Cho vay cầm cố chứng khoán đang ở mức nào?
Cho vay cầm cố chứng khoán đang mở rộng và chiếm một tỷ trọng lớn trong dư nợ của nhiều ngân hàng thương mại
Cho vay cầm cố chứng khoán đang mở rộng và chiếm một tỷ trọng lớn trong dư nợ của nhiều ngân hàng thương mại.
Trước cơn sốt cổ phiếu ngân hàng thương mại trên thị trường OTC (đối tượng chủ yếu được các ngân hàng nhận cầm cố), một số cảnh báo về rủi ro bắt đầu được đưa ra, không chỉ với nhà đầu tư mà còn đối với những ngân hàng có cho vay cầm cố cổ chứng khoán.
Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang chuẩn bị ban hành những quy định mới theo hướng thắt chặt tín dụng đầu tư từ ngân hàng vào thị trường nóng này, hoạt động cho vay nói trên càng được dư luận chú ý.
Mức độ cho vay cầm cố chứng khoán ở các ngân hàng đang ở đâu? Một câu hỏi chưa có những con số công bố cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước. Một lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán (đề nghị không nêu tên) khi trao đổi với phóng viên cũng không nắm rõ được mức độ đó.
Còn theo nguồn tin riêng của VnEconomy, dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán ở các ngân hàng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn, từ 10 – 15%, cá biệt lên tới 24% tổng dư nợ.
Cụ thể, nguồn tin cho biết tỷ trọng nói trên tại Ngân hàng Á châu (ACB) hiện ở khoảng 10%, tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) khoảng 15%; đặc biệt tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank, chủ yếu là chi nhánh Tp.HCM) ở khoảng 24%...
Với tỷ lệ trên, tính đến 31/10/2006, lượng tín dụng mà SeABank cho vay cầm cố chứng khoán ước khoảng 140 tỷ đồng. Còn với quy mô như ACB, tính theo tổng dư nợ của năm 2006 (số liệu chưa qua kiểm toán) thì lượng tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán tại ngân hàng này đã ở khoảng trên 1.700 tỷ đồng…
Đáng chú ý là trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của các ngân hàng hầu hết đều dưới 10%.
Những con số ước tính nói trên là một tỷ trọng lớn, nhưng có đi cùng với rủi ro lớn hay không? Đại diện SeABank HCM cho biết ngân hàng hiện không có nợ xấu trong nghiệp vụ này. Một số ngân hàng khác cũng cho rằng các khoản vay đều nằm trong khung an toàn và luôn có sự kiểm soát chặt chẽ.
Cụ thể, chứng khoán mà các ngân hàng nhận cầm cố chủ yếu là cổ phiếu của các ngân hàng thương mại. Hơn hết, các ngân hàng đều biết rõ chủ thể của những cổ phiếu đó. Và mỗi ngân hàng đều xây dựng một danh sách các cổ phiếu (chủ yếu là chưa niêm yết) được cầm cố.
Hiện tại, hạn mức cho vay được các ngân hàng xác định phổ biến từ 50 – 60%, một số ít loại cổ phiếu được lên tới 70%, thị giá cổ phiếu hoặc theo giá trị do ngân hàng cho vay xác định (thường không quá 4 lần mệnh giá).
Với sự bùng nổ của giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại hiện nay trên thị trường OTC, các ngân hàng cũng thận trọng và xác định các hạn mức cho vay chặt chẽ hơn.
Về thông tin khả năng Ngân hàng Nhà nước ban hành những quy định thắt chặt tín dụng kinh doanh chứng khoán, hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bước đầu khả năng này đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía.
Vị quan chức nói trên của Ủy ban Chứng khoán cho rằng đó là những quy định cần thiết không chỉ trong bối cảnh thị trường nóng sốt hiện nay mà cả về lâu dài, bởi trên thực tế rủi ro lớn đã từng xẩy ra tại những thị trường điển hình như Mỹ và Singapore trong quá khứ.
Đại diện của các ngân hàng được hỏi cũng cho rằng đó là những quy định cần thiết, dù vẫn có những e ngại về khả năng nguồn vốn đổ vào thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế.
Trước cơn sốt cổ phiếu ngân hàng thương mại trên thị trường OTC (đối tượng chủ yếu được các ngân hàng nhận cầm cố), một số cảnh báo về rủi ro bắt đầu được đưa ra, không chỉ với nhà đầu tư mà còn đối với những ngân hàng có cho vay cầm cố cổ chứng khoán.
Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang chuẩn bị ban hành những quy định mới theo hướng thắt chặt tín dụng đầu tư từ ngân hàng vào thị trường nóng này, hoạt động cho vay nói trên càng được dư luận chú ý.
Mức độ cho vay cầm cố chứng khoán ở các ngân hàng đang ở đâu? Một câu hỏi chưa có những con số công bố cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước. Một lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán (đề nghị không nêu tên) khi trao đổi với phóng viên cũng không nắm rõ được mức độ đó.
Còn theo nguồn tin riêng của VnEconomy, dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán ở các ngân hàng đang chiếm một tỷ trọng khá lớn, từ 10 – 15%, cá biệt lên tới 24% tổng dư nợ.
Cụ thể, nguồn tin cho biết tỷ trọng nói trên tại Ngân hàng Á châu (ACB) hiện ở khoảng 10%, tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) khoảng 15%; đặc biệt tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank, chủ yếu là chi nhánh Tp.HCM) ở khoảng 24%...
Với tỷ lệ trên, tính đến 31/10/2006, lượng tín dụng mà SeABank cho vay cầm cố chứng khoán ước khoảng 140 tỷ đồng. Còn với quy mô như ACB, tính theo tổng dư nợ của năm 2006 (số liệu chưa qua kiểm toán) thì lượng tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán tại ngân hàng này đã ở khoảng trên 1.700 tỷ đồng…
Đáng chú ý là trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của các ngân hàng hầu hết đều dưới 10%.
Những con số ước tính nói trên là một tỷ trọng lớn, nhưng có đi cùng với rủi ro lớn hay không? Đại diện SeABank HCM cho biết ngân hàng hiện không có nợ xấu trong nghiệp vụ này. Một số ngân hàng khác cũng cho rằng các khoản vay đều nằm trong khung an toàn và luôn có sự kiểm soát chặt chẽ.
Cụ thể, chứng khoán mà các ngân hàng nhận cầm cố chủ yếu là cổ phiếu của các ngân hàng thương mại. Hơn hết, các ngân hàng đều biết rõ chủ thể của những cổ phiếu đó. Và mỗi ngân hàng đều xây dựng một danh sách các cổ phiếu (chủ yếu là chưa niêm yết) được cầm cố.
Hiện tại, hạn mức cho vay được các ngân hàng xác định phổ biến từ 50 – 60%, một số ít loại cổ phiếu được lên tới 70%, thị giá cổ phiếu hoặc theo giá trị do ngân hàng cho vay xác định (thường không quá 4 lần mệnh giá).
Với sự bùng nổ của giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại hiện nay trên thị trường OTC, các ngân hàng cũng thận trọng và xác định các hạn mức cho vay chặt chẽ hơn.
Về thông tin khả năng Ngân hàng Nhà nước ban hành những quy định thắt chặt tín dụng kinh doanh chứng khoán, hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bước đầu khả năng này đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía.
Vị quan chức nói trên của Ủy ban Chứng khoán cho rằng đó là những quy định cần thiết không chỉ trong bối cảnh thị trường nóng sốt hiện nay mà cả về lâu dài, bởi trên thực tế rủi ro lớn đã từng xẩy ra tại những thị trường điển hình như Mỹ và Singapore trong quá khứ.
Đại diện của các ngân hàng được hỏi cũng cho rằng đó là những quy định cần thiết, dù vẫn có những e ngại về khả năng nguồn vốn đổ vào thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế.