“Cho vay đầu tư chứng khoán đang ở mức hợp lý”
Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), với VnEconomy chiều 5/2
Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), với VnEconomy chiều 5/2.
Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo số liệu cụ thể về hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Đến thời điểm này, các đơn vị đã có báo cáo gửi về đầy đủ và Vụ Chính sách tiền tệ đang tập hợp xử lý để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi có kết luận chính thức, có thể được công bố sau đó.
Kế hoạch trên của Ngân hàng Nhà nước đang được dư luận chú ý, đặc biệt là giới đầu tư khi chủ trương tăng cường kiểm soát và thắt chặt tín dụng đối với hoạt động cho vay này vừa được ban hành.
Bà Thanh cho biết con số ước tính qua báo cáo của các ngân hàng gửi về cho thấy dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán hiện chiếm khoảng 3% tổng dư nợ của nền kinh tế. Lượng tín dụng này tập trung ở khối ngân hàng cổ phần; tuy nhiên, do có thị phần lớn nên dư nợ loại này ở các ngân hàng quốc doanh cũng chiếm đáng kể.
Ở đây, tỷ lệ khoảng 3% là khá sát với ước tính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi ông đề cập với VnEconomy vào đầu năm nay. Về tỷ lệ này, trong phản ánh của một số bạn đọc gần đây có sự nhầm lẫn giữa dư nợ của mỗi ngân hàng với dư nợ của cả nền kinh tế.
Trong một bài viết trước, VnEconomy có đề cập đến dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của một số ngân hàng cổ phần có thể đạt từ 9 - 10% tổng dư nợ của ngân hàng đó, không phải là tỷ trọng trong tổng dư nợ chung của cả nền kinh tế.
Trở lại với tình hình cho vay của các ngân hàng hiện nay, theo quan điểm cá nhân của bà Thanh, mức từ 3% trở xuống là hợp lý. Thậm chí tại một số ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, tỷ lệ đó chỉ khoảng 1% tổng dư nợ của ngân hàng.
Vậy đâu là một ngưỡng an toàn, một mức cần cảnh báo trong nghiệp vụ cho vay này? Bà Thanh cho rằng đây là một câu hỏi khó trả lời, bởi ngưỡng an toàn đó, hoặc cảnh báo, phụ thuộc vào bối cảnh và giai đoạn cụ thể của thị trường.
“Có thể thời điểm giá chứng khoán có xu hướng tăng và bền vững thì tỷ lệ 10% có thể vẫn là an toàn, bình thường. Nhưng nếu trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh mẽ thì chỉ 1% cũng có thể chứa đựng nhiều rủi ro”, bà Thanh nói.
Về tính xác thực của con số 3% theo ghi nhận bước đầu cũng như báo cáo của các ngân hàng thương mại, bà Thanh cho rằng có một khó khăn liên quan đến đạo đức tín dụng trong hoạt động cho vay này. Trên thực tế, có những trường hợp cho vay hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, mà để xác định chính xác là rất khó.
Tuy nhiên, đây là những dữ liệu quan trọng nên đi cùng với báo cáo là các ngân hàng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của những số liệu báo cáo đó. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm tra chéo, thanh tra ngược lại để có kết quả xác thực nhất.
Ngoài ra, bà Thanh cho biết, bên cạnh những số liệu, Vụ Chính sách tiền tệ có ý tưởng tiến hành song song các cuộc khảo sát để thu thập những thông tin khác, đặc biệt là từ sự phản ứng của thị trường. Đây cũng là cách mà bà Thanh cho rằng cần triển khai đối với việc hoạch định các chính sách kinh tế khác để có một đánh giá toàn diện hơn.
Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo số liệu cụ thể về hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Đến thời điểm này, các đơn vị đã có báo cáo gửi về đầy đủ và Vụ Chính sách tiền tệ đang tập hợp xử lý để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi có kết luận chính thức, có thể được công bố sau đó.
Kế hoạch trên của Ngân hàng Nhà nước đang được dư luận chú ý, đặc biệt là giới đầu tư khi chủ trương tăng cường kiểm soát và thắt chặt tín dụng đối với hoạt động cho vay này vừa được ban hành.
Bà Thanh cho biết con số ước tính qua báo cáo của các ngân hàng gửi về cho thấy dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán hiện chiếm khoảng 3% tổng dư nợ của nền kinh tế. Lượng tín dụng này tập trung ở khối ngân hàng cổ phần; tuy nhiên, do có thị phần lớn nên dư nợ loại này ở các ngân hàng quốc doanh cũng chiếm đáng kể.
Ở đây, tỷ lệ khoảng 3% là khá sát với ước tính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi ông đề cập với VnEconomy vào đầu năm nay. Về tỷ lệ này, trong phản ánh của một số bạn đọc gần đây có sự nhầm lẫn giữa dư nợ của mỗi ngân hàng với dư nợ của cả nền kinh tế.
Trong một bài viết trước, VnEconomy có đề cập đến dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của một số ngân hàng cổ phần có thể đạt từ 9 - 10% tổng dư nợ của ngân hàng đó, không phải là tỷ trọng trong tổng dư nợ chung của cả nền kinh tế.
Trở lại với tình hình cho vay của các ngân hàng hiện nay, theo quan điểm cá nhân của bà Thanh, mức từ 3% trở xuống là hợp lý. Thậm chí tại một số ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, tỷ lệ đó chỉ khoảng 1% tổng dư nợ của ngân hàng.
Vậy đâu là một ngưỡng an toàn, một mức cần cảnh báo trong nghiệp vụ cho vay này? Bà Thanh cho rằng đây là một câu hỏi khó trả lời, bởi ngưỡng an toàn đó, hoặc cảnh báo, phụ thuộc vào bối cảnh và giai đoạn cụ thể của thị trường.
“Có thể thời điểm giá chứng khoán có xu hướng tăng và bền vững thì tỷ lệ 10% có thể vẫn là an toàn, bình thường. Nhưng nếu trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh mẽ thì chỉ 1% cũng có thể chứa đựng nhiều rủi ro”, bà Thanh nói.
Về tính xác thực của con số 3% theo ghi nhận bước đầu cũng như báo cáo của các ngân hàng thương mại, bà Thanh cho rằng có một khó khăn liên quan đến đạo đức tín dụng trong hoạt động cho vay này. Trên thực tế, có những trường hợp cho vay hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, mà để xác định chính xác là rất khó.
Tuy nhiên, đây là những dữ liệu quan trọng nên đi cùng với báo cáo là các ngân hàng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của những số liệu báo cáo đó. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm tra chéo, thanh tra ngược lại để có kết quả xác thực nhất.
Ngoài ra, bà Thanh cho biết, bên cạnh những số liệu, Vụ Chính sách tiền tệ có ý tưởng tiến hành song song các cuộc khảo sát để thu thập những thông tin khác, đặc biệt là từ sự phản ứng của thị trường. Đây cũng là cách mà bà Thanh cho rằng cần triển khai đối với việc hoạch định các chính sách kinh tế khác để có một đánh giá toàn diện hơn.