Chính sách tỷ giá của Trung Quốc “biến hàng xóm thành ăn mày”
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc có tác động không nhỏ tới các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu
Các nước phương Tây từ lâu đã chỉ trích quyết liệt chính sách tỷ giá của Trung Quốc, cho rằng cách định giá đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh gây phương hại tới hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển. Một câu hỏi đặt ra, liệu chính sách này có ảnh hưởng tới các nền kinh tế đang phát triển?
Theo lập luận của các chính trị gia, các doanh nghiệp và nhiều học giả của Mỹ, Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, theo đó tạo ra thế bất lợi cho các nhà sản xuất của Mỹ.
Một nghiên cứu mới đây đã cho rằng, không chỉ gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển như Mỹ, chính sách tỷ giá của Trung Quốc còn có tác động không nhỏ tới các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Theo cách gọi của nghiên cứu này, việc giữ cho tỷ giá Nhân dân tệ thấp dưới giá trị thực một cách có chủ ý là chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar thy neighbor), hiểu nôm na là tìm cách làm lợi cho mình bằng cách gây thiệt hại cho người khác.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tác giả của nghiên cứu trên là 3 nhà kinh tế học gồm Aaditya Mattoo thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Prachi Mishra thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Arvind Subramanian thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson. Nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tuần trước.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia này cho thấy, trên thực tế, chính sách định giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có tác động nhiều tới các nền kinh tế đang phát triển hơn là các nước phát triển như Mỹ, bởi vì Trung Quốc cạnh tranh nhiều hơn và trực tiếp hơn với các nước đang phát triển trong hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Báo cáo nhận định, chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể nhằm mục đích cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu đang phát triển khác, chứ không chỉ đơn thuần để làm cho hàng Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn khi được nhập vào Mỹ hay hàng Mỹ đắt hơn khi được nhập vào Trung Quốc.
Theo số liệu mà nghiên cứu đưa ra, cứ mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD, thì kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng điển hình của các nước đang phát triển khác vào Mỹ sẽ tăng trung bình 1,5-2%. Trong một số trường hợp, mức gia tăng kim ngạch cho các nước đang phát triển có thể lên tới 6% cho mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá Nhân dân tệ so với USD.
Logic được rút ra từ nghiên cứu này là: Nếu Trung Quốc giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực so với USD, thì hàng hóa của Trung Quốc xuất vào Mỹ sẽ có giá cạnh tranh hơn so với giá hàng hóa đến từ các quốc gia khác cùng xuất vào Mỹ.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của chính sách tỷ giá Nhân dân tệ với các nền kinh tế đang phát triển, 3 nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu từ 124 nước xuất khẩu đang phát triển, 57 quốc gia nhập khẩu lớn và 6.000 sản phẩm trong thời gian từ 2000-2008, quãng thời gian mà tỷ giá Nhân dân tệ tăng 30% so với USD.
Các nhà nghiên cứu nhận định, tỷ giá Nhân dân tệ càng tăng, thì “có thể tạo ra một lực đẩy mạnh cho xuất khẩu của các nước đang phát triển”.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal qua e-mail, nhà kinh tế học Subramanian, một trong ba tác giả của nghiên cứu cho rằng, kết quả nghiên cứu này có thể giúp ích cho nước Mỹ gia tăng sức ép buộc Trung Quốc nâng tỷ giá Nhân dân tệ, vì Washington sẽ có thêm nhiều “đồng minh” là các nước đang phát triển.
“Chúng ta có thể sẽ có được một giải pháp đa phương hơn đối với vấn đề tỷ giá của Trung Quốc, thay vì nước Mỹ cố gắng tìm kiếm giải pháp một mình”, ông Subramanian phát biểu.
Theo lập luận của các chính trị gia, các doanh nghiệp và nhiều học giả của Mỹ, Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, theo đó tạo ra thế bất lợi cho các nhà sản xuất của Mỹ.
Một nghiên cứu mới đây đã cho rằng, không chỉ gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển như Mỹ, chính sách tỷ giá của Trung Quốc còn có tác động không nhỏ tới các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Theo cách gọi của nghiên cứu này, việc giữ cho tỷ giá Nhân dân tệ thấp dưới giá trị thực một cách có chủ ý là chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar thy neighbor), hiểu nôm na là tìm cách làm lợi cho mình bằng cách gây thiệt hại cho người khác.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tác giả của nghiên cứu trên là 3 nhà kinh tế học gồm Aaditya Mattoo thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Prachi Mishra thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Arvind Subramanian thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson. Nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tuần trước.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia này cho thấy, trên thực tế, chính sách định giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có tác động nhiều tới các nền kinh tế đang phát triển hơn là các nước phát triển như Mỹ, bởi vì Trung Quốc cạnh tranh nhiều hơn và trực tiếp hơn với các nước đang phát triển trong hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Báo cáo nhận định, chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể nhằm mục đích cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu đang phát triển khác, chứ không chỉ đơn thuần để làm cho hàng Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn khi được nhập vào Mỹ hay hàng Mỹ đắt hơn khi được nhập vào Trung Quốc.
Theo số liệu mà nghiên cứu đưa ra, cứ mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD, thì kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng điển hình của các nước đang phát triển khác vào Mỹ sẽ tăng trung bình 1,5-2%. Trong một số trường hợp, mức gia tăng kim ngạch cho các nước đang phát triển có thể lên tới 6% cho mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá Nhân dân tệ so với USD.
Logic được rút ra từ nghiên cứu này là: Nếu Trung Quốc giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực so với USD, thì hàng hóa của Trung Quốc xuất vào Mỹ sẽ có giá cạnh tranh hơn so với giá hàng hóa đến từ các quốc gia khác cùng xuất vào Mỹ.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của chính sách tỷ giá Nhân dân tệ với các nền kinh tế đang phát triển, 3 nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu từ 124 nước xuất khẩu đang phát triển, 57 quốc gia nhập khẩu lớn và 6.000 sản phẩm trong thời gian từ 2000-2008, quãng thời gian mà tỷ giá Nhân dân tệ tăng 30% so với USD.
Các nhà nghiên cứu nhận định, tỷ giá Nhân dân tệ càng tăng, thì “có thể tạo ra một lực đẩy mạnh cho xuất khẩu của các nước đang phát triển”.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal qua e-mail, nhà kinh tế học Subramanian, một trong ba tác giả của nghiên cứu cho rằng, kết quả nghiên cứu này có thể giúp ích cho nước Mỹ gia tăng sức ép buộc Trung Quốc nâng tỷ giá Nhân dân tệ, vì Washington sẽ có thêm nhiều “đồng minh” là các nước đang phát triển.
“Chúng ta có thể sẽ có được một giải pháp đa phương hơn đối với vấn đề tỷ giá của Trung Quốc, thay vì nước Mỹ cố gắng tìm kiếm giải pháp một mình”, ông Subramanian phát biểu.