“Chọn con đường khó để nâng tầm mình lên”
Tổng giám đốc Công ty Nhật Minh cho rằng, TPP mang nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt nâng tầm cùng các đối tác lớn
Trong lúc các doanh nghiệp trong nước vừa mừng vừa lo với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Phan Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty Nhật Minh, cho rằng, đây là cuộc chơi mới với nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm cùng các đối tác lớn.
Chọn dấn thân trên con đường khó cũng là cách thức doanh nhân này này đã định hướng và đưa Nhật Minh từ một công ty thương mại nhỏ trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Đến nay, khi đã là nhà cung ứng của nhiều công ty lớn trên thế giới, bà có cảm thấy tự tin trong giai đoạn hội nhập mới sau khi TPP chính thức có hiệu lực?
Nói đến TPP, nhiều người nhắc đến cụm từ cơ hội và thách thức. Tôi cũng đồng tình với điều này, nhưng theo tôi, phần cơ hội là rất lớn. Công nghiệp hỗ trợ là bước đệm cho doanh nghiệp Việt Nam làm quen với quy cách, quy trình sản xuất công nghiệp để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh sau này.
Khi đã có nền tảng về cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị, tư duy làm việc, nguồn nhân lực tốt, chúng ta hoàn toàn có thể tin là sẽ có sản phẩm hoàn chỉnh của người Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.
Với doanh nghiệp của tôi, để trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các nhà sản xuất lớn trên thế giới là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ.
Khá nhiều khách hàng Nhật Bản của tôi thường nói rằng: “Cải tiến là không có giới hạn và không được thỏa hiệp với chất lượng”. Tôi tâm đắc với câu nói này và đã áp dụng trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp của mình.
Đến thời điểm này, chỉ mong chúng tôi giữ vững được đà phát triển dựa trên những nền tảng đã xây dựng được và không ngừng vươn tới.
Công ty của bà có đặt tham vọng sẽ sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong thời gian tới?
Đúng vậy, như tôi đã nói, TPP mang lại cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi TPP chính thức có hiệu lực, các hàng rào thuế quan vào các nước thành viên gần như được dỡ bỏ hoàn toàn.
Lợi thế trước mắt của Việt Nam là các mặt hàng như dệt may, da giày, nông thủy sản. Tuy nhiên, để tận thu được TPP thì doanh nghiệp Việt Nam phải làm ra được sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu.
Có thể kỳ vọng sẽ có máy ảnh hay máy tính thương hiệu Nhật Minh?
Công ty tôi đã tính toán một số sản phẩm nhưng thời điểm hiện tại chưa thể tiết lộ được thông tin. Có thể khẳng định, đó chính là mục tiêu định hướng của công ty. Có nhiều doanh nghiệp muốn làm thương mại thay vì tham gia lĩnh vực sản xuất để thu lợi nhuận nhanh hơn, dễ làm hơn.
Quan niệm kinh doanh mỗi người một khác nhưng tôi vẫn tâm huyết với ý định làm được một cái gì đấy mang thương hiệu Việt Nam. Điều đó chắc chắn không đơn giản nhưng tôi sẽ quyết làm bằng được.
Doanh nghiệp của bà đã từng trải qua giai đoạn khó khăn nào không?
Dĩ nhiên là có. Thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới, chúng tôi đã từng gặp khó khăn. Khi đó, sau một thời gian đi thuê nhà máy làm gia công sản phẩm cho các đối tác, chúng tôi quyết định mua đất tự mở nhà máy. Nhà máy vừa xây xong, công nhân vừa tuyển dụng được thì không có đơn hàng.
Bạn thử tưởng tượng, trong một xưởng sản xuất rộng 1.000 mét vuông nhưng không dám bật đèn vì sợ tốn điện, các công nhân chỉ tụ tập trong một góc nhỏ. Chỉ một góc sáng nhỏ trong cả một cơ ngơi rộng lớn. Trong lúc tôi rất hoang mang thì tình cờ có một khách hàng tìm đến đặt hàng với khối lượng lớn.
Không chỉ mừng, chúng tôi quyết tâm phải làm bằng được đơn hàng này. Ngày sản xuất sản phẩm mẫu, tôi đã thức cùng công nhân đến 4 giờ sáng để làm ra được sản phẩm ưng ý.
Khách hàng “gật đầu” và đơn hàng đó giúp tôi tạo việc làm cho hơn 100 công nhân trong 6 tháng ròng. Đấy vừa là cơ hội giải quyết việc làm, có lợi nhuận lại vừa tạo đà để tiếp tục cho những công việc mới.
Phải chăng may mắn đã giúp bà dành được đơn hàng đó?
Không hoàn toàn là may mắn. Đây là kết quả của một quá trình liên tục nỗ lực làm việc. Trước đó, tôi đã từng có một khách hàng Malaysia. Họ đặt đơn hàng chỉ 50 sản phẩm và thời hạn giao hàng rất gấp.
Tôi đã phải đặt làm từ trong Tp.HCM để kịp tiến độ và tiền vận chuyển hàng hóa đắt bằng giá trị lô hàng trên hợp đồng. Nhưng tôi đã làm được và đã làm hài lòng khách hàng. Họ tín nhiệm và giới thiệu tôi với khách hàng khác.
Nói cách khác, sự quyết tâm và chữ tín đã đưa khách hàng đến với tôi.
Theo bà, tại sao công nghiệp hỗ trợ mở ra cơ hội lớn như vậy nhưng vẫn không nhiều công ty Việt Nam tham gia?
Thực tế, làm công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Khó khăn lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực yếu với ngoại ngữ kém, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, một khi đã quyết tâm thì phải làm mọi cách để thay đổi. Quyết tâm làm việc khó và làm được việc khó sẽ nâng tầm mình lên, đó mới là con đường phát triển bền vững.
Chọn dấn thân trên con đường khó cũng là cách thức doanh nhân này này đã định hướng và đưa Nhật Minh từ một công ty thương mại nhỏ trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Đến nay, khi đã là nhà cung ứng của nhiều công ty lớn trên thế giới, bà có cảm thấy tự tin trong giai đoạn hội nhập mới sau khi TPP chính thức có hiệu lực?
Nói đến TPP, nhiều người nhắc đến cụm từ cơ hội và thách thức. Tôi cũng đồng tình với điều này, nhưng theo tôi, phần cơ hội là rất lớn. Công nghiệp hỗ trợ là bước đệm cho doanh nghiệp Việt Nam làm quen với quy cách, quy trình sản xuất công nghiệp để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh sau này.
Khi đã có nền tảng về cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị, tư duy làm việc, nguồn nhân lực tốt, chúng ta hoàn toàn có thể tin là sẽ có sản phẩm hoàn chỉnh của người Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.
Với doanh nghiệp của tôi, để trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các nhà sản xuất lớn trên thế giới là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ.
Khá nhiều khách hàng Nhật Bản của tôi thường nói rằng: “Cải tiến là không có giới hạn và không được thỏa hiệp với chất lượng”. Tôi tâm đắc với câu nói này và đã áp dụng trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp của mình.
Đến thời điểm này, chỉ mong chúng tôi giữ vững được đà phát triển dựa trên những nền tảng đã xây dựng được và không ngừng vươn tới.
Công ty của bà có đặt tham vọng sẽ sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong thời gian tới?
Đúng vậy, như tôi đã nói, TPP mang lại cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi TPP chính thức có hiệu lực, các hàng rào thuế quan vào các nước thành viên gần như được dỡ bỏ hoàn toàn.
Lợi thế trước mắt của Việt Nam là các mặt hàng như dệt may, da giày, nông thủy sản. Tuy nhiên, để tận thu được TPP thì doanh nghiệp Việt Nam phải làm ra được sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu.
Có thể kỳ vọng sẽ có máy ảnh hay máy tính thương hiệu Nhật Minh?
Công ty tôi đã tính toán một số sản phẩm nhưng thời điểm hiện tại chưa thể tiết lộ được thông tin. Có thể khẳng định, đó chính là mục tiêu định hướng của công ty. Có nhiều doanh nghiệp muốn làm thương mại thay vì tham gia lĩnh vực sản xuất để thu lợi nhuận nhanh hơn, dễ làm hơn.
Quan niệm kinh doanh mỗi người một khác nhưng tôi vẫn tâm huyết với ý định làm được một cái gì đấy mang thương hiệu Việt Nam. Điều đó chắc chắn không đơn giản nhưng tôi sẽ quyết làm bằng được.
Doanh nghiệp của bà đã từng trải qua giai đoạn khó khăn nào không?
Dĩ nhiên là có. Thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới, chúng tôi đã từng gặp khó khăn. Khi đó, sau một thời gian đi thuê nhà máy làm gia công sản phẩm cho các đối tác, chúng tôi quyết định mua đất tự mở nhà máy. Nhà máy vừa xây xong, công nhân vừa tuyển dụng được thì không có đơn hàng.
Bạn thử tưởng tượng, trong một xưởng sản xuất rộng 1.000 mét vuông nhưng không dám bật đèn vì sợ tốn điện, các công nhân chỉ tụ tập trong một góc nhỏ. Chỉ một góc sáng nhỏ trong cả một cơ ngơi rộng lớn. Trong lúc tôi rất hoang mang thì tình cờ có một khách hàng tìm đến đặt hàng với khối lượng lớn.
Không chỉ mừng, chúng tôi quyết tâm phải làm bằng được đơn hàng này. Ngày sản xuất sản phẩm mẫu, tôi đã thức cùng công nhân đến 4 giờ sáng để làm ra được sản phẩm ưng ý.
Khách hàng “gật đầu” và đơn hàng đó giúp tôi tạo việc làm cho hơn 100 công nhân trong 6 tháng ròng. Đấy vừa là cơ hội giải quyết việc làm, có lợi nhuận lại vừa tạo đà để tiếp tục cho những công việc mới.
Phải chăng may mắn đã giúp bà dành được đơn hàng đó?
Không hoàn toàn là may mắn. Đây là kết quả của một quá trình liên tục nỗ lực làm việc. Trước đó, tôi đã từng có một khách hàng Malaysia. Họ đặt đơn hàng chỉ 50 sản phẩm và thời hạn giao hàng rất gấp.
Tôi đã phải đặt làm từ trong Tp.HCM để kịp tiến độ và tiền vận chuyển hàng hóa đắt bằng giá trị lô hàng trên hợp đồng. Nhưng tôi đã làm được và đã làm hài lòng khách hàng. Họ tín nhiệm và giới thiệu tôi với khách hàng khác.
Nói cách khác, sự quyết tâm và chữ tín đã đưa khách hàng đến với tôi.
Theo bà, tại sao công nghiệp hỗ trợ mở ra cơ hội lớn như vậy nhưng vẫn không nhiều công ty Việt Nam tham gia?
Thực tế, làm công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Khó khăn lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực yếu với ngoại ngữ kém, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, một khi đã quyết tâm thì phải làm mọi cách để thay đổi. Quyết tâm làm việc khó và làm được việc khó sẽ nâng tầm mình lên, đó mới là con đường phát triển bền vững.