“Chiêu trò” ăn cắp tài sản của khách bay thương gia
Sau khi lấy được tài sản, kẻ xấu thường giấu trong toilet và “nháy” cho đồng bọn tẩu tán
Tại buổi toạ đàm về “Văn hoá an toàn hàng không” do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức ở Tp.HCM chiều ngày 21/1, nhiều chuyên gia hàng không đã cảnh báo các hành vi gây mất an toàn hàng không đang ngày càng tăng.
Cụ thể, năm 2014, các hành vi ảnh hưởng đến an toàn hàng không như khách mang theo vật cấm, trộm cắp, gây rối, dọa có bom, hút thuốc trên máy bay… tăng đáng kể, đã dẫn đến uy hiếp an toàn bay, làm ảnh hưởng đến uy tín và thiệt hại về kinh tế cho các hãng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không nói chung.
Ông Đặng Quốc Bảo, Phó ban An ninh an toàn Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, cho biết, hành vi mang vũ khí, vật phẩm nguy hiểm công cụ hỗ trợ đi tàu bay đã tăng từ 94 vụ năm 2013 lên 131 vụ năm 2014; tung tin có bom từ 1 lên 8 vụ.
Liên quan đến những hành vi này, đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng liệt kê một số nhóm vụ việc nổi trội ảnh hưởng đến an toàn hàng không gia tăng trong năm 2014; đặc biệt là khách trộm cắp đã xảy ra 20 vụ, tăng 8 vụ so với năm 2013; khách hút thuốc, sử dụng điện thoại cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Vietnam Airlines, ông Phạm Chí Cường, Trưởng ban An toàn, chất lượng và an ninh cũng chỉ rõ một số hình thức trộm cắp mà hành khách là những kẻ xấu thường áp dụng.
“Kẻ xấu thường đến quầy làm thủ tục của hành khách hạng thương gia, để xem ghế ngồi của những người ăn mặc sang trọng, xách ca táp…. Sau đó chúng sẽ lên máy bay trước và bỏ đồ của mình vào ngăn hành lý của vị khách mà chúng theo dõi.
Vị khách “VIP” khi lên máy bay, thấy có người đã để hành lý chung khoang với mình sẽ không nghi ngờ khi có người lạ đến lấy đồ. Sau khi lấy được tài sản, kẻ xấu thường giấu trong toilet và “nháy” cho đồng bọn tẩu tán.
Mới đây, chúng tôi bắt được một số đối tượng tổ chức móc túi, lấy cắp tư trang, tài sản của một hành khách Nhật Bản trên cùng chuyến bay trị giá lên tới 49.500 USD và đã bàn giao cho cảnh sát Hồng Kông xử lý”, ông Cường nói.
Tương tự, tại hãng hàng không Jetstar Pacific trong năm 2014 vừa qua có đến 57 vụ liên quan đến an ninh an toàn bay. Trong đó, có 29 vụ khách hút thuốc trên máy bay, 17 vụ khách gây rối, 4 vụ khách lấy trộm áo phao...
Liên quan đến những hành vi làm ảnh hưởng đến an toàn hàng không, ngoài những hành vi của hành khách, còn có sự góp phần của người dân tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, người sử dụng dịch vụ của ngành hàng không…
Ông Đặng Quốc Bảo cho biết, tại một số sân bay ở miền Trung, người dân chăn thả bò, dê gần khu vực sân bay. Đặc biệt, tại sân bay Đà Nẵng, người dân còn thả diều gần khu vực bay khiến máy bay không thể hạ cánh. Nhiều hộ dân còn đốt rơm, rác, vật gây khói ở quanh cảng hàng không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn...
Và sự cố mất điện hơn 30 phút tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) đã làm ngưng trệ toàn bộ mọi hoạt động bay diễn ra trong năm 2014, cũng được ông Nguyễn Phước Thắng, Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn hàng không giai đoạn 2014-2020, nhắc đến trong cuộc tọa đàm này.
Theo ông Thắng, sự cố này đã uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không một cách nghiêm trọng.
Nhìn nhận về những nguyên nhân dẫn đến những hành vi, sự cố gây mất an toàn bay nói trên, các chuyên gia cho rằng, do văn hóa nhận thức của một bộ phận hành khách đi máy bay chưa cao; công tác tuyên truyền, cảnh báo về an ninh an toàn bay cho hành khách vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Ngoài ra, nguồn nhân lực được đào tạo thiếu trầm trọng, trách nhiệm của người thi hành công vụ chưa cao, hạ tầng hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác của thị trường… cũng là những nguyên nhân được Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhìn nhận.
Cụ thể, năm 2014, các hành vi ảnh hưởng đến an toàn hàng không như khách mang theo vật cấm, trộm cắp, gây rối, dọa có bom, hút thuốc trên máy bay… tăng đáng kể, đã dẫn đến uy hiếp an toàn bay, làm ảnh hưởng đến uy tín và thiệt hại về kinh tế cho các hãng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không nói chung.
Ông Đặng Quốc Bảo, Phó ban An ninh an toàn Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, cho biết, hành vi mang vũ khí, vật phẩm nguy hiểm công cụ hỗ trợ đi tàu bay đã tăng từ 94 vụ năm 2013 lên 131 vụ năm 2014; tung tin có bom từ 1 lên 8 vụ.
Liên quan đến những hành vi này, đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng liệt kê một số nhóm vụ việc nổi trội ảnh hưởng đến an toàn hàng không gia tăng trong năm 2014; đặc biệt là khách trộm cắp đã xảy ra 20 vụ, tăng 8 vụ so với năm 2013; khách hút thuốc, sử dụng điện thoại cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện Vietnam Airlines, ông Phạm Chí Cường, Trưởng ban An toàn, chất lượng và an ninh cũng chỉ rõ một số hình thức trộm cắp mà hành khách là những kẻ xấu thường áp dụng.
“Kẻ xấu thường đến quầy làm thủ tục của hành khách hạng thương gia, để xem ghế ngồi của những người ăn mặc sang trọng, xách ca táp…. Sau đó chúng sẽ lên máy bay trước và bỏ đồ của mình vào ngăn hành lý của vị khách mà chúng theo dõi.
Vị khách “VIP” khi lên máy bay, thấy có người đã để hành lý chung khoang với mình sẽ không nghi ngờ khi có người lạ đến lấy đồ. Sau khi lấy được tài sản, kẻ xấu thường giấu trong toilet và “nháy” cho đồng bọn tẩu tán.
Mới đây, chúng tôi bắt được một số đối tượng tổ chức móc túi, lấy cắp tư trang, tài sản của một hành khách Nhật Bản trên cùng chuyến bay trị giá lên tới 49.500 USD và đã bàn giao cho cảnh sát Hồng Kông xử lý”, ông Cường nói.
Tương tự, tại hãng hàng không Jetstar Pacific trong năm 2014 vừa qua có đến 57 vụ liên quan đến an ninh an toàn bay. Trong đó, có 29 vụ khách hút thuốc trên máy bay, 17 vụ khách gây rối, 4 vụ khách lấy trộm áo phao...
Liên quan đến những hành vi làm ảnh hưởng đến an toàn hàng không, ngoài những hành vi của hành khách, còn có sự góp phần của người dân tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, người sử dụng dịch vụ của ngành hàng không…
Ông Đặng Quốc Bảo cho biết, tại một số sân bay ở miền Trung, người dân chăn thả bò, dê gần khu vực sân bay. Đặc biệt, tại sân bay Đà Nẵng, người dân còn thả diều gần khu vực bay khiến máy bay không thể hạ cánh. Nhiều hộ dân còn đốt rơm, rác, vật gây khói ở quanh cảng hàng không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn...
Và sự cố mất điện hơn 30 phút tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) đã làm ngưng trệ toàn bộ mọi hoạt động bay diễn ra trong năm 2014, cũng được ông Nguyễn Phước Thắng, Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn hàng không giai đoạn 2014-2020, nhắc đến trong cuộc tọa đàm này.
Theo ông Thắng, sự cố này đã uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không một cách nghiêm trọng.
Nhìn nhận về những nguyên nhân dẫn đến những hành vi, sự cố gây mất an toàn bay nói trên, các chuyên gia cho rằng, do văn hóa nhận thức của một bộ phận hành khách đi máy bay chưa cao; công tác tuyên truyền, cảnh báo về an ninh an toàn bay cho hành khách vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Ngoài ra, nguồn nhân lực được đào tạo thiếu trầm trọng, trách nhiệm của người thi hành công vụ chưa cao, hạ tầng hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác của thị trường… cũng là những nguyên nhân được Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nhìn nhận.