Chỉnh lý 4 dự luật mới
Dự luật Thuế thu nhập cá nhân một lần nữa vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận, chỉnh lý nội dung
Dự luật Thuế thu nhập cá nhân một lần nữa vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận, chỉnh lý nội dung sau nhiều đợt lấy ý kiến rộng rãi các cấp, các ngành và nhân dân.
Tuy nhiên, trong cuộc họp vẫn tồn tại khá nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều đối với một số quy định trong dự luật như đối tượng chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế, biện pháp quản lý thu thuế...
Điểm mới của dự luật lần này là quy định về giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Mức giảm trừ gia cảnh này là khoản tiền được trừ khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền lương và tiền công.
Các quy định về đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế và không phải chịu thuế, biểu thuế..., cũng đã được Ban soạn thảo chỉnh lý trên cơ sở ý kiến đóng góp của nhân dân.
Về đối tượng nộp thuế, có ý kiến đề nghị không đưa đối tượng là hộ kinh doanh vào diện điều chỉnh của Luật, hoặc phải làm rõ việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân trong trường hợp nhiều người trong cùng hộ kinh doanh. Thậm chí, có ý kiến đề nghị làm rõ trường hợp thu nhập của các thành viên công ty hợp doanh vì loại hình doanh nghiệp này cơ bản giống như góp vốn tham gia kinh doanh.
Tương tự, đa số đề nghị cần quy định chi tiết, cụ thể và minh bạch hơn 9 khoản thu nhập chịu thuế trong Dự luật theo hướng trong mỗi loại thu nhập cần có nội dung chi tiết theo từng nhóm khác nhau.
Các khoản thu nhập không chịu thuế cũng được đề nghị chỉnh lý theo hướng chuyển một số khoản sang diện "miễn thuế" để cá nhân để Nhà nước nắm được thông tin kê khai, phục vụ công tác quản lý, cho trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện, bỏ quy định không thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng từ 5 năm trở lên.
Đặc biệt, có ý kiến đề nghị cân nhắc các khoản thuế có khả năng đánh trùng thuế, cũng như quy định không thu thuế đối với lương hưu, thu nhập kiều hối.Vấn đề được quan tâm nhất là quy định mức giảm trừ gia cảnh (thu nhập vượt trên ngưỡng nhất định) vẫn tiếp tục nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Hiện có tới 5 đề nghị mức thu nhập này là: 2-3 triệu đồng, 4 triệu, theo tỷ lệ phần trăm hoặc số lần trên lương tối thiểu, không áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mà thu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên với thuế suất 0% hoặc 1-2%, cá biệt có đề nghị nâng mức này lên khoảng 15 triệu để đảm bảo mức sống sung túc, thậm chí đủ cho con đi học ở nước ngoài.
Tuy nhiên, ý kiến chung đều cho rằng mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng là hợp lý nếu so với lộ trình cải cách tiền lương, tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập của dân cư.Về biểu thuế, đa số đều tán thành thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và nước ngoài, giữa người kinh doanh và hưởng lương. Biểu thuế được thiết kế theo hướng cơ bản không làm tăng thêm mức động viên đối với các đối tượng đang nộp thuế theo pháp luật hiện hành.
Về chi tiết, hiện có 2 biểu thuế được đưa ra là biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ sản xuất kinh doanh và biểu thuế toàn phần áp dụng đối với các loại thu nhập chịu thuế khác. Tuy nhiên, mỗi biểu thuế đang có nhiều kiến nghị khác nhau, ví dụ như thiết kế mức động viên thấp hơn, giảm 7 bậc xuống còn 5 bậc,...
Cũng trong ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Dự luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với điểm mới là đã tách tổ chức giám định ra khỏi cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, đồng thời xây dựng cơ chế, định chế kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức giám định và Nhà nước chỉ quản lý chất lượng ở góc độ bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người, động thực vật, tài sản và môi trường, còn tiêu chuẩn chất lượng cụ thể sẽ do doanh nghiệp, nhà sản xuất đăng ký với các cơ quan chức năng.
Báo cáo giải trình tiếp thu và chỉnh lý Dự án Luật Hóa chất đã tán thành một phạm vi điều chỉnh khá rộng về hoạt động hóa chất; an toàn trong hoạt động hóa chất; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất và quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Dự thảo Luật cũng đã quy định khá toàn diện về bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh hóa chất khi kịp thời bổ sung các quy định về cất giữ hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất sản phẩm hàng hóa và tiêu dùng; cung cấp thông tin về hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm; kế hoạch, lực lượng, trang bị phòng ngừa, ứng phó và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất...
Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử được trình với quan điểm: chỉ ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, là giải pháp quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia...
Tuy nhiên, trong cuộc họp vẫn tồn tại khá nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều đối với một số quy định trong dự luật như đối tượng chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế, biện pháp quản lý thu thuế...
Điểm mới của dự luật lần này là quy định về giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Mức giảm trừ gia cảnh này là khoản tiền được trừ khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiền lương và tiền công.
Các quy định về đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế và không phải chịu thuế, biểu thuế..., cũng đã được Ban soạn thảo chỉnh lý trên cơ sở ý kiến đóng góp của nhân dân.
Về đối tượng nộp thuế, có ý kiến đề nghị không đưa đối tượng là hộ kinh doanh vào diện điều chỉnh của Luật, hoặc phải làm rõ việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân trong trường hợp nhiều người trong cùng hộ kinh doanh. Thậm chí, có ý kiến đề nghị làm rõ trường hợp thu nhập của các thành viên công ty hợp doanh vì loại hình doanh nghiệp này cơ bản giống như góp vốn tham gia kinh doanh.
Tương tự, đa số đề nghị cần quy định chi tiết, cụ thể và minh bạch hơn 9 khoản thu nhập chịu thuế trong Dự luật theo hướng trong mỗi loại thu nhập cần có nội dung chi tiết theo từng nhóm khác nhau.
Các khoản thu nhập không chịu thuế cũng được đề nghị chỉnh lý theo hướng chuyển một số khoản sang diện "miễn thuế" để cá nhân để Nhà nước nắm được thông tin kê khai, phục vụ công tác quản lý, cho trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện, bỏ quy định không thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng từ 5 năm trở lên.
Đặc biệt, có ý kiến đề nghị cân nhắc các khoản thuế có khả năng đánh trùng thuế, cũng như quy định không thu thuế đối với lương hưu, thu nhập kiều hối.Vấn đề được quan tâm nhất là quy định mức giảm trừ gia cảnh (thu nhập vượt trên ngưỡng nhất định) vẫn tiếp tục nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Hiện có tới 5 đề nghị mức thu nhập này là: 2-3 triệu đồng, 4 triệu, theo tỷ lệ phần trăm hoặc số lần trên lương tối thiểu, không áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mà thu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên với thuế suất 0% hoặc 1-2%, cá biệt có đề nghị nâng mức này lên khoảng 15 triệu để đảm bảo mức sống sung túc, thậm chí đủ cho con đi học ở nước ngoài.
Tuy nhiên, ý kiến chung đều cho rằng mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng là hợp lý nếu so với lộ trình cải cách tiền lương, tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập của dân cư.Về biểu thuế, đa số đều tán thành thống nhất nghĩa vụ thuế giữa người Việt Nam và nước ngoài, giữa người kinh doanh và hưởng lương. Biểu thuế được thiết kế theo hướng cơ bản không làm tăng thêm mức động viên đối với các đối tượng đang nộp thuế theo pháp luật hiện hành.
Về chi tiết, hiện có 2 biểu thuế được đưa ra là biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ sản xuất kinh doanh và biểu thuế toàn phần áp dụng đối với các loại thu nhập chịu thuế khác. Tuy nhiên, mỗi biểu thuế đang có nhiều kiến nghị khác nhau, ví dụ như thiết kế mức động viên thấp hơn, giảm 7 bậc xuống còn 5 bậc,...
Cũng trong ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Dự luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với điểm mới là đã tách tổ chức giám định ra khỏi cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, đồng thời xây dựng cơ chế, định chế kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức giám định và Nhà nước chỉ quản lý chất lượng ở góc độ bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người, động thực vật, tài sản và môi trường, còn tiêu chuẩn chất lượng cụ thể sẽ do doanh nghiệp, nhà sản xuất đăng ký với các cơ quan chức năng.
Báo cáo giải trình tiếp thu và chỉnh lý Dự án Luật Hóa chất đã tán thành một phạm vi điều chỉnh khá rộng về hoạt động hóa chất; an toàn trong hoạt động hóa chất; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất và quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Dự thảo Luật cũng đã quy định khá toàn diện về bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh hóa chất khi kịp thời bổ sung các quy định về cất giữ hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất sản phẩm hàng hóa và tiêu dùng; cung cấp thông tin về hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm; kế hoạch, lực lượng, trang bị phòng ngừa, ứng phó và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất...
Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử được trình với quan điểm: chỉ ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, là giải pháp quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia...