Chống động đất trong xây dựng: Nguy cơ từ sự lơ là
Đến nay, các công trình xây dựng tại các địa phương hầu như đều không được quan tâm tới thiết kế kháng chấn
Đến nay, các công trình xây dựng tại các địa phương hầu như đều không được quan tâm tới thiết kế kháng chấn. Do đó nếu xảy ra động đất, nguy cơ thiệt hại về người và của ở các công trình xây dựng là rất có thể.
Căn cứ bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu lập thì ở nước ta chỉ có một số vùng thuộc khu vực phía Bắc được dự báo là có khả năng xảy ra động đất cấp 8.
Chấn động do động đất gây ra tại một số địa điểm vùng Tây Bắc có thể đạt tới cấp 9, còn đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam có thể xảy ra động đất yếu và rất yếu.
Quy định bắt buộc
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các công trình xây dựng, nhất là công trình nằm trong vùng động đất, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng.
Trong nhiều năm qua, Bộ Xây dựng đã triển khai nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu về phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Với sự đầu tư của Nhà nước, năng lực nghiên cứu của Bộ đã có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật thông qua các phòng nghiên cứu thực nghiệm cấp Quốc gia về gió bão và động đất. Phòng thí nghiệm gió bão đã được hoàn thành và phòng thí nghiệm về động đất đưa vào hoạt động chính thức vào quý 1/2008.
Các phòng thí nghiệm này đặt tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đây sẽ là nơi để các nhà khoa học nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống thiên tai hiệu quả đồng thời cũng là nơi thực hiện kiểm chứng với những dạng công trình mới, giải pháp kết cấu mới, giải pháp kháng chấn mới và cả những giải pháp gia cường cho những công trình nằm trong vùng có động đất mà chưa thoả mãn yêu cầu kháng chấn.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các công trình xây dựng được phát triển về số lượng, loại và cấp công trình. Nhiều giải pháp, công nghệ thi công tiên tiến được áp dụng như: công nghệ thi công Top-down; công nghệ thi công cọc Baret; tường vây; cốp pha trượt (lõi cứng) kết hợp với lắp ghép (cột, sàn), kết hợp đổ tại chỗ với lắp ghép cấu kiện dự ứng lực... tại các công trình cao tầng trên 20 tầng.
Giải pháp kết cấu của các công trình nhà cao tầng được áp dụng nhiều cho các nhà nay chủ yếu vẫn là kết cấu khung - vách hoặc khung - lõi bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, kết hợp với sàn cũng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc sàn bê tông cốt thép nửa lắp ghép.
Riêng ở Hà Nội, nhiều nhà cao tầng do Tổng công ty Vinaconex xây dựng, sử dụng giải pháp thi công trượt lõi cứng kết hợp với sàn và cột lắp ghép. Các công trình có kết cấu thi công theo giải pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát được chất lượng mối nối, vì vậy sẽ dần được hạn chế sử dụng. Các công trình được xây dựng ở Hà Nội và một số nơi khác trong giai đoạn này hầu hết đều được thiết kế kháng chấn chịu động đất cấp 7.
Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 và tổ chức tập huấn, giới thiệu về nội dung tiêu chuẩn này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại các địa phương trên cả nước.
Tuân thủ đến đâu?
Tuy nhiên theo báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Xây dựng thì đến nay, các công trình xây dựng tại các địa phương trước khi TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” có hiệu lực thì đều không được quan tâm tới thiết kế kháng chấn, ngoại trừ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng thì được thực hiện tốt.
Do hạn chế về năng lực nên vẫn còn tồn tại một số công trình giao thông do các tổ chức tư vấn thiết kế giao thông trong nước khi thiết kế chưa xem xét tới khả năng kháng chấn. Nhiều công trình thủy lợi nói chung và các công trình hồ chứa của nhà máy thủy điện nói riêng đều có tình trạng tương tự như công trình giao thông nêu trên.
Phòng, chống động đất và hạn chế các thiệt hại cho người và các công trình xây dựng là nhiệm vụ không phải chỉ riêng của các cơ quan quản lý nhà nước.
Về vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, đối với các công trình khi thiết kế chưa tính đến khả năng kháng chấn tại những khu vực có khả năng xảy ra động đất, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng cần tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của công trình thông qua bài toán ngược bằng mô hình toán trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành về phân vùng động đất và thiết kế kháng chấn.
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phối hợp với các địa phương, các hội nghề nghiệp để hướng dẫn, tập huấn, phổ biến rộng rãi nội dung Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất”; kiểm tra và kiểm soát các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chấp hành tốt các văn bản quy phạm pháp luật trong đó đặc biệt là quy định về phòng, chống động đất...
Căn cứ bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu lập thì ở nước ta chỉ có một số vùng thuộc khu vực phía Bắc được dự báo là có khả năng xảy ra động đất cấp 8.
Chấn động do động đất gây ra tại một số địa điểm vùng Tây Bắc có thể đạt tới cấp 9, còn đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam có thể xảy ra động đất yếu và rất yếu.
Quy định bắt buộc
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các công trình xây dựng, nhất là công trình nằm trong vùng động đất, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng.
Trong nhiều năm qua, Bộ Xây dựng đã triển khai nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu về phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Với sự đầu tư của Nhà nước, năng lực nghiên cứu của Bộ đã có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật thông qua các phòng nghiên cứu thực nghiệm cấp Quốc gia về gió bão và động đất. Phòng thí nghiệm gió bão đã được hoàn thành và phòng thí nghiệm về động đất đưa vào hoạt động chính thức vào quý 1/2008.
Các phòng thí nghiệm này đặt tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đây sẽ là nơi để các nhà khoa học nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống thiên tai hiệu quả đồng thời cũng là nơi thực hiện kiểm chứng với những dạng công trình mới, giải pháp kết cấu mới, giải pháp kháng chấn mới và cả những giải pháp gia cường cho những công trình nằm trong vùng có động đất mà chưa thoả mãn yêu cầu kháng chấn.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các công trình xây dựng được phát triển về số lượng, loại và cấp công trình. Nhiều giải pháp, công nghệ thi công tiên tiến được áp dụng như: công nghệ thi công Top-down; công nghệ thi công cọc Baret; tường vây; cốp pha trượt (lõi cứng) kết hợp với lắp ghép (cột, sàn), kết hợp đổ tại chỗ với lắp ghép cấu kiện dự ứng lực... tại các công trình cao tầng trên 20 tầng.
Giải pháp kết cấu của các công trình nhà cao tầng được áp dụng nhiều cho các nhà nay chủ yếu vẫn là kết cấu khung - vách hoặc khung - lõi bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, kết hợp với sàn cũng bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc sàn bê tông cốt thép nửa lắp ghép.
Riêng ở Hà Nội, nhiều nhà cao tầng do Tổng công ty Vinaconex xây dựng, sử dụng giải pháp thi công trượt lõi cứng kết hợp với sàn và cột lắp ghép. Các công trình có kết cấu thi công theo giải pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát được chất lượng mối nối, vì vậy sẽ dần được hạn chế sử dụng. Các công trình được xây dựng ở Hà Nội và một số nơi khác trong giai đoạn này hầu hết đều được thiết kế kháng chấn chịu động đất cấp 7.
Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 và tổ chức tập huấn, giới thiệu về nội dung tiêu chuẩn này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại các địa phương trên cả nước.
Tuân thủ đến đâu?
Tuy nhiên theo báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Xây dựng thì đến nay, các công trình xây dựng tại các địa phương trước khi TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” có hiệu lực thì đều không được quan tâm tới thiết kế kháng chấn, ngoại trừ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng thì được thực hiện tốt.
Do hạn chế về năng lực nên vẫn còn tồn tại một số công trình giao thông do các tổ chức tư vấn thiết kế giao thông trong nước khi thiết kế chưa xem xét tới khả năng kháng chấn. Nhiều công trình thủy lợi nói chung và các công trình hồ chứa của nhà máy thủy điện nói riêng đều có tình trạng tương tự như công trình giao thông nêu trên.
Phòng, chống động đất và hạn chế các thiệt hại cho người và các công trình xây dựng là nhiệm vụ không phải chỉ riêng của các cơ quan quản lý nhà nước.
Về vấn đề này, theo Bộ Xây dựng, đối với các công trình khi thiết kế chưa tính đến khả năng kháng chấn tại những khu vực có khả năng xảy ra động đất, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng cần tiến hành kiểm tra khả năng chịu lực của công trình thông qua bài toán ngược bằng mô hình toán trên cơ sở các tiêu chuẩn hiện hành về phân vùng động đất và thiết kế kháng chấn.
Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phối hợp với các địa phương, các hội nghề nghiệp để hướng dẫn, tập huấn, phổ biến rộng rãi nội dung Tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất”; kiểm tra và kiểm soát các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chấp hành tốt các văn bản quy phạm pháp luật trong đó đặc biệt là quy định về phòng, chống động đất...