày Việt Nam, từ nay đến năm 2010, toàn ngành sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng nhanh số lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua việc tranh thủ các lợi thế, đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất không phụ thuộc vào các đối tác như hiện nay.
Để hoàn thành mục tiêu nói trên, toàn ngành da giày sẽ phải đầu tư năng lực sản xuất lớn hơn rất nhiều bởi hiện tại năng lực thực tế huy động mới chỉ đạt mức 70 - 75% công suất thiết kế.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2001-2006. Thị trường chủ yếu của ngành đến nay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Tuy từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế 10%, còn những sản phẩm giày dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU song cần phải có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang EU.
Mỹ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày da nam nữ.
Tuy nhiên, để xâm nhập vào kênh phân phối và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ thông tin, lựa chọn đối tác tin cậy và thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Dự kiến đến năm 2010, giày dép của Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật cũng như vào các nước Đông Nam Á.
Ngoài 3 thị trường trên, giày dép của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nước khác, trong đó gia tăng mạnh và có nhiều khách hàng đến từ Mexico.
Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường.
Nhiều đối tác nước ngoài đã nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng, ổn định.
Thách thức lớn của ngành da giày khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao.
Thêm vào đó, ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ.
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của toàn ngành. Ước tính, với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các hộ gia đình), hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản lý, 150- 200 kỹ sư (thuộc da, công nghệ sản xuất giày, thiết kế giày và các sản phẩm thời trang) và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật.
Tuy là ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công.
Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Cty CP giày An Lạc, Cty CP giày Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình...).
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành da giày Việt Nam, từ nay đến năm 2010, toàn ngành sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng nhanh số lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua việc tranh thủ các lợi thế, đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất không phụ thuộc vào các đối tác như hiện nay.