Cho vay đầu tư chứng khoán: Ngân hàng quốc doanh “mở hầu bao”
Sự vào cuộc của các ngân hàng quốc doanh đã tạo một cơ hội mới cho nhiều nhà đầu tư chứng khoán
Việc thực hiện Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước ở khối ngân hàng thương mại cổ phần đang trở nên căng thẳng.
Chính trong thời điểm này, ngân hàng quốc doanh vào cuộc đã tạo nên một thuận lợi lớn, cú hích lớn góp phần đẩy thị trường tăng tốc.
Cuối tháng 9, công chúng đầu tư xôn xao tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ nới rộng hạn mức cho vay đầu tư chứng khoán, thay cho hạn mức 3% hiện nay. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương này và ít nhất từ nay đến cuối năm hạn mức 3% tổng dư nợ vẫn được duy trì.
Cửa ngân hàng đang hẹp lại với cầu vốn đầu tư chứng khoán, nhất là khi thời hạn hút vốn về chỉ còn 3 tháng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán vừa cần vốn để cắt cơn điều chỉnh kéo dài, vừa cần cho lượng hàng mới bắt đầu tăng mạnh.
Trong bối cảnh này, sự vào cuộc của ngân hàng quốc doanh, hiện còn dư địa, đã tạo một cơ hội mới cho nhiều nhà đầu tư. Khối này hiện chiếm trên 75% thị phần tín dụng của hệ thống ngân hàng nên dư địa đó là rất lớn.
Ước tính, các ngân hàng quốc doanh hiện mới chỉ có tỷ lệ cho vay loại này ở khoảng trên dưới 1% tổng dư nợ. Trước hết là kế hoạch khá “rầm rộ” của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Kể từ ngày 25/9, nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) có thể vay vốn để đầu tư bằng cầm cố chứng khoán niêm yết, theo thỏa thuận hợp tác giữa công ty này với Agribank.
Theo giới thiệu của ABS, thủ tục vay cầm cố chứng khoán khá thuận tiện và nhanh chóng, hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt các cơ hội trên thị trường, trong khi lãi suất khá “thoáng” với 1,05%/tháng, hạn mức tối đa lên tới 450% mệnh giá, áp dụng với tất cả các cổ phiếu có thị giá tại phiên đóng cửa gần nhất lớn hơn hoặc bằng 30.000 đồng, thời hạn tối đa lên tới 12 tháng.
Tương tự, tại Công ty Chứng khoán SeABank (SeABS), khách hàng đang mở tài khoản và giao dịch tại đây sẽ được vay vốn bằng hình thức cầm cố chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch của Agribank.
Các cổ phiếu cầm cố vay vốn có giá trị tại phiên đóng cửa ngày giao dịch gần nhất phải lớn hơn hoặc bằng 30.000 đồng, số tiền vay tối thiểu mỗi lần vay vốn bằng 100 triệu đồng và tổng số dư nợ vay cầm cố chứng khoán tối đa đối với một khách hàng cá nhân lên tới 10 tỷ đồng và đối với khách hàng pháp nhân là bằng 50 tỷ đồng, thời hạn vay không quá 12 tháng. Tất cả các hồ sơ vay vốn hợp lệ chuyển tới Sở Giao dịch Agribank trước 15h00 của ngày làm việc sẽ được phê duyệt và giải ngân trong ngày để nhà đầu tư chủ động vốn cho những phiên tiếp theo.
Theo SeABS, đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận với nguồn vốn lớn, đảm bảo quay vòng vốn một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư chứng khoán lâu dài.
Cùng với Agribank, một số nguồn tin cho biết “đại gia” Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đang có kế hoạch “mở hầu bao” đối với loại hình cho vay này, dự kiến sẽ triển khai mạnh hơn trong tháng 11 tới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại một số chi nhánh cũng bắt đầu lưu tâm đến đối tượng khách hàng vay vốn đầu tư chứng khoán, nhưng còn khá chọn lọc và có hạn mức chặt, thời hạn ngắn.
Và khi những thành viên này thực sự vào cuộc, thị trường sẽ có thêm một nguồn vốn lớn hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận nguồn hàng lớn, chất lượng cao chính từ những ngân hàng quốc doanh cổ phần hóa sắp tới.
Sự vào cuộc của khối ngân hàng quốc doanh có thể được giải thích từ tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán đang khá thấp ở mỗi thành viên. Mặt khác, theo đánh giá từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), trong thời gian qua, lượng vốn khả dụng tại các ngân hàng dư thừa kéo dài.
Theo đó, áp lực giải ngân là một thực tế, và giải ngân nhanh, thuận lợi hiện nay vẫn tập trung ở hoạt động cho vay này. Tất nhiên, cùng với việc mở hầu bao, tăng giải ngân là sự kiểm soát với những rào cản kỹ thuật an toàn.
Hiện tại, ngoài những công ty chứng khoán nói trên, những thành viên khác cũng đang nóng lòng tìm đến những thỏa thuận tương tự, hợp tác với các ngân hàng còn dư địa và có chủ trương cho vay để giữ chân nhà đầu tư. Đây cũng là chất xúc tác để cơ hội vay vốn đến với nhà đầu tư theo diện rộng, nhất là khả năng từ tháng 11 tới Vietcombank sẽ thực sự vào cuộc.
Còn với thị trường, hai tuần qua không khí sôi động đã trở lại. Đặc biệt khối lượng và giá trị giao dịch đột biến trong những phiên đầu tuần này trên cả hai sàn cho thấy một lượng vốn lớn đang thực sự năng động và chủ động, trong đó không thể phủ nhận sự tiếp sức của các ngân hàng thương mại.
Ngược lại, thị trường sôi động càng tạo thêm tính thanh khoản cao cho các cổ phiếu, tạo thêm thuận lợi quay vốn đảm bảo hơn khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Có thể sự sôi động hiện tại chỉ trong ngắn hạn, nhưng các hợp đồng vay vốn đầu tư chứng khoán hiện nay cũng phổ biến là ngắn hạn.
Chính trong thời điểm này, ngân hàng quốc doanh vào cuộc đã tạo nên một thuận lợi lớn, cú hích lớn góp phần đẩy thị trường tăng tốc.
Cuối tháng 9, công chúng đầu tư xôn xao tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ nới rộng hạn mức cho vay đầu tư chứng khoán, thay cho hạn mức 3% hiện nay. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương này và ít nhất từ nay đến cuối năm hạn mức 3% tổng dư nợ vẫn được duy trì.
Cửa ngân hàng đang hẹp lại với cầu vốn đầu tư chứng khoán, nhất là khi thời hạn hút vốn về chỉ còn 3 tháng. Trong khi đó, thị trường chứng khoán vừa cần vốn để cắt cơn điều chỉnh kéo dài, vừa cần cho lượng hàng mới bắt đầu tăng mạnh.
Trong bối cảnh này, sự vào cuộc của ngân hàng quốc doanh, hiện còn dư địa, đã tạo một cơ hội mới cho nhiều nhà đầu tư. Khối này hiện chiếm trên 75% thị phần tín dụng của hệ thống ngân hàng nên dư địa đó là rất lớn.
Ước tính, các ngân hàng quốc doanh hiện mới chỉ có tỷ lệ cho vay loại này ở khoảng trên dưới 1% tổng dư nợ. Trước hết là kế hoạch khá “rầm rộ” của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Kể từ ngày 25/9, nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) có thể vay vốn để đầu tư bằng cầm cố chứng khoán niêm yết, theo thỏa thuận hợp tác giữa công ty này với Agribank.
Theo giới thiệu của ABS, thủ tục vay cầm cố chứng khoán khá thuận tiện và nhanh chóng, hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt các cơ hội trên thị trường, trong khi lãi suất khá “thoáng” với 1,05%/tháng, hạn mức tối đa lên tới 450% mệnh giá, áp dụng với tất cả các cổ phiếu có thị giá tại phiên đóng cửa gần nhất lớn hơn hoặc bằng 30.000 đồng, thời hạn tối đa lên tới 12 tháng.
Tương tự, tại Công ty Chứng khoán SeABank (SeABS), khách hàng đang mở tài khoản và giao dịch tại đây sẽ được vay vốn bằng hình thức cầm cố chứng khoán niêm yết tại các sở giao dịch của Agribank.
Các cổ phiếu cầm cố vay vốn có giá trị tại phiên đóng cửa ngày giao dịch gần nhất phải lớn hơn hoặc bằng 30.000 đồng, số tiền vay tối thiểu mỗi lần vay vốn bằng 100 triệu đồng và tổng số dư nợ vay cầm cố chứng khoán tối đa đối với một khách hàng cá nhân lên tới 10 tỷ đồng và đối với khách hàng pháp nhân là bằng 50 tỷ đồng, thời hạn vay không quá 12 tháng. Tất cả các hồ sơ vay vốn hợp lệ chuyển tới Sở Giao dịch Agribank trước 15h00 của ngày làm việc sẽ được phê duyệt và giải ngân trong ngày để nhà đầu tư chủ động vốn cho những phiên tiếp theo.
Theo SeABS, đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận với nguồn vốn lớn, đảm bảo quay vòng vốn một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư chứng khoán lâu dài.
Cùng với Agribank, một số nguồn tin cho biết “đại gia” Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đang có kế hoạch “mở hầu bao” đối với loại hình cho vay này, dự kiến sẽ triển khai mạnh hơn trong tháng 11 tới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại một số chi nhánh cũng bắt đầu lưu tâm đến đối tượng khách hàng vay vốn đầu tư chứng khoán, nhưng còn khá chọn lọc và có hạn mức chặt, thời hạn ngắn.
Và khi những thành viên này thực sự vào cuộc, thị trường sẽ có thêm một nguồn vốn lớn hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận nguồn hàng lớn, chất lượng cao chính từ những ngân hàng quốc doanh cổ phần hóa sắp tới.
Sự vào cuộc của khối ngân hàng quốc doanh có thể được giải thích từ tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán đang khá thấp ở mỗi thành viên. Mặt khác, theo đánh giá từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), trong thời gian qua, lượng vốn khả dụng tại các ngân hàng dư thừa kéo dài.
Theo đó, áp lực giải ngân là một thực tế, và giải ngân nhanh, thuận lợi hiện nay vẫn tập trung ở hoạt động cho vay này. Tất nhiên, cùng với việc mở hầu bao, tăng giải ngân là sự kiểm soát với những rào cản kỹ thuật an toàn.
Hiện tại, ngoài những công ty chứng khoán nói trên, những thành viên khác cũng đang nóng lòng tìm đến những thỏa thuận tương tự, hợp tác với các ngân hàng còn dư địa và có chủ trương cho vay để giữ chân nhà đầu tư. Đây cũng là chất xúc tác để cơ hội vay vốn đến với nhà đầu tư theo diện rộng, nhất là khả năng từ tháng 11 tới Vietcombank sẽ thực sự vào cuộc.
Còn với thị trường, hai tuần qua không khí sôi động đã trở lại. Đặc biệt khối lượng và giá trị giao dịch đột biến trong những phiên đầu tuần này trên cả hai sàn cho thấy một lượng vốn lớn đang thực sự năng động và chủ động, trong đó không thể phủ nhận sự tiếp sức của các ngân hàng thương mại.
Ngược lại, thị trường sôi động càng tạo thêm tính thanh khoản cao cho các cổ phiếu, tạo thêm thuận lợi quay vốn đảm bảo hơn khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Có thể sự sôi động hiện tại chỉ trong ngắn hạn, nhưng các hợp đồng vay vốn đầu tư chứng khoán hiện nay cũng phổ biến là ngắn hạn.