Chính phủ “bàn tròn” với các tập đoàn thế giới
Hội nghị bàn tròn giữa lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn xuyên quốc gia với Chính phủ Việt Nam sẽ diễn ra vào tuần tới
Hội nghị bàn tròn giữa lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn xuyên quốc gia với Chính phủ Việt Nam sẽ diễn ra vào tuần tới.
Đây là một trong những sự kiện chính của Hội nghị Kinh tế Đối ngoại với Chính phủ Việt Nam (Business Rountable with the Government of Vietnam) với chủ đề "Việt Nam - Ngôi sao đang lên ở Châu Á" (Vietnam: Asia's Rising Star ) được tổ chức trong hai ngày (8 - 9/1/2008) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Hội nghị được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia, về việc tìm hiểu môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Tham dự hội nghị bàn tròn có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, một số bộ trưởng và chủ tịch UBND một số tỉnh thành. Bên cạnh đó là 70 đại diện của doanh nghiệp Việt Nam gồm các tổng công ty lớn và các doanh nghiệp mới nổi, có thương hiệu.
Về phía nước ngoài, hội nghị dự kiến có Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc (CEO) của các tập đoàn, như Boeing, IBM, PB, Adidas, Accor, Canon, General Electric, Intel, Nestle, Nissan, Nokia, Qantas, Samsung, Lenovo.
Bên cạnh đó là nhiều lãnh đạo cao cấp của các công ty nước ngoài hiện đang làm ăn ở Việt Nam: Motorola, Toyota, Huyndai, Agility, Citigroup, Cofra Holding, Electriccite de France, VimpelCom, Freescale Semiconductor, SK Telecom, WI Harper Group, Trader Classified Media, VinaCapital, Dragon Capital, Indochina Capital..., với khoảng 70 đại diện.
Ngoài sự kiện hội nghị bàn tròn trên, Hội nghị Kinh tế Đối ngoại với Chính phủ Việt Nam còn có buổi giao lưu doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước dự hội nghị, triển lãm và trao giải cho doanh nghiệp.
“Hội nghị qui tụ nhiều tinh hoa của giới kinh doanh thế giới, và đây có thể được đánh giá là một trong các sự kiện kinh tế đối ngoại lớn nhất của Việt Nam nửa đầu năm 2008”, đại diện Ban tổ chức Hội nghị cho hay.
Tạp chí The Economist là đơn vị nêu sáng kiến và chủ trì tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại này.
Đây là một trong những sự kiện chính của Hội nghị Kinh tế Đối ngoại với Chính phủ Việt Nam (Business Rountable with the Government of Vietnam) với chủ đề "Việt Nam - Ngôi sao đang lên ở Châu Á" (Vietnam: Asia's Rising Star ) được tổ chức trong hai ngày (8 - 9/1/2008) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Hội nghị được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia, về việc tìm hiểu môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Tham dự hội nghị bàn tròn có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, một số bộ trưởng và chủ tịch UBND một số tỉnh thành. Bên cạnh đó là 70 đại diện của doanh nghiệp Việt Nam gồm các tổng công ty lớn và các doanh nghiệp mới nổi, có thương hiệu.
Về phía nước ngoài, hội nghị dự kiến có Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc (CEO) của các tập đoàn, như Boeing, IBM, PB, Adidas, Accor, Canon, General Electric, Intel, Nestle, Nissan, Nokia, Qantas, Samsung, Lenovo.
Bên cạnh đó là nhiều lãnh đạo cao cấp của các công ty nước ngoài hiện đang làm ăn ở Việt Nam: Motorola, Toyota, Huyndai, Agility, Citigroup, Cofra Holding, Electriccite de France, VimpelCom, Freescale Semiconductor, SK Telecom, WI Harper Group, Trader Classified Media, VinaCapital, Dragon Capital, Indochina Capital..., với khoảng 70 đại diện.
Ngoài sự kiện hội nghị bàn tròn trên, Hội nghị Kinh tế Đối ngoại với Chính phủ Việt Nam còn có buổi giao lưu doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước dự hội nghị, triển lãm và trao giải cho doanh nghiệp.
“Hội nghị qui tụ nhiều tinh hoa của giới kinh doanh thế giới, và đây có thể được đánh giá là một trong các sự kiện kinh tế đối ngoại lớn nhất của Việt Nam nửa đầu năm 2008”, đại diện Ban tổ chức Hội nghị cho hay.
Tạp chí The Economist là đơn vị nêu sáng kiến và chủ trì tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại này.