Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền về biển đảo
Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam" vừa được phê duyệt
Theo nguồn tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với 5 nội dung lớn thực hiện từ nay đến năm 2015.
Nội dung đầu tiên của đề án là tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.
Nội dung thứ hai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Theo đó, 100% số xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải đảo được tuyên truyền để nâng cao nhận thức về những vấn đề nan giải, bất cập, mâu thuẫn chủ yếu giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển, hải đảo và các nguy cơ, hiểm họa liên quan đến chính lợi ích của các cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo.
Trong nội dung này có việc tổ chức cho phóng viên báo chí, người dân, học sinh, sinh viên, ngư dân và người lao động tham quan thực tế, nghe phổ biến hoặc xem phim tài liệu về các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững một số hệ sinh thái biển (rạn san hô, rừng ngập mặn, đầm phá, thảm cỏ biển...), các mô hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thành công, công trình xử lý môi trường có hiệu quả...
Nội dung thứ ba là tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng, quảng bá thương hiệu biển Việt Nam là nội dung thứ 4 trong đề án, gắn với việc các địa phương ven biển thực hiện có hiệu quả chiến lược thương hiệu của địa phương mình, tập trung vào các nhóm thương hiệu như: các sản vật tự nhiên hoặc sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo có giá trị tiêu dùng và uy tín, chất lượng trên thị trường, có tên gọi, địa chỉ xuất xứ hàng hóa; các khu dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các vùng biển, hải đảo đã có thương hiệu; các địa điểm và quần thể tham quan ven biển, trên các hải đảo có giá trị văn hóa lịch sử và thương mại, các khu bảo tồn biển, đất ngập nước.
Để quảng bá cho thương hiệu biển Việt Nam, cộng đồng dân cư sống ven biển, trên các đảo và cộng đồng nói chung sẽ phấn đấu trở thành "đại sứ tiếp thị" cho thương hiệu biển Việt Nam.
Nội dung thứ năm là nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo. Một trong những nhiệm vụ cụ thể là các cơ quan thông tin báo chí cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng về chủ để khẳng định vị thế, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các thành tựu hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.
Kinh phí thực hiện đề án dự kiến khoảng 175 tỷ đồng (không kể nguồn hỗ trợ và huy động theo hướng xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước), trong đó ngân sách Trung ương là 118 tỷ đồng, ngân sách địa phương 57 tỷ đồng.
Nội dung đầu tiên của đề án là tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.
Nội dung thứ hai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Theo đó, 100% số xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải đảo được tuyên truyền để nâng cao nhận thức về những vấn đề nan giải, bất cập, mâu thuẫn chủ yếu giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển, hải đảo và các nguy cơ, hiểm họa liên quan đến chính lợi ích của các cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo.
Trong nội dung này có việc tổ chức cho phóng viên báo chí, người dân, học sinh, sinh viên, ngư dân và người lao động tham quan thực tế, nghe phổ biến hoặc xem phim tài liệu về các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững một số hệ sinh thái biển (rạn san hô, rừng ngập mặn, đầm phá, thảm cỏ biển...), các mô hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thành công, công trình xử lý môi trường có hiệu quả...
Nội dung thứ ba là tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng, quảng bá thương hiệu biển Việt Nam là nội dung thứ 4 trong đề án, gắn với việc các địa phương ven biển thực hiện có hiệu quả chiến lược thương hiệu của địa phương mình, tập trung vào các nhóm thương hiệu như: các sản vật tự nhiên hoặc sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo có giá trị tiêu dùng và uy tín, chất lượng trên thị trường, có tên gọi, địa chỉ xuất xứ hàng hóa; các khu dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các vùng biển, hải đảo đã có thương hiệu; các địa điểm và quần thể tham quan ven biển, trên các hải đảo có giá trị văn hóa lịch sử và thương mại, các khu bảo tồn biển, đất ngập nước.
Để quảng bá cho thương hiệu biển Việt Nam, cộng đồng dân cư sống ven biển, trên các đảo và cộng đồng nói chung sẽ phấn đấu trở thành "đại sứ tiếp thị" cho thương hiệu biển Việt Nam.
Nội dung thứ năm là nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo. Một trong những nhiệm vụ cụ thể là các cơ quan thông tin báo chí cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng về chủ để khẳng định vị thế, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các thành tựu hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.
Kinh phí thực hiện đề án dự kiến khoảng 175 tỷ đồng (không kể nguồn hỗ trợ và huy động theo hướng xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước), trong đó ngân sách Trung ương là 118 tỷ đồng, ngân sách địa phương 57 tỷ đồng.