Chính sách tiền tệ hội nhập: Áp lực và ứng xử
Thách thức đối với nền kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng trước hội nhập dường như chỉ mới bắt đầu
Thách thức đối với nền kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng trước hội nhập dường như chỉ mới bắt đầu.
Nhận định trên được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo “Đổi mới và phát triển ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, do Bộ Công Thương và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/9/2008.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước nhận xét: qua hai năm hội nhập, chính sách tiền tệ phải đối mặt với 3 vấn đề lớn, đó là: kiểm soát tổng lượng tiền, lãi suất, tỷ giá khi lạm phát gia tăng; ngăn chặn bất ổn do tự do hóa giao dịch vốn và đặc biệt là ảnh hưởng của xu hướng nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới.
Nhận diện những áp lực
Bà Thanh phân tích, nếu như năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ 55,261 tỷ USD thì đến 2007 lên tới 111,243 tỷ USD và con số này của nửa đầu 2008 là 75,466 tỷ USD.
Cùng với đó là dòng vốn bên ngoài như đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII), chuyển tiền tư nhân ngày càng lớn, nhất là đầu tư gián tiếp: năm 2006 vốn FII chỉ 1,3 tỷ USD nhưng đến 2007, FII vượt quá 6,2 tỷ USD.
Ngoại tệ vào nhiều, giúp cho cán cân thanh toán tổng thể thặng dư và xét ở một góc độ khác, đó là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại tệ, cơ sở để ổn định tỷ giá và làm an lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Thế nhưng, sự tràn vào ồ ạt của dòng ngoại tệ trong một thời gian ngắn còn gây ra những tác động xấu khác. “Về lý thuyết cũng như thực tiễn, kết quả của cán cân thanh toán sẽ làm thay đổi tài sản “Có” ngoại tệ ròng, mà sự thay đổi tài sản “Có” ngoại tệ ròng sẽ làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán”, bà Thanh nói.
Ngoài ra, trong nền kinh tế đô la hóa như Việt Nam, mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất nội và ngoại tệ quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Vì thế, nếu không đảm bảo lợi tức cân bằng giữa hai loại đồng tiền này, đương nhiên sẽ có sự dịch chuyển đầu tư giữa hai thị trường này và công việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn hơn.
Điều này đã được kiểm chứng rất rõ trong nửa đầu năm 2008 khi giá một USD trên thị trường tự do xuống tới 15.400 VND và vài tháng sau vọt lên 19.500 VND và “con ngựa bất kham” này chỉ chịu đứng yên khi Ngân hàng Nhà nước tung nhiều tỷ USD dự trữ ngoại hối để bình ổn.
Áp lực tiếp theo, đó là ngăn chặn bất ổn khi tự do hóa giao dịch vốn. Khi đã chấp nhận hội nhập, sẽ không thể cưỡng lại xu thế tự do hóa tài khoản vốn. Và cùng với quá trình này là các rào cản giao dịch vốn phải gỡ bỏ, dòng vốn ngoại có thể “vào - ra” bất cứ lúc nào, với bất cứ quy mô nào.
Chính thực tế này, đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước rất lúng túng trong việc điều hành giữa một bên là duy trì ổn định tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu và bên kia là mối nguy lạm phát khi mở rộng cung tiền.
Cuối cùng, khi hội nhập, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ còn gặp phải một mối lo khác là những tác động tiêu cực đến từ động thái nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhất là những quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ hay khối châu Âu.
Ứng xử như thế nào?
Trước những áp lực nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài, chính sách tiền tệ chỉ nên hướng về một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, đồng thời phải theo nguyên tắc “hướng về phía trước”.
Bởi theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) thì độ trễ của chính sách tiền tệ thường kéo dài từ 4 - 6 tháng. Theo đó, các chuyên gia đã tập trung phân tích và đưa ra các khuyến nghị đối với điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Thứ nhất, do thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển, một số hoạt động tiền tệ còn ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước nên tại thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước nên tập trung năng lực kiểm soát tiền tệ, nỗ lực đưa các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, phải xây dựng các điều kiện cần thiết để đến 2012, thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ kiểm soát lãi suất.
Qua đó, tạo dựng hệ thống lãi suất chủ đạo và mục tiêu trung gian là lãi suất thị trường. Khi thị trường tiền tệ đã phát triển và xu hướng tự do hóa lãi suất gia tăng mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước nên chuyển sang khuôn khổ chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.
Thứ hai, điều hành chính sách tiền tệ vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, vì thế đòi hỏi những nhà quản lý phải có kiến thức và kỹ năng. Để làm được điều này, không còn cách nào khác ngoài tăng cường đào tạo mới, tái đào tạo cán bộ ở các lĩnh vực phân tích dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực này vào hệ thống quản trị điều hành.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua các kênh, xác định mức độ tác động của chính sách tiền tệ qua các kênh và lựa chọn kênh phù hợp. Điều này có nghĩa là nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị trường cho các thành viên thị trường tiền tệ, để họ có phản ứng phù hợp với xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều này vô cùng quan trọng bởi lẽ, khi các thành viên thị trường tiền tệ hoạt động tốt, phản ứng nhanh nhạy thì luân chuẩn tiền tệ sẽ tốt và ít rủi ro, cơ chế tác động của chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả và kịp thời.
Thứ tư, hoàn thiện thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác phân tích dự báo theo mô hình kinh tế lượng và phân tích định lượng.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, vấn đề nắm bắt thông tin hiện còn nhiều bất cập, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phân bổ chưa đồng nhất giữa các năm. Thậm chí nhiều chỉ tiêu như chỉ số lạm phát cơ bản, chỉ số giá loại bỏ tác động của thuế, giá dầu.. . vẫn chưa có nên điều hành các chính sách tiền tệ gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, cung cấp cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành là điều rất cần thiết, nhất là trao đổi thông tin về chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế rõ ràng, kịp thời để điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.
Nhận định trên được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo “Đổi mới và phát triển ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, do Bộ Công Thương và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/9/2008.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước nhận xét: qua hai năm hội nhập, chính sách tiền tệ phải đối mặt với 3 vấn đề lớn, đó là: kiểm soát tổng lượng tiền, lãi suất, tỷ giá khi lạm phát gia tăng; ngăn chặn bất ổn do tự do hóa giao dịch vốn và đặc biệt là ảnh hưởng của xu hướng nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới.
Nhận diện những áp lực
Bà Thanh phân tích, nếu như năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ 55,261 tỷ USD thì đến 2007 lên tới 111,243 tỷ USD và con số này của nửa đầu 2008 là 75,466 tỷ USD.
Cùng với đó là dòng vốn bên ngoài như đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII), chuyển tiền tư nhân ngày càng lớn, nhất là đầu tư gián tiếp: năm 2006 vốn FII chỉ 1,3 tỷ USD nhưng đến 2007, FII vượt quá 6,2 tỷ USD.
Ngoại tệ vào nhiều, giúp cho cán cân thanh toán tổng thể thặng dư và xét ở một góc độ khác, đó là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại tệ, cơ sở để ổn định tỷ giá và làm an lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Thế nhưng, sự tràn vào ồ ạt của dòng ngoại tệ trong một thời gian ngắn còn gây ra những tác động xấu khác. “Về lý thuyết cũng như thực tiễn, kết quả của cán cân thanh toán sẽ làm thay đổi tài sản “Có” ngoại tệ ròng, mà sự thay đổi tài sản “Có” ngoại tệ ròng sẽ làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán”, bà Thanh nói.
Ngoài ra, trong nền kinh tế đô la hóa như Việt Nam, mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất nội và ngoại tệ quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Vì thế, nếu không đảm bảo lợi tức cân bằng giữa hai loại đồng tiền này, đương nhiên sẽ có sự dịch chuyển đầu tư giữa hai thị trường này và công việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn hơn.
Điều này đã được kiểm chứng rất rõ trong nửa đầu năm 2008 khi giá một USD trên thị trường tự do xuống tới 15.400 VND và vài tháng sau vọt lên 19.500 VND và “con ngựa bất kham” này chỉ chịu đứng yên khi Ngân hàng Nhà nước tung nhiều tỷ USD dự trữ ngoại hối để bình ổn.
Áp lực tiếp theo, đó là ngăn chặn bất ổn khi tự do hóa giao dịch vốn. Khi đã chấp nhận hội nhập, sẽ không thể cưỡng lại xu thế tự do hóa tài khoản vốn. Và cùng với quá trình này là các rào cản giao dịch vốn phải gỡ bỏ, dòng vốn ngoại có thể “vào - ra” bất cứ lúc nào, với bất cứ quy mô nào.
Chính thực tế này, đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước rất lúng túng trong việc điều hành giữa một bên là duy trì ổn định tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu và bên kia là mối nguy lạm phát khi mở rộng cung tiền.
Cuối cùng, khi hội nhập, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ còn gặp phải một mối lo khác là những tác động tiêu cực đến từ động thái nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhất là những quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ hay khối châu Âu.
Ứng xử như thế nào?
Trước những áp lực nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài, chính sách tiền tệ chỉ nên hướng về một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, đồng thời phải theo nguyên tắc “hướng về phía trước”.
Bởi theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) thì độ trễ của chính sách tiền tệ thường kéo dài từ 4 - 6 tháng. Theo đó, các chuyên gia đã tập trung phân tích và đưa ra các khuyến nghị đối với điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Thứ nhất, do thị trường tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển, một số hoạt động tiền tệ còn ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước nên tại thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước nên tập trung năng lực kiểm soát tiền tệ, nỗ lực đưa các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời, phải xây dựng các điều kiện cần thiết để đến 2012, thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ kiểm soát lãi suất.
Qua đó, tạo dựng hệ thống lãi suất chủ đạo và mục tiêu trung gian là lãi suất thị trường. Khi thị trường tiền tệ đã phát triển và xu hướng tự do hóa lãi suất gia tăng mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước nên chuyển sang khuôn khổ chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.
Thứ hai, điều hành chính sách tiền tệ vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, vì thế đòi hỏi những nhà quản lý phải có kiến thức và kỹ năng. Để làm được điều này, không còn cách nào khác ngoài tăng cường đào tạo mới, tái đào tạo cán bộ ở các lĩnh vực phân tích dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực này vào hệ thống quản trị điều hành.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ qua các kênh, xác định mức độ tác động của chính sách tiền tệ qua các kênh và lựa chọn kênh phù hợp. Điều này có nghĩa là nâng cao nhận thức và khả năng phân tích thông tin thị trường cho các thành viên thị trường tiền tệ, để họ có phản ứng phù hợp với xu hướng thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều này vô cùng quan trọng bởi lẽ, khi các thành viên thị trường tiền tệ hoạt động tốt, phản ứng nhanh nhạy thì luân chuẩn tiền tệ sẽ tốt và ít rủi ro, cơ chế tác động của chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả và kịp thời.
Thứ tư, hoàn thiện thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác phân tích dự báo theo mô hình kinh tế lượng và phân tích định lượng.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, vấn đề nắm bắt thông tin hiện còn nhiều bất cập, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phân bổ chưa đồng nhất giữa các năm. Thậm chí nhiều chỉ tiêu như chỉ số lạm phát cơ bản, chỉ số giá loại bỏ tác động của thuế, giá dầu.. . vẫn chưa có nên điều hành các chính sách tiền tệ gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, cung cấp cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành là điều rất cần thiết, nhất là trao đổi thông tin về chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế rõ ràng, kịp thời để điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.