Chống lạm phát: Chờ bước đi cụ thể từ gói giải pháp
Sau khi Chính phủ công bố 18 biện pháp tăng cường kiềm chế lạm phát, một số chuyên gia đã nhận định về gói giải pháp này
Sau khi Chính phủ công bố 18 biện pháp tăng cường kiềm chế lạm phát, một số chuyên gia đã nhận định về gói giải pháp này.
>>Thủ tướng chỉ đạo: “Không để chứng khoán đi xuống”
Giải pháp đúng nhưng còn tùy cách tiến hành
"Những biện pháp trong gói chống lạm phát của Chính phủ ban hành là đúng hướng và cần được ủng hộ. Nhưng còn quá sớm để nhận định rằng việc thực hiện cụ thể thế nào nhằm giúp thị trường tài chính và chứng khoán phục hồi dần trở lại", TS. Nguyễn Quang A, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank), bình luận.
Trái với nhiều ý kiến khác cho rằng phần lớn các nội dung chính trong "gói giải pháp" là nhắc lại các biện pháp đã được áp dụng từ trước, ông Nguyễn Quang A nhận định tất cả các biện pháp đều thể hiện quyết tâm thực sự của Chính phủ. "Tuy nhiên, làm được đến đâu lại còn phụ thuộc vào rất nhiều công cụ thực hiện khác," ông nói.
Ông Nguyễn Quang A lấy ví dụ các chỉ đạo về vốn như tăng dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chính sách lãi suất thực dương, và các hình thức cụ thể khác... đều đi đúng "quỹ đạo" điều chỉnh thị trường ngân hàng, tiền tệ.
"Nhưng tôi không đồng tình với việc khống chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại ở mức tối đa 30%. Tôi cho rằng khống chế con số "cứng" này còn cao, cần phải giảm xuống thấp hơn nữa, để đảm bảo phát triển bền vững", ông Nguyễn Quang A nói.
Đồng thời ông cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn phải tiếp tục theo sát việc quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại trong việc cho vay bất động sản. "Xì hơi bất động sản một cách từ từ là tốt nhất, thay vì thắt chặt thô bạo hoặc mở rộng quá mức".
Riêng về thị trường chứng khoán, theo ông Nguyễn Quang A, Nhà nước không nên can thiệp thêm gì vào thị trường. Theo ông, mục tiêu lúc này là dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không thể lấy lại niềm tin trong một vài ngày, dù có những tác động từ Chính phủ đi chăng nữa.
Với thái độ lạc quan "dứt khoát thị trường sẽ hồi phục và lạm phát sẽ được hạn chế phần nào" nhưng ông Nguyễn Quang A không dám đưa ra dự đoán về thời gian, mức độ của thị trường chứng khoán sẽ dừng ở đâu.
"Chúng ta còn quá nhiều điều phải học trong quãng thời gian điều hành nền kinh tế như lúc này. Nhưng tôi tin vào các biện pháp mới đưa ra. Song tôi cũng không thể hứng khởi và lạc quan để nói với các nhà đầu tư rằng các biện pháp này sẽ sớm có kết quả," ông kết luận.
Cần một kịch bản toàn diện
Chuyên gia kinh tế Huy Nam cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang cần một kịch bản mang tính toàn diện và huy động được tổng lực cho cuộc chiến chống lạm phát này. Ông Nam nói rằng động thái ban hành một giải pháp trọn gói của Chính phủ là cần thiết nhằm giải quyết tình trạng khó khăn hiện nay của nền kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ một vài điểm trong gói biện pháp này mang tính ứng cứu một phần nào đó trong tình hình hiện nay, còn lại chủ yếu là những biện pháp mà vẫn phải tiếp tục chờ đợi được thực hiện.
"Điều mà mọi người đang mong muốn là những giải pháp cụ thể và trực tiếp chứ không phải những chủ trương mà ai cũng biết là sẽ phải tiếp tục chờ," ông Nam nói.
Theo ông, từng cơ quan quản lý riêng biệt như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán, hay Ngân hàng Nhà nước thì không thể đơn phương giải quyết những vấn đề lớn của nền kinh tế mà cần một kịch bản toàn diện và có căn cơ, huy động tất cả nguồn lực trong nước.
Ngoài ra, ông Huy Nam cho rằng, Chính phủ cũng nên thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm mình đã mắc phải để có những điều chỉnh đúng và đi thẳng vào sửa chữa những sai lầm đã phạm, nhất là những chính sách tiền tệ đã ban hành trong thời gian vừa qua.
>>Thủ tướng chỉ đạo: “Không để chứng khoán đi xuống”
Giải pháp đúng nhưng còn tùy cách tiến hành
"Những biện pháp trong gói chống lạm phát của Chính phủ ban hành là đúng hướng và cần được ủng hộ. Nhưng còn quá sớm để nhận định rằng việc thực hiện cụ thể thế nào nhằm giúp thị trường tài chính và chứng khoán phục hồi dần trở lại", TS. Nguyễn Quang A, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank), bình luận.
Trái với nhiều ý kiến khác cho rằng phần lớn các nội dung chính trong "gói giải pháp" là nhắc lại các biện pháp đã được áp dụng từ trước, ông Nguyễn Quang A nhận định tất cả các biện pháp đều thể hiện quyết tâm thực sự của Chính phủ. "Tuy nhiên, làm được đến đâu lại còn phụ thuộc vào rất nhiều công cụ thực hiện khác," ông nói.
Ông Nguyễn Quang A lấy ví dụ các chỉ đạo về vốn như tăng dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chính sách lãi suất thực dương, và các hình thức cụ thể khác... đều đi đúng "quỹ đạo" điều chỉnh thị trường ngân hàng, tiền tệ.
"Nhưng tôi không đồng tình với việc khống chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại ở mức tối đa 30%. Tôi cho rằng khống chế con số "cứng" này còn cao, cần phải giảm xuống thấp hơn nữa, để đảm bảo phát triển bền vững", ông Nguyễn Quang A nói.
Đồng thời ông cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn phải tiếp tục theo sát việc quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại trong việc cho vay bất động sản. "Xì hơi bất động sản một cách từ từ là tốt nhất, thay vì thắt chặt thô bạo hoặc mở rộng quá mức".
Riêng về thị trường chứng khoán, theo ông Nguyễn Quang A, Nhà nước không nên can thiệp thêm gì vào thị trường. Theo ông, mục tiêu lúc này là dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không thể lấy lại niềm tin trong một vài ngày, dù có những tác động từ Chính phủ đi chăng nữa.
Với thái độ lạc quan "dứt khoát thị trường sẽ hồi phục và lạm phát sẽ được hạn chế phần nào" nhưng ông Nguyễn Quang A không dám đưa ra dự đoán về thời gian, mức độ của thị trường chứng khoán sẽ dừng ở đâu.
"Chúng ta còn quá nhiều điều phải học trong quãng thời gian điều hành nền kinh tế như lúc này. Nhưng tôi tin vào các biện pháp mới đưa ra. Song tôi cũng không thể hứng khởi và lạc quan để nói với các nhà đầu tư rằng các biện pháp này sẽ sớm có kết quả," ông kết luận.
Cần một kịch bản toàn diện
Chuyên gia kinh tế Huy Nam cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang cần một kịch bản mang tính toàn diện và huy động được tổng lực cho cuộc chiến chống lạm phát này. Ông Nam nói rằng động thái ban hành một giải pháp trọn gói của Chính phủ là cần thiết nhằm giải quyết tình trạng khó khăn hiện nay của nền kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ một vài điểm trong gói biện pháp này mang tính ứng cứu một phần nào đó trong tình hình hiện nay, còn lại chủ yếu là những biện pháp mà vẫn phải tiếp tục chờ đợi được thực hiện.
"Điều mà mọi người đang mong muốn là những giải pháp cụ thể và trực tiếp chứ không phải những chủ trương mà ai cũng biết là sẽ phải tiếp tục chờ," ông Nam nói.
Theo ông, từng cơ quan quản lý riêng biệt như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán, hay Ngân hàng Nhà nước thì không thể đơn phương giải quyết những vấn đề lớn của nền kinh tế mà cần một kịch bản toàn diện và có căn cơ, huy động tất cả nguồn lực trong nước.
Ngoài ra, ông Huy Nam cho rằng, Chính phủ cũng nên thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm mình đã mắc phải để có những điều chỉnh đúng và đi thẳng vào sửa chữa những sai lầm đã phạm, nhất là những chính sách tiền tệ đã ban hành trong thời gian vừa qua.