Chính thức gỡ “nút thắt” cho cổ phiếu ngân hàng lên UPCoM
Ngân hàng Nhà nước chính thức có văn bản hướng dẫn việc đưa cổ phiếu ngân hàng tham gia giao dịch thị trường UPCoM
Ngân hàng Nhà nước chính thức có văn bản hướng dẫn việc đưa cổ phiếu ngân hàng tham gia giao dịch thị trường UPCoM.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 7430/NHNN – TTGSNH, nêu quan điểm và hướng dẫn chi tiết về một số vấn đề khi tham gia thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đối với các tổ chức tín dụng cổ phần.
Tại văn bản trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng: Thứ nhất, việc các tổ chức tín dụng cổ phần tham gia niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán là do tổ chức tín dụng cổ phần tự quyết định, trên cơ sở tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật pháp luật hiện hành, phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thứ hai, việc tổ chức tín dụng cổ phần đăng ký giao dịch cổ phiếu tại thị trường UPCoM là do tổ chức tín dụng cổ phần tự quyết định, trên cơ sở tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, không cần sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ ba, khi tham gia giao dịch trên thị trường UPCoM, tổ chức tín dụng cổ phần phải tuân thủ một số nội dung liên quan tại Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn 2 luật này.
Cụ thể, đối với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần và nhóm người có liên quan, phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi thay đổi tỷ lệ sở hữu theo qui định tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 59) và các văn bản hướng dẫn Nghị định này; phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán về tình hình sở hữu cổ phần theo qui định tại Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế Tổ chức và quản lý giao dịch công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Quyết định 108); phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu nêu trên theo qui định tại Điều 86 Khoản 4 Luật Doanh nghiệp.
Đối với cổ đông sáng lập, phải tuân thủ các qui định có liên quan việc chuyển nhượng cổ phần theo qui định tại Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn Nghị định này đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng; Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN ngày 2/11/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần (Quyết định 40) đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng; phải tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định 108.
Các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, ban giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưởng phải tuân thủ các quy định liên quan đến chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn; tuân thủ chế độ báo cáo giao dịch cổ phiếu theo quy định tại Quyết định 108.
Đối với việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức và cá nhân), theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, chỉ được mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần là công ty đại chúng tham gia UPCoM khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước; thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc mua cổ phần của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Nghị định 69) và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số nội dung Nghị định 69 (Thông tư 07).
Về giới hạn về sở hữu cổ phần của cổ đông, khi trở thành cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần, các cổ đông tuân thủ các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Nghị định 69, Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn 2 nghị định này đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng; Quyết định 40 đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Về chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông khác (ngoại trừ các đối tượng theo các quy định trên) phải tuân thủ các quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần tại Nghị định 69, Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn 2 nghị định này đối tổ chức tín dụng là ngân hàng; Quyết định 40 đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng…
Như vậy, với văn bản hướng dẫn trên của Ngân hàng Nhà nước, sau ba tháng UPCoM đi vào hoạt động, “nút thắt” chính khiến cổ phiếu ngân hàng chưa tham gia giao dịch tại đây đã được tháo gỡ. Theo đó, dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới, một số ngân hàng (Ngân hàng Đại Á, Ngân hàng Phương Đông) sẽ chính thức đưa cổ phiếu vào giao dịch, tạo thêm sức hấp dẫn và sôi động của sàn UPCoM.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 7430/NHNN – TTGSNH, nêu quan điểm và hướng dẫn chi tiết về một số vấn đề khi tham gia thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đối với các tổ chức tín dụng cổ phần.
Tại văn bản trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng: Thứ nhất, việc các tổ chức tín dụng cổ phần tham gia niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán là do tổ chức tín dụng cổ phần tự quyết định, trên cơ sở tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật pháp luật hiện hành, phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thứ hai, việc tổ chức tín dụng cổ phần đăng ký giao dịch cổ phiếu tại thị trường UPCoM là do tổ chức tín dụng cổ phần tự quyết định, trên cơ sở tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, không cần sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ ba, khi tham gia giao dịch trên thị trường UPCoM, tổ chức tín dụng cổ phần phải tuân thủ một số nội dung liên quan tại Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn 2 luật này.
Cụ thể, đối với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần và nhóm người có liên quan, phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi thay đổi tỷ lệ sở hữu theo qui định tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 59) và các văn bản hướng dẫn Nghị định này; phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán về tình hình sở hữu cổ phần theo qui định tại Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế Tổ chức và quản lý giao dịch công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Quyết định 108); phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu nêu trên theo qui định tại Điều 86 Khoản 4 Luật Doanh nghiệp.
Đối với cổ đông sáng lập, phải tuân thủ các qui định có liên quan việc chuyển nhượng cổ phần theo qui định tại Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn Nghị định này đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng; Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN ngày 2/11/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần (Quyết định 40) đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng; phải tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định 108.
Các thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, ban giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưởng phải tuân thủ các quy định liên quan đến chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn; tuân thủ chế độ báo cáo giao dịch cổ phiếu theo quy định tại Quyết định 108.
Đối với việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức và cá nhân), theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, chỉ được mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần là công ty đại chúng tham gia UPCoM khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước; thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc mua cổ phần của tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam (Nghị định 69) và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số nội dung Nghị định 69 (Thông tư 07).
Về giới hạn về sở hữu cổ phần của cổ đông, khi trở thành cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần, các cổ đông tuân thủ các quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Nghị định 69, Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn 2 nghị định này đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng; Quyết định 40 đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Về chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông khác (ngoại trừ các đối tượng theo các quy định trên) phải tuân thủ các quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần tại Nghị định 69, Nghị định 59 và các văn bản hướng dẫn 2 nghị định này đối tổ chức tín dụng là ngân hàng; Quyết định 40 đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng…
Như vậy, với văn bản hướng dẫn trên của Ngân hàng Nhà nước, sau ba tháng UPCoM đi vào hoạt động, “nút thắt” chính khiến cổ phiếu ngân hàng chưa tham gia giao dịch tại đây đã được tháo gỡ. Theo đó, dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới, một số ngân hàng (Ngân hàng Đại Á, Ngân hàng Phương Đông) sẽ chính thức đưa cổ phiếu vào giao dịch, tạo thêm sức hấp dẫn và sôi động của sàn UPCoM.