Chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế
Tổng cục Thuế đã chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015, với nhiều mục tiêu khá tham vọng
Tổng cục Thuế đã chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015, với nhiều mục tiêu khá tham vọng.
Phát biểu trong cuộc họp báo nhân sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết đây sẽ là văn bản quan trọng, là "kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của ngành thuế trong 10 năm tới, có tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp dân cư".
Báo cáo về tình hình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 ghi nhận nhiều kết quả quan trọng và đó chính là tiền đề cho việc tiến hành cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn mới.
Theo bà Vũ Thị Mai, việc triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động không thuận lợi. Tuy nhiên, Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, tạo nền tảng, tiền đề quan trọng cho ngành thuế thực hiện cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn tới.
Về chính sách thuế, đến năm 2010 đã ban hành được một hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý bao quát hầu hết các nguồn thu, thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001 – 2005 và cơ cấu thu ngân sách nhà nước được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảm bảo tính ổn định, bền vững, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế đã được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Để tiếp tục công việc này, Bộ Tài chính đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 8/9/2011 phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Bùi Văn Nam, việc cải cách chính sách thuế đến năm 2015 sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu.
"Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí cũng sẽ được sửa đổi để khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế", ông Nam nói.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, hệ thống chính sách thuế được hoàn thiện và có cơ cấu hợp lý, hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước khoảng 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm đạt khoảng 16-18%/năm.
* Định hướng cơ bản sửa đổi, bổ sung một số sắc thuế chủ yếu:
- Thuế giá trị gia tăng: giảm bớt số lượng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 cơ bản áp dụng một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với thực tế kinh doanh của người nộp thuế, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô... để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp; sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước; thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa...; nghiên cứu chuyển dần các quy định về quản lý thuế trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sang Luật quản lý thuế; sửa đổi quy định về giá tính thuế và tỷ giá tính thuế cho thống nhất với pháp luật về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế; sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế (bao gồm cả phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối); thực hiện lộ trình điều chỉnh các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm cam kết quốc tế (ASEAN - AFTA; ASEAN + Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; WTO...).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, lĩnh vực xã hội hoá, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Thuế thu nhập cá nhân: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.
- Thuế tài nguyên: nghiên cứu sửa đổi bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản...; sửa đổi, bổ sung về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.
Phát biểu trong cuộc họp báo nhân sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết đây sẽ là văn bản quan trọng, là "kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của ngành thuế trong 10 năm tới, có tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp dân cư".
Báo cáo về tình hình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 ghi nhận nhiều kết quả quan trọng và đó chính là tiền đề cho việc tiến hành cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn mới.
Theo bà Vũ Thị Mai, việc triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động không thuận lợi. Tuy nhiên, Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, tạo nền tảng, tiền đề quan trọng cho ngành thuế thực hiện cải cách hệ thống thuế trong giai đoạn tới.
Về chính sách thuế, đến năm 2010 đã ban hành được một hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý bao quát hầu hết các nguồn thu, thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001 – 2005 và cơ cấu thu ngân sách nhà nước được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảm bảo tính ổn định, bền vững, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế đã được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Để tiếp tục công việc này, Bộ Tài chính đã xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 8/9/2011 phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Bùi Văn Nam, việc cải cách chính sách thuế đến năm 2015 sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu.
"Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí cũng sẽ được sửa đổi để khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế", ông Nam nói.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, hệ thống chính sách thuế được hoàn thiện và có cơ cấu hợp lý, hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước khoảng 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm đạt khoảng 16-18%/năm.
* Định hướng cơ bản sửa đổi, bổ sung một số sắc thuế chủ yếu:
- Thuế giá trị gia tăng: giảm bớt số lượng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 cơ bản áp dụng một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với thực tế kinh doanh của người nộp thuế, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô... để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu khoáng sản tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia công giá trị gia tăng thấp; sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ hợp lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước; thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng hóa...; nghiên cứu chuyển dần các quy định về quản lý thuế trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sang Luật quản lý thuế; sửa đổi quy định về giá tính thuế và tỷ giá tính thuế cho thống nhất với pháp luật về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và thông lệ quốc tế; sửa đổi quy định về phương pháp tính thuế (bao gồm cả phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối); thực hiện lộ trình điều chỉnh các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm cam kết quốc tế (ASEAN - AFTA; ASEAN + Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; WTO...).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, lĩnh vực xã hội hoá, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Thuế thu nhập cá nhân: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể nhân và pháp nhân (doanh nghiệp); điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.
- Thuế tài nguyên: nghiên cứu sửa đổi bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản...; sửa đổi, bổ sung về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.