Chính phủ yêu cầu Vinaconex giải quyết nợ lương, bảo hiểm
Phó thủ tướng yêu cầu Vinaconex tập trung vào ngành nghề chính và giải quyết các khoản nợ đối với người lao động
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Trong công văn gửi Vinaconex và một số bộ, ngành liên quan ngày 11/6, Văn phòng Chính phủ cho biết, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thời gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Vinaconex gặp khó khăn, sản xuất của tổng công ty sụt giảm; chậm trả lương, nợ lương của công nhân...
Trước thực tế đó, Phó thủ tướng yêu cầu Vinaconex cần có biện pháp quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật, tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khắc phục tình trạng nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động; đẩy mạnh tái cơ cấu theo đề án đã được duyệt.
Cùng với đó Vinaconex phải chủ động xử lý những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo và quản lý; thường xuyên tăng cường giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị trực thuộc theo quy định.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước(SCIC) đánh giá lại kết quả thực hiện tái cấu trúc Vinaconex thời gian qua, cùng các cổ đông khác tiếp tục củng cố Vinaconex theo đề án tái cấu trúc đã được duyệt; có phương án tái cơ cấu phần vốn nhà nước đầu tư tại Vinaconex; tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại Vinaconex.
Ngoài ra, SCIC phải hỗ trợ Vinaconex tái cơ cơ cấu tài chính, nâng cao năng lực của người đại diện phần vốn nhà nước tại Vinaconex và chỉ đạo người đại diện cùng Ban quản lý điều hành Vinaconex (công ty mẹ) có phương án giải quyết, xử lý nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ quy định.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Vinaconex, trong quý 1/2014, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinaconex đạt 1.587 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ. Kết quả đó đã khiến doanh nghiệp này lỗ sau thuế 10,2 tỷ đồng.
Trong công văn gửi Vinaconex và một số bộ, ngành liên quan ngày 11/6, Văn phòng Chính phủ cho biết, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thời gian qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Vinaconex gặp khó khăn, sản xuất của tổng công ty sụt giảm; chậm trả lương, nợ lương của công nhân...
Trước thực tế đó, Phó thủ tướng yêu cầu Vinaconex cần có biện pháp quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật, tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khắc phục tình trạng nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động; đẩy mạnh tái cơ cấu theo đề án đã được duyệt.
Cùng với đó Vinaconex phải chủ động xử lý những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo và quản lý; thường xuyên tăng cường giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị trực thuộc theo quy định.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước(SCIC) đánh giá lại kết quả thực hiện tái cấu trúc Vinaconex thời gian qua, cùng các cổ đông khác tiếp tục củng cố Vinaconex theo đề án tái cấu trúc đã được duyệt; có phương án tái cơ cấu phần vốn nhà nước đầu tư tại Vinaconex; tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước tại Vinaconex.
Ngoài ra, SCIC phải hỗ trợ Vinaconex tái cơ cơ cấu tài chính, nâng cao năng lực của người đại diện phần vốn nhà nước tại Vinaconex và chỉ đạo người đại diện cùng Ban quản lý điều hành Vinaconex (công ty mẹ) có phương án giải quyết, xử lý nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ quy định.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Vinaconex, trong quý 1/2014, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinaconex đạt 1.587 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ. Kết quả đó đã khiến doanh nghiệp này lỗ sau thuế 10,2 tỷ đồng.