Chính thức tuyển lao động Việt Nam đi Mỹ làm việc
Lao động phải có tay nghề cao, tiếng Anh vững và phải chứng minh mình có "những ràng buộc" ở quê nhà để qua Mỹ không bỏ trốn
Sau một thời gian khá dài âm thầm tìm hiểu thị trường và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép thí điểm, năm doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đã đưa được hơn 20 lao động Việt Nam đầu tiên đến Mỹ.
Để đưa được lao động đến Mỹ làm việc với mức thu nhập 1.300 - 3.500 USD/người/tháng, doanh nghiệp và bản thân người lao động phải qua rất nhiều thủ tục khắt khe.
Đặc biệt lao động phải có tay nghề cao, tiếng Anh vững (cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ phỏng vấn trực tiếp) và phải chứng minh mình có "những ràng buộc" ở quê nhà để qua Mỹ không bỏ trốn...
Cơ hội mới...
18 lao động của Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam), hai lao động của Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC - Bộ Giao thông vận tải) đã đến làm việc tại Mỹ, cùng các đơn hàng tuyển hàng trăm lao động nông nghiệp, thợ hàn, y tá... của năm doanh nghiệp Việt Nam (đã được cấp phép) được coi là những dấu hiệu thị trường lao động Mỹ đã chính thức mở cửa.
Ông Nguyễn Trí Dũng - Phó tổng giám đốc TTLC - cho biết nhu cầu của Hoa Kỳ về lao động thợ hàn có tay nghề làm việc tại các nhà máy đóng tàu là rất lớn. Công ty đang tiếp tục tuyển chọn số lượng khá lớn thợ hàn có nghề cho đối tác.
Cũng lĩnh vực này, Công ty Cổ phần Simco-Sông Đà đã có những hợp đồng tuyển hàng trăm lao động thợ hàn lành nghề qua Mỹ làm việc, với hợp đồng lao động một năm, có thể gia hạn hai lần, mỗi lần một năm nữa.
Lĩnh vực cần nhiều lao động hơn cả là nông nghiệp. Hiện cả Simco Sông Đà, AIC, Airserco, Viracimex cũng đang tuyển vài trăm lao động để đưa sang Mỹ làm nghề hái cam, cắt cỏ, chăm sóc sân golf, với mức lương 1.300 USD/người/tháng (chưa kể thưởng, làm thêm giờ). Hiện AIC đang gấp rút hoàn tất thủ tục xin visa cho 75 lao động các nghề trên sang Mỹ.
Mọi lao động nam, nữ tuổi từ 20-40, tốt nghiệp trung học phổ thông, có sức khỏe, thành thạo tiếng Anh, đã từng làm việc ở nước ngoài, có vợ (chồng) con tại Việt Nam... đều có thể đăng ký tuyển chọn đi làm việc tại Mỹ.
Thủ tục chặt chẽ
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - nói để đến được Mỹ làm việc dù chỉ hợp đồng một năm, doanh nghiệp và người lao động phải trải qua rất nhiều thủ tục khắt khe. Vì thế, số lao động được cấp visa vào Mỹ làm việc vẫn còn rất hạn chế.
Theo ông Quỳnh, phía Mỹ rất lo ngại việc lao động của ta khi sang Mỹ làm việc sẽ bỏ trốn. Mặt khác, tiêu chuẩn tuyển lao động vào Mỹ rất cao, đòi hỏi không chỉ tay nghề mà cần ngoại ngữ, sức khỏe.
Một chuyên gia của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết cơ quan ngoại giao của Mỹ sẽ phỏng vấn trực tiếp người lao động. Cùng với chứng minh lao động đã được đồng ý vào Mỹ làm việc theo diện visa nào, phía cơ quan ngoại giao Mỹ đòi hỏi người lao động phải chứng minh được mình đã từng làm việc ở nước ngoài và có những ràng buộc pháp lý tại Việt Nam, như đã có vợ con, tài sản...
Cũng theo nguồn tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, phía Mỹ không đặt vấn đề thu các loại phí (ngoài lệ phí phỏng vấn 100 USD/người). Chuyện chi phí hoàn toàn do doanh nghiệp và người lao động tự thương lượng với nhau.
Ông Dũng cho biết tổng các khoản phí thu của người lao động trước khi đi là 6.500-7.000 USD/người, gồm phí làm thủ tục tại Mỹ, phí môi giới, dịch vụ, vé máy bay khứ hồi theo qui định hiện hành.
Ngoài ra, nhằm hạn chế lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp sẽ đặt thêm mức thu tiền đặt cọc "chống trốn" khoảng 15.000 USD/người.
* Lao động vào Mỹ làm việc theo nhiều loại visa khác nhau:
Thứ nhất, visa H1 dành cho lao động trình độ cao (trong đó H1A dành cho lao động nghề y tá. Để được nhập cảnh vào Mỹ làm nghề y tá, người lao động phải có bằng y tá được Mỹ công nhận và trình độ tiếng Anh đạt TOEFL 550. Thời hạn hợp đồng ba năm và được gia hạn thêm. Visa H1B dành cho lao động có trình độ cao, có thể làm việc ở Mỹ tối đa sáu năm).
Thứ hai, visa H2A, H2B dành cho lao động tay nghề thấp, làm việc trong ngành nông nghiệp và một số ngành phi nông nghiệp, thời hạn hợp đồng dưới một năm.
Thứ ba, visa H3 dành cho người nhập cảnh vào Mỹ theo chương trình tu nghiệp sinh. Thứ tư, visa L1 dành cho người nước ngoài vào Mỹ làm công tác quản lý chi nhánh doanh nghiệp.
** Năm doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép thí điểm tuyển chọn, đưa lao động vào Mỹ làm việc, gồm:
- Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam): 160 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC-Bộ Giao thông vận tải): 75 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, dịch vụ và thương mại hàng không (Airserco-tầng 12, tòa tháp B Vincom), 191 Bà Triệu, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại Sông Đà (Simco-khu B, nhà G10, Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt Việt Nam (Viracimex), 132 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Để đưa được lao động đến Mỹ làm việc với mức thu nhập 1.300 - 3.500 USD/người/tháng, doanh nghiệp và bản thân người lao động phải qua rất nhiều thủ tục khắt khe.
Đặc biệt lao động phải có tay nghề cao, tiếng Anh vững (cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ phỏng vấn trực tiếp) và phải chứng minh mình có "những ràng buộc" ở quê nhà để qua Mỹ không bỏ trốn...
Cơ hội mới...
18 lao động của Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam), hai lao động của Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC - Bộ Giao thông vận tải) đã đến làm việc tại Mỹ, cùng các đơn hàng tuyển hàng trăm lao động nông nghiệp, thợ hàn, y tá... của năm doanh nghiệp Việt Nam (đã được cấp phép) được coi là những dấu hiệu thị trường lao động Mỹ đã chính thức mở cửa.
Ông Nguyễn Trí Dũng - Phó tổng giám đốc TTLC - cho biết nhu cầu của Hoa Kỳ về lao động thợ hàn có tay nghề làm việc tại các nhà máy đóng tàu là rất lớn. Công ty đang tiếp tục tuyển chọn số lượng khá lớn thợ hàn có nghề cho đối tác.
Cũng lĩnh vực này, Công ty Cổ phần Simco-Sông Đà đã có những hợp đồng tuyển hàng trăm lao động thợ hàn lành nghề qua Mỹ làm việc, với hợp đồng lao động một năm, có thể gia hạn hai lần, mỗi lần một năm nữa.
Lĩnh vực cần nhiều lao động hơn cả là nông nghiệp. Hiện cả Simco Sông Đà, AIC, Airserco, Viracimex cũng đang tuyển vài trăm lao động để đưa sang Mỹ làm nghề hái cam, cắt cỏ, chăm sóc sân golf, với mức lương 1.300 USD/người/tháng (chưa kể thưởng, làm thêm giờ). Hiện AIC đang gấp rút hoàn tất thủ tục xin visa cho 75 lao động các nghề trên sang Mỹ.
Mọi lao động nam, nữ tuổi từ 20-40, tốt nghiệp trung học phổ thông, có sức khỏe, thành thạo tiếng Anh, đã từng làm việc ở nước ngoài, có vợ (chồng) con tại Việt Nam... đều có thể đăng ký tuyển chọn đi làm việc tại Mỹ.
Thủ tục chặt chẽ
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - nói để đến được Mỹ làm việc dù chỉ hợp đồng một năm, doanh nghiệp và người lao động phải trải qua rất nhiều thủ tục khắt khe. Vì thế, số lao động được cấp visa vào Mỹ làm việc vẫn còn rất hạn chế.
Theo ông Quỳnh, phía Mỹ rất lo ngại việc lao động của ta khi sang Mỹ làm việc sẽ bỏ trốn. Mặt khác, tiêu chuẩn tuyển lao động vào Mỹ rất cao, đòi hỏi không chỉ tay nghề mà cần ngoại ngữ, sức khỏe.
Một chuyên gia của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết cơ quan ngoại giao của Mỹ sẽ phỏng vấn trực tiếp người lao động. Cùng với chứng minh lao động đã được đồng ý vào Mỹ làm việc theo diện visa nào, phía cơ quan ngoại giao Mỹ đòi hỏi người lao động phải chứng minh được mình đã từng làm việc ở nước ngoài và có những ràng buộc pháp lý tại Việt Nam, như đã có vợ con, tài sản...
Cũng theo nguồn tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, phía Mỹ không đặt vấn đề thu các loại phí (ngoài lệ phí phỏng vấn 100 USD/người). Chuyện chi phí hoàn toàn do doanh nghiệp và người lao động tự thương lượng với nhau.
Ông Dũng cho biết tổng các khoản phí thu của người lao động trước khi đi là 6.500-7.000 USD/người, gồm phí làm thủ tục tại Mỹ, phí môi giới, dịch vụ, vé máy bay khứ hồi theo qui định hiện hành.
Ngoài ra, nhằm hạn chế lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp sẽ đặt thêm mức thu tiền đặt cọc "chống trốn" khoảng 15.000 USD/người.
* Lao động vào Mỹ làm việc theo nhiều loại visa khác nhau:
Thứ nhất, visa H1 dành cho lao động trình độ cao (trong đó H1A dành cho lao động nghề y tá. Để được nhập cảnh vào Mỹ làm nghề y tá, người lao động phải có bằng y tá được Mỹ công nhận và trình độ tiếng Anh đạt TOEFL 550. Thời hạn hợp đồng ba năm và được gia hạn thêm. Visa H1B dành cho lao động có trình độ cao, có thể làm việc ở Mỹ tối đa sáu năm).
Thứ hai, visa H2A, H2B dành cho lao động tay nghề thấp, làm việc trong ngành nông nghiệp và một số ngành phi nông nghiệp, thời hạn hợp đồng dưới một năm.
Thứ ba, visa H3 dành cho người nhập cảnh vào Mỹ theo chương trình tu nghiệp sinh. Thứ tư, visa L1 dành cho người nước ngoài vào Mỹ làm công tác quản lý chi nhánh doanh nghiệp.
** Năm doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép thí điểm tuyển chọn, đưa lao động vào Mỹ làm việc, gồm:
- Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, thương mại và dịch vụ (TTLC - Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam): 160 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC-Bộ Giao thông vận tải): 75 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động, dịch vụ và thương mại hàng không (Airserco-tầng 12, tòa tháp B Vincom), 191 Bà Triệu, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại Sông Đà (Simco-khu B, nhà G10, Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt Việt Nam (Viracimex), 132 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.