Chiến lược thuê đất của Trung Quốc
Trong nhiều năm qua, người Trung Quốc đã thuê đất đai ở khắp các châu lục trên thế giới
Trong nhiều năm qua, người Trung Quốc đã thuê đất đai ở khắp các châu lục trên thế giới.
Theo BBC, ngày 30/1/2010, một cuộc biểu tình với hàng trăm người dân đã diễn ra tại thành phố Almaty ngay sau khi giới lãnh đạo Kazakhstan thông báo Trung Quốc muốn thuê hàng triệu ha đất nông nghiệp của nước này.
Sự kiện trên chỉ là một trong vô vàn vấn đề liên quan tới chiến lược thuê đất của nước ngoài mà chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh trong nhiều năm qua.
Không ngừng mở rộng
Tờ The Finacial Times (Anh) ngày 8/5/2008 cho biết, dưới áp lực về lương thực, Trung Quốc đã phải hướng ra ngoài để thuê đất nông nghiệp, khích lệ các doanh nghiệp nông nghiệp xuất ngoại. Thực tế cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã cổ vũ cho các doanh nghiệp ra nước ngoài thuê mua đất nông nghiệp, đặc biệt là ở châu Phi và Nam Mỹ.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đặc biệt khuyến khích các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty dầu mỏ thuê đất đai ở nước ngoài.
Công ty Tân Thiên ở Tân Cương là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Từ năm 1996, Tân Thiên đã đầu tư 50.000 USD vào Cuba để trồng lúa nước. Hai năm sau, công ty này mua thêm 1.050 ha đất ở Mexico. Tương tự, tháng 3/2004, chính quyền thành phố Trùng Khánh đã ký thỏa thuận hợp tác “Khu nông nghiệp tổng hợp Trung - Lào” với diện tích 5.000 ha đất với nhiều hạng mục: lâm nghiệp, thủy lợi...
Mới đây, một quan chức Trung Quốc tiết lộ trên tờ The Finacial Times: “Bộ Nông nghiệp đang làm việc với Brazil để bàn việc mua đất trồng đậu”. Tờ báo cũng phân tích nếu Chính phủ Trung Quốc cổ vũ các doanh nghiệp mua hoặc thuê đất ở nước ngoài để kinh doanh và đưa lao động bản địa sang làm việc thì sẽ gây nên không ít vấn đề lớn cho các nước sở tại.
Thêm nữa, hoạt động nông nghiệp của Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp của nước sở tại. Từ hơn 10 năm trước, người Trung Quốc đã tới Mông Cổ trồng rau, chủ yếu là rau cải, kinh doanh rất phát đạt. Vài năm trở lại đây, số người Trung Quốc sang trồng rau cải ngày càng nhiều, khiến chính quyền Mông Cổ lo ngại vì sản phẩm của Trung Quốc lấn át sản phẩm nội địa.
Người Trung Quốc nói gì?
Việc Trung Quốc thuê đất ở nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã có những bước đi tương tự. Nhưng Trung Quốc có vẻ như đang thực hiện một cách ráo riết hơn.
Một câu hỏi đặt ra là mục đích chính của Trung Quốc khi mua hoặc thuê đất đai ở nước ngoài phải chăng chỉ đơn thuần nhằm phát triển nông nghiệp? Ông Lý Vỹ Tường - Phó chủ tịch Phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông thôn, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - trả lời tờ The Financial Times: kế hoạch làm nông nghiệp ở nước ngoài của Bắc Kinh mang lại hiệu quả chưa được như ý. Thông thường các doanh nghiệp nước này tự đi ra ngoài hoạt động, chủ yếu là châu Phi do đất đai ở đây dễ mua hoặc thuê.
Tuy nhiên, sau khi mua hoặc thuê đất, họ lại vấp phải nhiều khó khăn như vấn đề an toàn, thiên tai, vận chuyển sản phẩm về nước. Theo ông này, việc ra nước ngoài mua hoặc thuê đất nông nghiệp nhằm bảo đảm vấn đề lương thực chỉ là một cách thử nghiệm.
Trong bài viết trên tuần báo Phương Nam hồi tháng 7/2009, ông Khổng Quốc Hoa - tiến sĩ kinh tế tại Đại học Sơn Đông - cho rằng việc “mượn đất nông nghiệp” là một phương thức có nguồn gốc lịch sử và không chỉ đơn thuần là phục vụ mục đích nông nghiệp.
Thời Tây Hán, Triệu Sung Quốc đã áp dụng phương sách này. Chính sách này sau khi được áp dụng đã có hiệu quả to lớn, lương thực không những dư thừa mà đất đai còn rộng mở. Triệu Sung Quốc được coi như một nhà chính trị tài ba nhìn xa trông rộng. Kế sách mượn đất của ông được người dân nước này truyền tụng từ đời này sang đời khác, trở thành “văn hóa mượn đất”, tác động mạnh mẽ tới tận thời nay.
Tiến sĩ Khổng cũng cho rằng việc thăm dò khai phá đất biên cương cũng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kích thích mậu dịch biên cương và giao lưu dân tộc phát triển, ổn định biên giới. Như vậy thông qua việc thuê mượn đất, người Trung Quốc xưa đã thực hiện được rất nhiều mục đích chính trị, xã hội.
Cũng theo ông Khổng, ngoài “mượn đất”, nước này còn sử dụng sách lược “mượn biển” hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế và quân sự, đặc biệt tăng thêm tự tin và khích lệ phát triển vùng duyên hải. Tính tới năm 2008, tổng giá trị sản xuất ngành hải sản nước này đã chiếm 9,87% tổng sản phẩm quốc nội. Theo Tiến sĩ Khổng Quốc Hoa, chính quyền Trung Quốc hiện tại đã sử dụng phương cách thời Tây Hán để tăng cường các hoạt động kinh tế trên biển.
Nguyễn Lệ Chi (Thanh Niên)
Theo BBC, ngày 30/1/2010, một cuộc biểu tình với hàng trăm người dân đã diễn ra tại thành phố Almaty ngay sau khi giới lãnh đạo Kazakhstan thông báo Trung Quốc muốn thuê hàng triệu ha đất nông nghiệp của nước này.
Sự kiện trên chỉ là một trong vô vàn vấn đề liên quan tới chiến lược thuê đất của nước ngoài mà chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh trong nhiều năm qua.
Không ngừng mở rộng
Tờ The Finacial Times (Anh) ngày 8/5/2008 cho biết, dưới áp lực về lương thực, Trung Quốc đã phải hướng ra ngoài để thuê đất nông nghiệp, khích lệ các doanh nghiệp nông nghiệp xuất ngoại. Thực tế cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã cổ vũ cho các doanh nghiệp ra nước ngoài thuê mua đất nông nghiệp, đặc biệt là ở châu Phi và Nam Mỹ.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đặc biệt khuyến khích các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất hoặc công ty dầu mỏ thuê đất đai ở nước ngoài.
Công ty Tân Thiên ở Tân Cương là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Từ năm 1996, Tân Thiên đã đầu tư 50.000 USD vào Cuba để trồng lúa nước. Hai năm sau, công ty này mua thêm 1.050 ha đất ở Mexico. Tương tự, tháng 3/2004, chính quyền thành phố Trùng Khánh đã ký thỏa thuận hợp tác “Khu nông nghiệp tổng hợp Trung - Lào” với diện tích 5.000 ha đất với nhiều hạng mục: lâm nghiệp, thủy lợi...
Mới đây, một quan chức Trung Quốc tiết lộ trên tờ The Finacial Times: “Bộ Nông nghiệp đang làm việc với Brazil để bàn việc mua đất trồng đậu”. Tờ báo cũng phân tích nếu Chính phủ Trung Quốc cổ vũ các doanh nghiệp mua hoặc thuê đất ở nước ngoài để kinh doanh và đưa lao động bản địa sang làm việc thì sẽ gây nên không ít vấn đề lớn cho các nước sở tại.
Thêm nữa, hoạt động nông nghiệp của Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp của nước sở tại. Từ hơn 10 năm trước, người Trung Quốc đã tới Mông Cổ trồng rau, chủ yếu là rau cải, kinh doanh rất phát đạt. Vài năm trở lại đây, số người Trung Quốc sang trồng rau cải ngày càng nhiều, khiến chính quyền Mông Cổ lo ngại vì sản phẩm của Trung Quốc lấn át sản phẩm nội địa.
Người Trung Quốc nói gì?
Việc Trung Quốc thuê đất ở nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã có những bước đi tương tự. Nhưng Trung Quốc có vẻ như đang thực hiện một cách ráo riết hơn.
Một câu hỏi đặt ra là mục đích chính của Trung Quốc khi mua hoặc thuê đất đai ở nước ngoài phải chăng chỉ đơn thuần nhằm phát triển nông nghiệp? Ông Lý Vỹ Tường - Phó chủ tịch Phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông thôn, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - trả lời tờ The Financial Times: kế hoạch làm nông nghiệp ở nước ngoài của Bắc Kinh mang lại hiệu quả chưa được như ý. Thông thường các doanh nghiệp nước này tự đi ra ngoài hoạt động, chủ yếu là châu Phi do đất đai ở đây dễ mua hoặc thuê.
Tuy nhiên, sau khi mua hoặc thuê đất, họ lại vấp phải nhiều khó khăn như vấn đề an toàn, thiên tai, vận chuyển sản phẩm về nước. Theo ông này, việc ra nước ngoài mua hoặc thuê đất nông nghiệp nhằm bảo đảm vấn đề lương thực chỉ là một cách thử nghiệm.
Trong bài viết trên tuần báo Phương Nam hồi tháng 7/2009, ông Khổng Quốc Hoa - tiến sĩ kinh tế tại Đại học Sơn Đông - cho rằng việc “mượn đất nông nghiệp” là một phương thức có nguồn gốc lịch sử và không chỉ đơn thuần là phục vụ mục đích nông nghiệp.
Thời Tây Hán, Triệu Sung Quốc đã áp dụng phương sách này. Chính sách này sau khi được áp dụng đã có hiệu quả to lớn, lương thực không những dư thừa mà đất đai còn rộng mở. Triệu Sung Quốc được coi như một nhà chính trị tài ba nhìn xa trông rộng. Kế sách mượn đất của ông được người dân nước này truyền tụng từ đời này sang đời khác, trở thành “văn hóa mượn đất”, tác động mạnh mẽ tới tận thời nay.
Tiến sĩ Khổng cũng cho rằng việc thăm dò khai phá đất biên cương cũng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kích thích mậu dịch biên cương và giao lưu dân tộc phát triển, ổn định biên giới. Như vậy thông qua việc thuê mượn đất, người Trung Quốc xưa đã thực hiện được rất nhiều mục đích chính trị, xã hội.
Cũng theo ông Khổng, ngoài “mượn đất”, nước này còn sử dụng sách lược “mượn biển” hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế và quân sự, đặc biệt tăng thêm tự tin và khích lệ phát triển vùng duyên hải. Tính tới năm 2008, tổng giá trị sản xuất ngành hải sản nước này đã chiếm 9,87% tổng sản phẩm quốc nội. Theo Tiến sĩ Khổng Quốc Hoa, chính quyền Trung Quốc hiện tại đã sử dụng phương cách thời Tây Hán để tăng cường các hoạt động kinh tế trên biển.
Nguyễn Lệ Chi (Thanh Niên)