Chỗ dựa cho người nghèo
Cho đến nay, người nông dân và người lao động cá thể, tự do điển hình ở Việt Nam làm bao nhiêu thì ăn hết bấy nhiêu
Dân số châu Á, trong đó có Việt Nam đang già đi, khoản thu nhập sau khi về hưu của nhiều đối tượng dân cư, như nông dân, ngư dân, người lao động cá thể, tự do, đang là những khoảng trống.
Luật Bảo hiểm xã hội đã có, nhưng chưa có hành lang pháp lý cụ thể để người bảo hiểm tự nguyện tiếp cận với các thiết chế bảo hiểm.
Cho đến nay, người nông dân và người lao động cá thể, tự do điển hình ở Việt Nam làm bao nhiêu thì ăn hết bấy nhiêu; đúng hơn nữa, họ làm không đủ ăn. Đối với họ, tích luỹ được của cải để phòng các trường hợp ốm đau, hoạn nạn và nhất là cho tuổi già, khi không còn sức để lao động tạo thu nhập, vẫn là điều mơ ước.
Ở các nước tiên tiến, cơ chế bảo hiểm xã hội cho phép san sẻ một phần thu nhập giữa những người lao động thuộc các ngành nghề. Đó thực sự được coi là chiếc phao, là chỗ dựa cho người có thu nhập thấp, đặc biệt khi họ rơi vào hoàn cảnh sống bi kịch hoặc bước vào buổi xế chiều của cuộc đời.
Quần quật vật lộn với cuộc mưu sinh nghiệt ngã, khốc liệt, đến lúc nào đó, người lao động có thể sống nốt quãng đời còn lại một cách bình yên trong sự bảo bọc của hệ thống phúc lợi và an sinh của cộng đồng. Người lớn tuổi vẫn có quyền tiếp tục làm việc, nếu muốn; nhưng việc làm khi đó chỉ để tạo niềm vui cống hiến, chứ không còn được xem là phương tiện chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu vật chất như khi người ta còn ở độ tuổi lao động.
Trên nguyên tắc, cánh cửa bảo hiểm xã hội rộng mở đối với tất cả mọi người. Song, cần phải tuân thủ các quy định về nộp phí bảo hiểm, bao gồm mức phí, kỳ hạn nộp và thời gian đóng góp tối thiểu liên tục, người tham gia bảo hiểm xã hội mới hội đủ điều kiện để thụ hưởng các quyền lợi do chế độ bảo hiểm mang lại.
Vấn đề là các rủi ro tiềm ẩn gắn liền với nghề nghiệp, công việc làm ăn có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và tác động tiêu cực đến thu nhập; bởi vậy, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của người nộp bảo hiểm không phải là yêu cầu đơn giản đối với người lao động, nhất là nông dân và lao động cá thể, tự do. Để tránh rơi vào tình trạng vi phạm nghĩa vụ kết ước với cơ quan bảo hiểm xã hội một cách không mong muốn, người nộp bảo hiểm mà có thu nhập thấp hoặc không ổn định luôn tập hợp lại trong khuôn khổ các hội nghề nghiệp tự nguyện trong quá trình giao tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trên thực tế, chính hội nghề nghiệp, chứ không phải cá nhân hội viên, là người đối tác với bên bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm cho tập thể hội viên. Phí đó, trước hết, do hội viên đóng góp; nhưng tất cả hội viên không nhất thiết đều đóng như nhau: hội có thể thông qua điều lệ ấn định nghĩa vụ đóng góp của hội viên tuỳ theo mức thu nhập bình quân ổn định của từng cá nhân. Nguồn quỹ nộp phí còn có thể được bổ sung từ các khoản đóng góp ủng hộ của các chủ thể khác, thu được từ các cuộc vận động, quyên góp công khai và không vụ lợi mà hội được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội được nhắc tới ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng được triển khai rất chậm, vì nhiều lý do. Về mặt lý thuyết, nông dân và người lao động cá thể tự do có thể tham gia vào mạng lưới bảo hiểm xã hội thông qua chế độ bảo hiểm tự nguyện, nghĩa là muốn thì làm, còn không thích thì thôi.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có ai chỉ ra được hành lang pháp lý cụ thể để người quan tâm đến bảo hiểm tự nguyện có thể đi theo để tiếp cận với các thiết chế bảo hiểm. Có muốn, người không được bảo hiểm bắt buộc vẫn chưa biết làm sao để kích hoạt chế độ bảo hiểm tự nguyện.
Điều nữa là trong khung cảnh pháp lý hiện tại, người muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải thương thảo trực tiếp với cơ quan bảo hiểm, xác lập quan hệ kết ước cho riêng mình và tự mình thực hiện nghĩa vụ, tự chịu trách nhiệm. Họ chẳng có hiệp hội nào để uỷ quyền đối tác, nhất là để được hỗ trợ, tiếp sức khi mùa màng thất bát, công việc làm ăn sa sút ảnh hưởng xấu đến năng lực thực hiện nghĩa vụ của người nộp bảo hiểm.
Có thể hiểu tại sao luật bảo hiểm đã có, nhưng một bộ phận lớn người lao động, trong đó có nông dân và người làm ăn cá thể, tự do vẫn theo đuổi phương thức tồn tại nguyên sơ: đánh đổi sức lao động để có cái ăn, cái mặc hàng ngày.
Với phương thức đó, khi sức lao động cạn kiệt, thì người ta chỉ còn biết trông cậy vào con cháu, người thân thuộc, vào tình làng nghĩa xóm hoặc các định chế từ thiện dân gian; và nếu cả những thứ đó không có hoặc không còn, thì xuôi tay nhắm mắt trong đói, lạnh, cô độc và buồn tủi là kết cục tất yếu.
TS. Nguyễn Ngọc Điện (SGTT)
Luật Bảo hiểm xã hội đã có, nhưng chưa có hành lang pháp lý cụ thể để người bảo hiểm tự nguyện tiếp cận với các thiết chế bảo hiểm.
Cho đến nay, người nông dân và người lao động cá thể, tự do điển hình ở Việt Nam làm bao nhiêu thì ăn hết bấy nhiêu; đúng hơn nữa, họ làm không đủ ăn. Đối với họ, tích luỹ được của cải để phòng các trường hợp ốm đau, hoạn nạn và nhất là cho tuổi già, khi không còn sức để lao động tạo thu nhập, vẫn là điều mơ ước.
Ở các nước tiên tiến, cơ chế bảo hiểm xã hội cho phép san sẻ một phần thu nhập giữa những người lao động thuộc các ngành nghề. Đó thực sự được coi là chiếc phao, là chỗ dựa cho người có thu nhập thấp, đặc biệt khi họ rơi vào hoàn cảnh sống bi kịch hoặc bước vào buổi xế chiều của cuộc đời.
Quần quật vật lộn với cuộc mưu sinh nghiệt ngã, khốc liệt, đến lúc nào đó, người lao động có thể sống nốt quãng đời còn lại một cách bình yên trong sự bảo bọc của hệ thống phúc lợi và an sinh của cộng đồng. Người lớn tuổi vẫn có quyền tiếp tục làm việc, nếu muốn; nhưng việc làm khi đó chỉ để tạo niềm vui cống hiến, chứ không còn được xem là phương tiện chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu vật chất như khi người ta còn ở độ tuổi lao động.
Trên nguyên tắc, cánh cửa bảo hiểm xã hội rộng mở đối với tất cả mọi người. Song, cần phải tuân thủ các quy định về nộp phí bảo hiểm, bao gồm mức phí, kỳ hạn nộp và thời gian đóng góp tối thiểu liên tục, người tham gia bảo hiểm xã hội mới hội đủ điều kiện để thụ hưởng các quyền lợi do chế độ bảo hiểm mang lại.
Vấn đề là các rủi ro tiềm ẩn gắn liền với nghề nghiệp, công việc làm ăn có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và tác động tiêu cực đến thu nhập; bởi vậy, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của người nộp bảo hiểm không phải là yêu cầu đơn giản đối với người lao động, nhất là nông dân và lao động cá thể, tự do. Để tránh rơi vào tình trạng vi phạm nghĩa vụ kết ước với cơ quan bảo hiểm xã hội một cách không mong muốn, người nộp bảo hiểm mà có thu nhập thấp hoặc không ổn định luôn tập hợp lại trong khuôn khổ các hội nghề nghiệp tự nguyện trong quá trình giao tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trên thực tế, chính hội nghề nghiệp, chứ không phải cá nhân hội viên, là người đối tác với bên bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm cho tập thể hội viên. Phí đó, trước hết, do hội viên đóng góp; nhưng tất cả hội viên không nhất thiết đều đóng như nhau: hội có thể thông qua điều lệ ấn định nghĩa vụ đóng góp của hội viên tuỳ theo mức thu nhập bình quân ổn định của từng cá nhân. Nguồn quỹ nộp phí còn có thể được bổ sung từ các khoản đóng góp ủng hộ của các chủ thể khác, thu được từ các cuộc vận động, quyên góp công khai và không vụ lợi mà hội được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội được nhắc tới ở Việt Nam từ khá lâu, nhưng được triển khai rất chậm, vì nhiều lý do. Về mặt lý thuyết, nông dân và người lao động cá thể tự do có thể tham gia vào mạng lưới bảo hiểm xã hội thông qua chế độ bảo hiểm tự nguyện, nghĩa là muốn thì làm, còn không thích thì thôi.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có ai chỉ ra được hành lang pháp lý cụ thể để người quan tâm đến bảo hiểm tự nguyện có thể đi theo để tiếp cận với các thiết chế bảo hiểm. Có muốn, người không được bảo hiểm bắt buộc vẫn chưa biết làm sao để kích hoạt chế độ bảo hiểm tự nguyện.
Điều nữa là trong khung cảnh pháp lý hiện tại, người muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải thương thảo trực tiếp với cơ quan bảo hiểm, xác lập quan hệ kết ước cho riêng mình và tự mình thực hiện nghĩa vụ, tự chịu trách nhiệm. Họ chẳng có hiệp hội nào để uỷ quyền đối tác, nhất là để được hỗ trợ, tiếp sức khi mùa màng thất bát, công việc làm ăn sa sút ảnh hưởng xấu đến năng lực thực hiện nghĩa vụ của người nộp bảo hiểm.
Có thể hiểu tại sao luật bảo hiểm đã có, nhưng một bộ phận lớn người lao động, trong đó có nông dân và người làm ăn cá thể, tự do vẫn theo đuổi phương thức tồn tại nguyên sơ: đánh đổi sức lao động để có cái ăn, cái mặc hàng ngày.
Với phương thức đó, khi sức lao động cạn kiệt, thì người ta chỉ còn biết trông cậy vào con cháu, người thân thuộc, vào tình làng nghĩa xóm hoặc các định chế từ thiện dân gian; và nếu cả những thứ đó không có hoặc không còn, thì xuôi tay nhắm mắt trong đói, lạnh, cô độc và buồn tủi là kết cục tất yếu.
TS. Nguyễn Ngọc Điện (SGTT)