Chính sách công: Từ “anh hùng” thành “tội đồ”?
Chính sách của các chính phủ giờ đã trở thành một nguồn gây phức tạp cho tình hình kinh tế thế giới hiện nay
Bài báo nhan đề “Fear returns” (“Nỗi sợ hãi trở lại”) đăng trên tạp chí Economist cho rằng, từ chỗ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đây, chính sách của các chính phủ giờ đây lại trở thành nguồn gốc gây phức tạp cho tình hình kinh tế thế giới.
Mặc dù hiện tại thị trường tài chính toàn cầu chưa tới mức căng thẳng như khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản hồi năm 2009, nhưng chưa khi nào giới đầu tư lại lo ngại như lúc này. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán toàn cầu từ giữa tháng 4 tới nay đã “bốc hơi” trên 15% giá trị.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh, do giới đầu tư ồ ạt chuyển vốn sang loại tài sản này vì xem đây là một kênh đầu tư có độ an toàn cao hơn. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London lên mức cao nhất trong 10 tháng. Giới đầu tư đang quan ngại về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới.
Vậy đâu là lý do phía sau những bất ổn mới này trên thị trường? Mối lo ngại về rủi ro địa chính trị, đặc biệt do căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, không phải là câu trả lời xác đáng nhất. Economist cho rằng, những bất ổn mới trên thị trường toàn cầu xuất phát từ hai nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất nằm ở sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Các nhà đầu tư đang lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, cộng với nguy cơ nổ tung của bong bóng bất động sản Trung Quốc, và chương trình kích thích kinh tế dần đi vào hồi kết của Mỹ có thể hãm phanh tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân thứ hai liên quan tới chính sách của các chính phủ. Từ chương trình cải tổ hệ thống giám sát tài chính của Mỹ tới lệnh cấm bán khống ở Đức, các chính trị gia đang điều chỉnh các quy tắc theo những cách khó đoán định.
Ngoài ra, quy mô khổng lồ của các khoản nợ công cũng khiến các chính phủ không còn nhiều cơ hội để tung ra những gói kích thích kinh tế, trong bối cảnh tăng trưởng suy giảm. Đồng thời, nhiều chính phủ cũng buộc phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách.
Điều đáng lo ngại là, tình hình hiện nay dường như là sự đảo ngược của những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008-2009. Khi đó, sự phối hợp hành động của các chính phủ trên quy mô lớn đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng trở thành một thảm họa đại suy thoái. Nhưng giờ đây, những chính sách bất hợp lý của các chính phủ lại là nguồn rủi ro ngăn chặn đà phục hồi của kinh tế thế giới.
Nhưng rủi ro này cũng không dễ trở thành hiện thực. Những lo ngại về sự mong manh của phục hồi kinh tế toàn cầu đã bị thổi phồng. Với sự dẫn đầu của các nền kinh tế mới nổi, kinh tế thế giới được cho là đang tăng trưởng với tốc độ trên 5% mỗi năm, nhanh hơn so với dự báo trước đây.
Tốc độ này sẽ, và nên, được giảm xuống, một khi các nền kinh tế mới nổi lớn cần ngăn chặn sự leo thang của lạm phát và sự hình thành của bong bóng tài sản. Chính phủ Trung Quốc đang liên tục có những biện pháp nhằm hạ nhiệt cơn sốt giá nhà đất ở nước này.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng có thể giảm tốc một khi các doanh nghiệp ngừng quá trình làm đầy hàng tồn kho và gói kích thích của Washington dần đi vào hồi kết. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới không có dấu hiệu gì chứng tỏ sắp rơi vào một đợt suy thoái mới.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã được cải thiện, và họ cũng bắt đầu mở ví nhiều hơn khi tình hình thị trường việc làm ít nhiều khởi sắc. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ có khả năng sẽ giảm tốc quá trình thắt chặt tài khóa bằng một chương trình kích thích kinh tế nhỏ trong thời gian ngắn.
Triển vọng tăng trưởng u ám hơn cả là tại khu vực châu Âu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ có khả năng chỉ làm chậm lại sự phục hồi vốn đã mong manh của nền kinh tế châu lục, thay vì tạo ra một sự sụt giảm tăng trưởng mạnh mẽ.
Những quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn trong khu vực sẽ đối mặt với tốc độ tăng trưởng ì ạch lâu hơn, khi các biện pháp cắt giảm bội chi được thực hiện. Mặc dù vậy, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ ít nhiều được hỗ trợ bằng sự tăng trưởng xuất khẩu nhờ đồng Euro mất giá.
Nếu chỉ nhìn vào những triển vọng ngắn hạn như trên, thì sẽ khó lý giải được vì sao thị trường tài chính toàn cầu lại có sự quan ngại lớn tới vậy. Nhưng lý do nằm ở nguy cơ xảy ra những hậu quả xấu hơn trong dài hạn, và rủi ro này nằm chủ yếu trong chính sách của các chính phủ.
Economist cho rằng, nơi mà các chính sách “có vấn đề” nhất chính là ở châu Âu. Để cứu đồng Euro, châu Âu không chỉ cần những biện pháp điều chỉnh mạnh tay đối với chính sách tài khóa, mà còn cần tới những cải cách cơ cấu sâu sắc. Các quốc gia có thâm hụt ngân sách khổng lồ, chủ yếu ở khu vực Nam Âu, cần trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu công.
Những nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu kém cần cải thiện thị trường việc làm và sản phẩm. Các nước có thặng dư cán cân vãng lai lớn, chủ yếu ở khu vực Bắc Âu, cần có sự hỗ trợ nền kinh tế khu vực bằng cách tránh hạn chế chi tiêu quá mạnh, đồng thời có những cải cách để khuyến khích chi tiêu công.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần hạn chế những tác động bất lợi của chính sách tài khóa thắt chặt bằng một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ Đức lại muốn làm điều hoàn toàn ngược lại với những gì mà họ cần làm: cam kết sẽ mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Giới quan sát lo ngại, với áp lực từ Đức, ECB cũng sẽ có những bước đi sai lầm khi thắt chặt chính sách tiền tệ, tạo ra sự đình trệ tăng trưởng kéo dài ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone).
Các chính phủ bên ngoài Eurozone cũng có thể đưa ra những quyết định sai lầm, đặc biệt trong vấn đề tỷ giá và chính sách tài khóa. Trung Quốc dường như đang cho rằng, việc đồng Euro giảm giá sẽ làm bớt sự cấp thiết phải nâng giá đồng Nhân dân tệ.
Nhưng Economist cho rằng, sẽ là đúng nếu Bắc Kinh làm điều ngược lại. Với việc một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là châu Âu gặp khó khăn, nước này cần thúc đẩy hơn nữa việc cân bằng nền kinh tế, bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Mà điều này chỉ đạt được, nếu đồng Nhân dân tệ mạnh hơn.
Tuy nhiên, đối với phần lớn các quốc gia giàu có, hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nằm ở lĩnh vực tài khóa. Các chính phủ cần thận trọng để tránh áp dụng quá sớm và quá mạnh tay các biện pháp thắt chặt chi tiêu công, đồng thời cũng cần tránh để tình trạng tài chính công của họ ở trong tình trạng lỏng lẻo quá lâu.
Ở một số quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn, mối lo về sự chao đảo của thị trường trái phiếu đang buộc các chính phủ phải có hành động gấp. Chính phủ mới của Anh mới đây đã đưa ra một chương trình sơ bộ về cắt giảm chi tiêu, nhưng vấn đề là phải thực hiện sao cho khéo, để tránh đẩy nền kinh tế rơi vào một đợt suy thoái mới.
Tuy nhiên, chính cuộc khủng hoảng Hy Lạp lại làm giảm bớt những áp lực đối với nước Mỹ trong việc giảm thâm hụt ngân sách, vì mối lo liên quan tới Athens đã thúc đẩy giới đầu tư ồ ạt mua trái phiếu kho bạc Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ giảm xuống.
Lợi suất trái phiếu thấp và đồng USD mạnh sẽ giúp nước Mỹ tăng chi tiêu, theo đó giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của các biện pháp thắt chặt chi tiêu công. Nhờ vai trò đồng tiền quốc tế của USD, nước Mỹ có nhiều khả năng về tài khóa hơn các quốc gia có thâm hụt ngân sách cao khác. Mặc dù vậy, trong dài hạn, Mỹ vẫn cần phải giảm mức thâm hụt chi tiêu công khổng lồ hiện nay xuống.
Bài báo của Economist kết luận, sự lo lắng hiện nay của thế giới là có cơ sở. Mặc dù những yếu tố cơ bản của nền kinh tế toàn cầu hiện nay không tệ, nhưng quyết sách của các chính trị gia lại không hẳn là tốt. Ở thời điểm này, đó chính là nguồn rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù hiện tại thị trường tài chính toàn cầu chưa tới mức căng thẳng như khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers phá sản hồi năm 2009, nhưng chưa khi nào giới đầu tư lại lo ngại như lúc này. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán toàn cầu từ giữa tháng 4 tới nay đã “bốc hơi” trên 15% giá trị.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh, do giới đầu tư ồ ạt chuyển vốn sang loại tài sản này vì xem đây là một kênh đầu tư có độ an toàn cao hơn. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London lên mức cao nhất trong 10 tháng. Giới đầu tư đang quan ngại về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới.
Vậy đâu là lý do phía sau những bất ổn mới này trên thị trường? Mối lo ngại về rủi ro địa chính trị, đặc biệt do căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, không phải là câu trả lời xác đáng nhất. Economist cho rằng, những bất ổn mới trên thị trường toàn cầu xuất phát từ hai nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất nằm ở sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Các nhà đầu tư đang lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, cộng với nguy cơ nổ tung của bong bóng bất động sản Trung Quốc, và chương trình kích thích kinh tế dần đi vào hồi kết của Mỹ có thể hãm phanh tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân thứ hai liên quan tới chính sách của các chính phủ. Từ chương trình cải tổ hệ thống giám sát tài chính của Mỹ tới lệnh cấm bán khống ở Đức, các chính trị gia đang điều chỉnh các quy tắc theo những cách khó đoán định.
Ngoài ra, quy mô khổng lồ của các khoản nợ công cũng khiến các chính phủ không còn nhiều cơ hội để tung ra những gói kích thích kinh tế, trong bối cảnh tăng trưởng suy giảm. Đồng thời, nhiều chính phủ cũng buộc phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách.
Điều đáng lo ngại là, tình hình hiện nay dường như là sự đảo ngược của những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008-2009. Khi đó, sự phối hợp hành động của các chính phủ trên quy mô lớn đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng trở thành một thảm họa đại suy thoái. Nhưng giờ đây, những chính sách bất hợp lý của các chính phủ lại là nguồn rủi ro ngăn chặn đà phục hồi của kinh tế thế giới.
Nhưng rủi ro này cũng không dễ trở thành hiện thực. Những lo ngại về sự mong manh của phục hồi kinh tế toàn cầu đã bị thổi phồng. Với sự dẫn đầu của các nền kinh tế mới nổi, kinh tế thế giới được cho là đang tăng trưởng với tốc độ trên 5% mỗi năm, nhanh hơn so với dự báo trước đây.
Tốc độ này sẽ, và nên, được giảm xuống, một khi các nền kinh tế mới nổi lớn cần ngăn chặn sự leo thang của lạm phát và sự hình thành của bong bóng tài sản. Chính phủ Trung Quốc đang liên tục có những biện pháp nhằm hạ nhiệt cơn sốt giá nhà đất ở nước này.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng có thể giảm tốc một khi các doanh nghiệp ngừng quá trình làm đầy hàng tồn kho và gói kích thích của Washington dần đi vào hồi kết. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới không có dấu hiệu gì chứng tỏ sắp rơi vào một đợt suy thoái mới.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã được cải thiện, và họ cũng bắt đầu mở ví nhiều hơn khi tình hình thị trường việc làm ít nhiều khởi sắc. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ có khả năng sẽ giảm tốc quá trình thắt chặt tài khóa bằng một chương trình kích thích kinh tế nhỏ trong thời gian ngắn.
Triển vọng tăng trưởng u ám hơn cả là tại khu vực châu Âu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ có khả năng chỉ làm chậm lại sự phục hồi vốn đã mong manh của nền kinh tế châu lục, thay vì tạo ra một sự sụt giảm tăng trưởng mạnh mẽ.
Những quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn trong khu vực sẽ đối mặt với tốc độ tăng trưởng ì ạch lâu hơn, khi các biện pháp cắt giảm bội chi được thực hiện. Mặc dù vậy, niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ ít nhiều được hỗ trợ bằng sự tăng trưởng xuất khẩu nhờ đồng Euro mất giá.
Nếu chỉ nhìn vào những triển vọng ngắn hạn như trên, thì sẽ khó lý giải được vì sao thị trường tài chính toàn cầu lại có sự quan ngại lớn tới vậy. Nhưng lý do nằm ở nguy cơ xảy ra những hậu quả xấu hơn trong dài hạn, và rủi ro này nằm chủ yếu trong chính sách của các chính phủ.
Economist cho rằng, nơi mà các chính sách “có vấn đề” nhất chính là ở châu Âu. Để cứu đồng Euro, châu Âu không chỉ cần những biện pháp điều chỉnh mạnh tay đối với chính sách tài khóa, mà còn cần tới những cải cách cơ cấu sâu sắc. Các quốc gia có thâm hụt ngân sách khổng lồ, chủ yếu ở khu vực Nam Âu, cần trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu công.
Những nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu kém cần cải thiện thị trường việc làm và sản phẩm. Các nước có thặng dư cán cân vãng lai lớn, chủ yếu ở khu vực Bắc Âu, cần có sự hỗ trợ nền kinh tế khu vực bằng cách tránh hạn chế chi tiêu quá mạnh, đồng thời có những cải cách để khuyến khích chi tiêu công.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần hạn chế những tác động bất lợi của chính sách tài khóa thắt chặt bằng một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
Tuy nhiên, có vẻ như Chính phủ Đức lại muốn làm điều hoàn toàn ngược lại với những gì mà họ cần làm: cam kết sẽ mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Giới quan sát lo ngại, với áp lực từ Đức, ECB cũng sẽ có những bước đi sai lầm khi thắt chặt chính sách tiền tệ, tạo ra sự đình trệ tăng trưởng kéo dài ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone).
Các chính phủ bên ngoài Eurozone cũng có thể đưa ra những quyết định sai lầm, đặc biệt trong vấn đề tỷ giá và chính sách tài khóa. Trung Quốc dường như đang cho rằng, việc đồng Euro giảm giá sẽ làm bớt sự cấp thiết phải nâng giá đồng Nhân dân tệ.
Nhưng Economist cho rằng, sẽ là đúng nếu Bắc Kinh làm điều ngược lại. Với việc một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là châu Âu gặp khó khăn, nước này cần thúc đẩy hơn nữa việc cân bằng nền kinh tế, bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng trong nước. Mà điều này chỉ đạt được, nếu đồng Nhân dân tệ mạnh hơn.
Tuy nhiên, đối với phần lớn các quốc gia giàu có, hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nằm ở lĩnh vực tài khóa. Các chính phủ cần thận trọng để tránh áp dụng quá sớm và quá mạnh tay các biện pháp thắt chặt chi tiêu công, đồng thời cũng cần tránh để tình trạng tài chính công của họ ở trong tình trạng lỏng lẻo quá lâu.
Ở một số quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn, mối lo về sự chao đảo của thị trường trái phiếu đang buộc các chính phủ phải có hành động gấp. Chính phủ mới của Anh mới đây đã đưa ra một chương trình sơ bộ về cắt giảm chi tiêu, nhưng vấn đề là phải thực hiện sao cho khéo, để tránh đẩy nền kinh tế rơi vào một đợt suy thoái mới.
Tuy nhiên, chính cuộc khủng hoảng Hy Lạp lại làm giảm bớt những áp lực đối với nước Mỹ trong việc giảm thâm hụt ngân sách, vì mối lo liên quan tới Athens đã thúc đẩy giới đầu tư ồ ạt mua trái phiếu kho bạc Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ giảm xuống.
Lợi suất trái phiếu thấp và đồng USD mạnh sẽ giúp nước Mỹ tăng chi tiêu, theo đó giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của các biện pháp thắt chặt chi tiêu công. Nhờ vai trò đồng tiền quốc tế của USD, nước Mỹ có nhiều khả năng về tài khóa hơn các quốc gia có thâm hụt ngân sách cao khác. Mặc dù vậy, trong dài hạn, Mỹ vẫn cần phải giảm mức thâm hụt chi tiêu công khổng lồ hiện nay xuống.
Bài báo của Economist kết luận, sự lo lắng hiện nay của thế giới là có cơ sở. Mặc dù những yếu tố cơ bản của nền kinh tế toàn cầu hiện nay không tệ, nhưng quyết sách của các chính trị gia lại không hẳn là tốt. Ở thời điểm này, đó chính là nguồn rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.