Chính sách cho lao động làm việc tại Lào: Quá nhiều bất cập
Việc hợp tác đầu tư sang Lào đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến nhu cầu sử dụng lao động thời gian tới rất lớn
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện có trên 20.000 lao động Việt Nam làm việc tại Lào. Việc hợp tác đầu tư sang Lào đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến nhu cầu sử dụng lao động thời gian tới rất lớn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc về quản lý đối với người lao động Việt Nam khi sang Lào.
Dự án tăng
Tính đến nay, Chính phủ Lào đã cấp giấy phép cho 174 dự án của các nhà đầu tư Việt Nam với số vốn gần 900 triệu USD, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực xây dựng, giao thông, xây dựng các công trình thuỷ điện, trồng trọt và khai thác cây công nghiệp...
Hiện người lao động Việt Nam làm việc tại Lào phần lớn đi theo các dự án hợp tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới, lao động theo mùa vụ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hiện có 150 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư và trúng thầu các dự án lớn tại Lào. Nhiều dự án đang triển khai thực hiện, số lao động và cán bộ kỹ thuật làm việc thường xuyên đã lên trên 20.000 người.
Trong đó, chỉ riêng số lao động làm việc tại các dự án thuỷ điện của Tổng công ty Sông Đà gần 5.000 người. Và con số này sẽ là 10.000 người vào năm 2012 tại các dự án thuỷ điện Xêkaman 2, 4, thuỷ điện Sê Kông, Sê Bang Hiêng, Đắc Y Mơn và thuỷ điện Luôngprabăng...
Tập đoàn Công nghiệp Caosu Việt Nam mới triển khai trồng 10.000 ha trong tổng số 60.000 ha được cấp phép, nhưng cũng đã đưa 500 lao động Việt Nam sang nước bạn Lào, sử dụng trên 1.000 lao động địa phương Lào... Có thể thấy, nhu cầu lao động làm việc tại Lào vài năm tới là rất lớn.
Kể từ năm 1999 đến nay, Chính phủ Việt Nam và Lào đã có nhiều ký kết thoả thuận về hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế xã hội... Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã có nhiều ký kết hợp tác, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam. Nhưng thực tế còn rất nhiều trở ngại.
Vướng mắc nhiều
Trong một hội nghị Bộ trưởng hai nước Việt Nam - Lào về hợp tác lao động vừa được tổ chức mới đây, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc liên quan đến lao động.
Theo Phó tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà Lê Văn Tốn, cần điều chỉnh, thay đổi chính sách, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để lao động Việt Nam không thiệt thòi khi lao động tại đây. Bởi theo quy định hiện hành của Việt Nam, người lao động đi làm việc ở Lào nhưng hợp đồng lao động lại ký với công ty mẹ ở Việt Nam, đóng bảo hiểm xã hội trong nước theo hình thức tự nguyện và chỉ được hưởng hai chế độ đó là: hưu trí và tử tuất, các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bị bảo hiểm xã hội Việt Nam từ chối.
Hiện hầu hết các dự án do Tổng công ty Sông Đà đầu tư tại Lào ở khu vực hẻo lánh, địa hình hiểm trở, người lao động Việt Nam khám chữa bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi đến các cơ sở y tế của Lào. Trong khi đó, các cơ sở y tế của Việt Nam tại các vùng biên giới với Lào khá tiện lợi nhưng không được quyền điều trị.
Về thời hạn lao động và đăng ký lưu trú, theo quy định của Nhà nước Lào, các công ty cổ phần chỉ được phép sử dụng 10% lao động Việt Nam, các công ty muốn đưa người sang làm dưới dạng hợp đồng thời vụ thì không được. Người lao động Việt Nam sang thực hiện dự án ở Lào chỉ được đi dưới dạng du lịch, hàng tháng phải về lại cửa khẩu hai nước làm thủ tục xuất nhập cảnh. Theo ông Lê Quang Thung, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Caosu Việt Nam, điều này đã gây phiền hà khó khăn cho việc đi lại.
Thêm vào đó, làm thủ tục tạm trú lao động cũng rất phiền hà và tốn kém. Đóng thuế 10% thu nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng quá cao, chưa phù hợp với điều kiện tiền lương của người lao động Việt Nam tại Lào (theo quy định của nhà nước Lào, các công ty cổ phần chỉ được sử dụng 10% lao động Việt Nam, phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10%, đóng các khoản tạm trú là 300 USD/người/năm (gồm thủ tục lao động 120 USD, thẻ lưu trú 60 USD, visa 120 USD).
Theo ông Bùi Đình Chủ, phó Tổng giám đốc Công ty Hợp tác kinh tế, vì các khoản phí phải nộp so với tổng thu nhập quá cao (bằng 18% thu nhập của người lao động) nên đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam khó tuyển chọn được cán bộ đủ năng lực đưa sang Lào làm việc.
Ông Chủ kiến nghị, Việt Nam cần có các chính sách ưu đãi về tài chính, lao động cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Về phía Lào, kiến nghị miễn phí làm thẻ cư trú và giảm phí làm thẻ lao động, giảm thuế thu nhập cá nhân để phù hợp hơn với mức thu nhập hiện tại. Các khoản phí nên chia từng tháng để đóng. Tháng nào không làm không phải đóng thuế.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, hiện Cục đang đàm phán với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Lào để lao động Việt Nam cảm thấy thoải mái và doanh nghiệp Việt Nam cũng tuyển đủ lao động thực hiện các dự án mà không bị chậm tiến độ.
Việc Chính phủ Lào quy định hạn ngạch 10% với lao động phổ thông và 20% với lao động kỹ thuật cho mỗi dự án đầu tư nước ngoài chưa phù hợp với đặc thù về tình hình nguồn nhân lực của Lào bởi hầu hết các dự án đầu tư được triển khai tại Lào thường cách xa khu dân cư, nhân lực tại chỗ không đáp ứng được.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc về quản lý đối với người lao động Việt Nam khi sang Lào.
Dự án tăng
Tính đến nay, Chính phủ Lào đã cấp giấy phép cho 174 dự án của các nhà đầu tư Việt Nam với số vốn gần 900 triệu USD, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực xây dựng, giao thông, xây dựng các công trình thuỷ điện, trồng trọt và khai thác cây công nghiệp...
Hiện người lao động Việt Nam làm việc tại Lào phần lớn đi theo các dự án hợp tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới, lao động theo mùa vụ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) hiện có 150 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư và trúng thầu các dự án lớn tại Lào. Nhiều dự án đang triển khai thực hiện, số lao động và cán bộ kỹ thuật làm việc thường xuyên đã lên trên 20.000 người.
Trong đó, chỉ riêng số lao động làm việc tại các dự án thuỷ điện của Tổng công ty Sông Đà gần 5.000 người. Và con số này sẽ là 10.000 người vào năm 2012 tại các dự án thuỷ điện Xêkaman 2, 4, thuỷ điện Sê Kông, Sê Bang Hiêng, Đắc Y Mơn và thuỷ điện Luôngprabăng...
Tập đoàn Công nghiệp Caosu Việt Nam mới triển khai trồng 10.000 ha trong tổng số 60.000 ha được cấp phép, nhưng cũng đã đưa 500 lao động Việt Nam sang nước bạn Lào, sử dụng trên 1.000 lao động địa phương Lào... Có thể thấy, nhu cầu lao động làm việc tại Lào vài năm tới là rất lớn.
Kể từ năm 1999 đến nay, Chính phủ Việt Nam và Lào đã có nhiều ký kết thoả thuận về hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế xã hội... Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào đã có nhiều ký kết hợp tác, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam. Nhưng thực tế còn rất nhiều trở ngại.
Vướng mắc nhiều
Trong một hội nghị Bộ trưởng hai nước Việt Nam - Lào về hợp tác lao động vừa được tổ chức mới đây, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc liên quan đến lao động.
Theo Phó tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà Lê Văn Tốn, cần điều chỉnh, thay đổi chính sách, nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội để lao động Việt Nam không thiệt thòi khi lao động tại đây. Bởi theo quy định hiện hành của Việt Nam, người lao động đi làm việc ở Lào nhưng hợp đồng lao động lại ký với công ty mẹ ở Việt Nam, đóng bảo hiểm xã hội trong nước theo hình thức tự nguyện và chỉ được hưởng hai chế độ đó là: hưu trí và tử tuất, các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bị bảo hiểm xã hội Việt Nam từ chối.
Hiện hầu hết các dự án do Tổng công ty Sông Đà đầu tư tại Lào ở khu vực hẻo lánh, địa hình hiểm trở, người lao động Việt Nam khám chữa bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi đến các cơ sở y tế của Lào. Trong khi đó, các cơ sở y tế của Việt Nam tại các vùng biên giới với Lào khá tiện lợi nhưng không được quyền điều trị.
Về thời hạn lao động và đăng ký lưu trú, theo quy định của Nhà nước Lào, các công ty cổ phần chỉ được phép sử dụng 10% lao động Việt Nam, các công ty muốn đưa người sang làm dưới dạng hợp đồng thời vụ thì không được. Người lao động Việt Nam sang thực hiện dự án ở Lào chỉ được đi dưới dạng du lịch, hàng tháng phải về lại cửa khẩu hai nước làm thủ tục xuất nhập cảnh. Theo ông Lê Quang Thung, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Caosu Việt Nam, điều này đã gây phiền hà khó khăn cho việc đi lại.
Thêm vào đó, làm thủ tục tạm trú lao động cũng rất phiền hà và tốn kém. Đóng thuế 10% thu nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng quá cao, chưa phù hợp với điều kiện tiền lương của người lao động Việt Nam tại Lào (theo quy định của nhà nước Lào, các công ty cổ phần chỉ được sử dụng 10% lao động Việt Nam, phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10%, đóng các khoản tạm trú là 300 USD/người/năm (gồm thủ tục lao động 120 USD, thẻ lưu trú 60 USD, visa 120 USD).
Theo ông Bùi Đình Chủ, phó Tổng giám đốc Công ty Hợp tác kinh tế, vì các khoản phí phải nộp so với tổng thu nhập quá cao (bằng 18% thu nhập của người lao động) nên đã khiến các nhà đầu tư Việt Nam khó tuyển chọn được cán bộ đủ năng lực đưa sang Lào làm việc.
Ông Chủ kiến nghị, Việt Nam cần có các chính sách ưu đãi về tài chính, lao động cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Về phía Lào, kiến nghị miễn phí làm thẻ cư trú và giảm phí làm thẻ lao động, giảm thuế thu nhập cá nhân để phù hợp hơn với mức thu nhập hiện tại. Các khoản phí nên chia từng tháng để đóng. Tháng nào không làm không phải đóng thuế.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, hiện Cục đang đàm phán với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Lào để lao động Việt Nam cảm thấy thoải mái và doanh nghiệp Việt Nam cũng tuyển đủ lao động thực hiện các dự án mà không bị chậm tiến độ.
Việc Chính phủ Lào quy định hạn ngạch 10% với lao động phổ thông và 20% với lao động kỹ thuật cho mỗi dự án đầu tư nước ngoài chưa phù hợp với đặc thù về tình hình nguồn nhân lực của Lào bởi hầu hết các dự án đầu tư được triển khai tại Lào thường cách xa khu dân cư, nhân lực tại chỗ không đáp ứng được.