“Chơi” cổ phiếu lỗ: Cái giá của mạo hiểm
Tuần qua HSX liên tục đình chỉ giao dịch với nhiều cổ phiếu vì cùng một nguyên nhân: lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp
Tuần qua HSX liên tục đình chỉ giao dịch với nhiều cổ phiếu vì cùng một nguyên nhân: lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp.
Đáng chú ý là thông tin doanh nghiệp lỗ không mới, thậm chí giới đầu tư có thể đoán trước. Tuy nhiên, “chơi” cổ phiếu lỗ một thời từng là mốt. Cổ phiếu càng lỗ càng lên giá mạnh. Quan điểm phổ biến được sử dụng làm căn cứ là “không lỗ đã không có mức giá đó”!
Lý do này không phải là không hợp lý. Bất chấp những phân tích cơ bản, nhiều cổ phiếu lỗ từng có những sóng tăng giá rất lớn. “Con tàu ma” VSP là một ví dụ. Cùng thời gian này năm ngoái, VSP có sóng tăng tới gần 174% mặc dù kết quả kinh doanh năm 2009 âm 359,6 tỷ đồng. VSP lúc đó giá khoảng 23.000 đồng/cổ phiếu. Rất nhiều nhà đầu tư dũng cảm đu sóng với VSP và cũng có lợi nhuận tốt.
VSP được nâng đỡ bởi kỳ vọng sẽ có lãi trong quý 1/2010 cùng khả năng bán tài sản. Quả thực quý 1/2010 và 2 quý sau đó VSP đều có lãi nhưng giá bắt đầu giảm mạnh. Tuy nhiên mức lỗ gần 31 tỷ đồng trong quý 4 đã thổi bay nỗ lực của 3 quý đầu năm. VSP từ hôm qua đã bị đưa vào diện kiểm soát.
Thực tế bị kiểm soát vẫn có mức rủi ro thấp hơn rất nhiều so với những cổ phiếu đã lỗ ròng và có nguy cơ bị dừng giao dịch. VKP, MHC, BAS là ba cổ phiếu mới nhất trên HSX bị đóng băng. Những cổ phiếu này đều đã giảm xuống dưới mệnh giá một thời gian khá dài và thanh khoản vẫn tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ vẫn có nhiều nhà đầu tư chấp nhận rủi ro vì “cảm giác” khó có thể rẻ hơn nữa.
Mức giá thấp thường không phản ánh độ rẻ vì cần đặt trong tương quan với rủi ro. Thị giá rất thấp như VKP tháng 11 năm ngoái xuống mức 4.900 đồng/cổ phiếu trước khi có sóng tăng tới 25%, khối lượng tích lũy hơn 1 triệu cổ phiếu nhưng rồi cũng quay về mức 3.500 đồng/cổ phiếu trước khi bị dừng giao dịch. BAS, MHC hay VTA cũng có sóng khá lớn khi giá ở mức vài ngàn đồng một cổ phiếu.
Việc các cổ phiếu lỗ lũy kế nhiều năm có khả năng bị dừng giao dịch đã được quy định rõ trong quy chế giao dịch của các sở. Không thể nói rằng nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm mà không lường trước khả năng cổ phiếu sẽ bị “cưỡng ép” mất thanh khoản. Một điểm chưa hợp lý là thời gian thông báo tạm dừng giao dịch với các cổ phiếu dạng này thường rất gấp. HSX vừa qua thông báo dừng giao dịch chỉ cách đúng một ngày khiến nhà đầu tư muốn cắt lỗ hoặc thanh lý danh mục cũng không kịp trở tay.
Thống kê tại HSX và HNX đang có 8 doanh nghiệp niêm yết lỗ liền hai năm liên tiếp, chưa kể các công ty chứng khoán có khả năng kéo dài danh sách này. Đó là chưa kể đến hơn 20 doanh nghiệp khác vẫn đang lỗ nếu tính chung cho 3 năm gần nhất. Có doanh nghiệp lỗ nặng năm 2008 nhưng phục hồi dần theo hướng giảm lỗ trong năm 2009 và lãi nhẹ trong năm 2010. Cũng có doanh nghiệp lãi nhỏ 2008, 2009 nhưng lỗ nặng năm 2010. Tuy nhiên, những cổ phiếu trong danh sách lỗ này vẫn có sóng lớn là điều bình thường.
Một trong những trường hợp “đánh bạc” thực thụ là DVD. Cổ phiếu này đã “đốt cháy” không biết bao nhiều tài khoản của nhà đầu tư, kể cả cá nhân lẫn tổ chức chuyên nghiệp. DVD hiện chỉ còn 9.900 đồng/cổ phiếu. Lý do để bắt đáy chưa bao giờ hợp hơn với DVD: “Nếu không có những rủi ro lớn như vậy sao giá ở mức này!”.
Tuy nhiên sự chấp nhận rủi ro với DVD quả thực đã trở thành liều lĩnh. Trong khi rất nhiều cổ phiếu khác trên sàn giảm xuống mức giá rẻ chưa từng có, làm ăn vẫn có lãi, cổ tức tốt, không có tai tiếng lại được những người ưa mạo hiểm xếp sau một cổ phiếu có nguy cơ cao như DVD. Nhà đầu tư "kẹp" nhiều nhất DVD ở các mức giá 40.000 đồng-50.000 đồng và đặc biệt là mức 15.000 đồng-20.000 đồng với gần 6,8 triệu cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm dễ bị đánh lừa bởi cảm giác giá rẻ với biểu hiện thấp của thị giá. Việc một cổ phiếu giảm xuống quanh mệnh giá dễ được cho là khó có thể giảm thấp hơn nữa trong khi khả năng phục hồi lại cao. Tuy nhiên, với một thị trường có tính đầu cơ cao, việc cổ phiếu giảm giá mạnh có khả năng rất cao là bị bỏ rơi. Đặc biệt, cơ hội làm giá cổ phiếu đang ngày càng giảm đi, do cơ quan quản lý xiết chặt giám sát cũng như khả năng giám sát đã được nâng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu.
Đáng chú ý là thông tin doanh nghiệp lỗ không mới, thậm chí giới đầu tư có thể đoán trước. Tuy nhiên, “chơi” cổ phiếu lỗ một thời từng là mốt. Cổ phiếu càng lỗ càng lên giá mạnh. Quan điểm phổ biến được sử dụng làm căn cứ là “không lỗ đã không có mức giá đó”!
Lý do này không phải là không hợp lý. Bất chấp những phân tích cơ bản, nhiều cổ phiếu lỗ từng có những sóng tăng giá rất lớn. “Con tàu ma” VSP là một ví dụ. Cùng thời gian này năm ngoái, VSP có sóng tăng tới gần 174% mặc dù kết quả kinh doanh năm 2009 âm 359,6 tỷ đồng. VSP lúc đó giá khoảng 23.000 đồng/cổ phiếu. Rất nhiều nhà đầu tư dũng cảm đu sóng với VSP và cũng có lợi nhuận tốt.
VSP được nâng đỡ bởi kỳ vọng sẽ có lãi trong quý 1/2010 cùng khả năng bán tài sản. Quả thực quý 1/2010 và 2 quý sau đó VSP đều có lãi nhưng giá bắt đầu giảm mạnh. Tuy nhiên mức lỗ gần 31 tỷ đồng trong quý 4 đã thổi bay nỗ lực của 3 quý đầu năm. VSP từ hôm qua đã bị đưa vào diện kiểm soát.
Thực tế bị kiểm soát vẫn có mức rủi ro thấp hơn rất nhiều so với những cổ phiếu đã lỗ ròng và có nguy cơ bị dừng giao dịch. VKP, MHC, BAS là ba cổ phiếu mới nhất trên HSX bị đóng băng. Những cổ phiếu này đều đã giảm xuống dưới mệnh giá một thời gian khá dài và thanh khoản vẫn tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ vẫn có nhiều nhà đầu tư chấp nhận rủi ro vì “cảm giác” khó có thể rẻ hơn nữa.
Mức giá thấp thường không phản ánh độ rẻ vì cần đặt trong tương quan với rủi ro. Thị giá rất thấp như VKP tháng 11 năm ngoái xuống mức 4.900 đồng/cổ phiếu trước khi có sóng tăng tới 25%, khối lượng tích lũy hơn 1 triệu cổ phiếu nhưng rồi cũng quay về mức 3.500 đồng/cổ phiếu trước khi bị dừng giao dịch. BAS, MHC hay VTA cũng có sóng khá lớn khi giá ở mức vài ngàn đồng một cổ phiếu.
Việc các cổ phiếu lỗ lũy kế nhiều năm có khả năng bị dừng giao dịch đã được quy định rõ trong quy chế giao dịch của các sở. Không thể nói rằng nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm mà không lường trước khả năng cổ phiếu sẽ bị “cưỡng ép” mất thanh khoản. Một điểm chưa hợp lý là thời gian thông báo tạm dừng giao dịch với các cổ phiếu dạng này thường rất gấp. HSX vừa qua thông báo dừng giao dịch chỉ cách đúng một ngày khiến nhà đầu tư muốn cắt lỗ hoặc thanh lý danh mục cũng không kịp trở tay.
Thống kê tại HSX và HNX đang có 8 doanh nghiệp niêm yết lỗ liền hai năm liên tiếp, chưa kể các công ty chứng khoán có khả năng kéo dài danh sách này. Đó là chưa kể đến hơn 20 doanh nghiệp khác vẫn đang lỗ nếu tính chung cho 3 năm gần nhất. Có doanh nghiệp lỗ nặng năm 2008 nhưng phục hồi dần theo hướng giảm lỗ trong năm 2009 và lãi nhẹ trong năm 2010. Cũng có doanh nghiệp lãi nhỏ 2008, 2009 nhưng lỗ nặng năm 2010. Tuy nhiên, những cổ phiếu trong danh sách lỗ này vẫn có sóng lớn là điều bình thường.
Một trong những trường hợp “đánh bạc” thực thụ là DVD. Cổ phiếu này đã “đốt cháy” không biết bao nhiều tài khoản của nhà đầu tư, kể cả cá nhân lẫn tổ chức chuyên nghiệp. DVD hiện chỉ còn 9.900 đồng/cổ phiếu. Lý do để bắt đáy chưa bao giờ hợp hơn với DVD: “Nếu không có những rủi ro lớn như vậy sao giá ở mức này!”.
Tuy nhiên sự chấp nhận rủi ro với DVD quả thực đã trở thành liều lĩnh. Trong khi rất nhiều cổ phiếu khác trên sàn giảm xuống mức giá rẻ chưa từng có, làm ăn vẫn có lãi, cổ tức tốt, không có tai tiếng lại được những người ưa mạo hiểm xếp sau một cổ phiếu có nguy cơ cao như DVD. Nhà đầu tư "kẹp" nhiều nhất DVD ở các mức giá 40.000 đồng-50.000 đồng và đặc biệt là mức 15.000 đồng-20.000 đồng với gần 6,8 triệu cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm dễ bị đánh lừa bởi cảm giác giá rẻ với biểu hiện thấp của thị giá. Việc một cổ phiếu giảm xuống quanh mệnh giá dễ được cho là khó có thể giảm thấp hơn nữa trong khi khả năng phục hồi lại cao. Tuy nhiên, với một thị trường có tính đầu cơ cao, việc cổ phiếu giảm giá mạnh có khả năng rất cao là bị bỏ rơi. Đặc biệt, cơ hội làm giá cổ phiếu đang ngày càng giảm đi, do cơ quan quản lý xiết chặt giám sát cũng như khả năng giám sát đã được nâng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu.