Chống tham nhũng và chuyện vận động hành lang
Vận động chính sách (lobby) đã trở thành chuyện thường ngày ở nhiều nước, vậy Việt Nam có chấp nhận hoạt động này?
Hoạt động vận động hành lang, vận động chính sách (lobby) của các doanh nghiệp đối với nhiều quyết sách của Chính phủ đã trở thành chuyện thường ngày ở các nước phát triển. Ở Việt Nam có chấp nhận hoạt động này không?
Ông Mai Quốc Bình, Phó tổng thanh tra Chính phủ nói về hoạt động vận động chính sách ở Việt Nam trong mối tương quan với công cuộc chống tham nhũng.
Thưa ông, mối quan hệ giữa cải cách hành chính và chống tham nhũng đang được đề cập đến nhiều, xin ông nói rõ hơn về mối quan hệ này?
Cải cách hành chính và chống tham nhũng là hai vấn đề nhưng mang nội dung tương tác, hỗ trợ cho nhau. Nếu đặt vấn đề phòng chống tham nhũng nhưng không đi vào cải cách hành chính sẽ không hiệu quả. Ngược lại, khi có được một nền hành chính tốt thì tham nhũng sẽ không còn nơi để phát sinh.
Thực chất, tham nhũng chính là việc các cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng vị trí, chức vụ, quyền lực của mình để gây nhũng nhiễu cho những bên phụ thuộc như người dân, doanh nghiệp... nhằm thu lợi cho cá nhân.
Việc chiếm dụng tài sản công, nhũng nhiễu nhằm nhận hối lộ của cán bộ, công chức chỉ có thể xảy ra trong một nền hành chính không minh bạch, tính hiệu quả trong hoạt động không cao.
Việt Nam đang tiến hành cải cách về thể chế bao gồm các chủ trương, chính sách, pháp lý. Rà soát lại cho thấy còn nhiều chủ trương chính sách được phân cấp cho các địa phương nên tản mạn, khó kiểm soát nên nảy sinh nhiều bất cập, do vậy cải cách hành chính phải thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công chính là sự điều chỉnh, sắp xếp hợp lý lại bộ máy Nhà nước để hướng tới một nền hành chính công khai. Việc công khai đầu tiên là những chính sách tài chính, đồng vốn Nhà nước phải được chi tiêu minh bạch để có thể thực hiện tốt cơ chế giám sát.
Ở tất cả các nền kinh tế, tham nhũng luôn luôn bắt nguồn từ thể chế bộ máy quản lý, cán bộ, công chức và cơ chế chính sách nên việc cải tổ lại bộ máy nhà nước phải bao hàm cả việc xây dựng quy chế cụ thể trong hoạt động để cán bộ công chức tránh xa tham nhũng.
Vậy còn những cải cách hành chính trong khu vực tư sẽ được thực hiện như thế nào trong khi đây chính là nơi nuôi dưỡng cho tham nhũng nhiều nhất, thưa ông?
Phần nhiều các vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam được phát hiện trong thời gian qua có liên quan đến doanh nghiệp nên việc cải cách hành chính ở khu vực tư phải được thực hiện song song với việc cải cách hành chính ở khu vực công.
Trong khu vực tư, sở dĩ tham nhũng còn nhiều là do khâu quản lý yếu kém của cơ quan nhà nước các cấp đối với khu vực này nên đây trở thành mảnh đất cho tham nhũng nảy sinh.
Với doanh nghiệp mục tiêu hoạt động là lợi nhuận nên bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng các quan hệ, các khoản hối lộ... mà đây là những khoản chi phí không chính thức để chiếm lợi thế trong cạnh tranh.
Giữa cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có phụ thuộc vào các thủ tục hành chính liên quan có mối quan hệ mang tính “đồng cảm” nên dễ nảy sinh hối lộ.
Tuy nhiên, điều đáng nói là các doanh nghiệp ở Việt Nam lại không xem tham nhũng là một khó khăn cản trở lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp còn xem đây như một khoản chi “tất yếu” phải bỏ ra trong hoạt động kinh doanh trong khi chính các khoản chi không chính thức này góp phần đẩy giá thành sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp lên cao và điều đó sẽ giảm đi một phần lợi thế cạnh tranh.
Năm 2007, Ban đặc trách về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC (ACT) đã xây dựng được bộ quy tắc xử sự cho doanh nghiệp nhằm phát triển “văn hoá không hối lộ” trong cộng đồng doanh nghiệp góp phần đấu tranh chống tham nhũng.
Hiện đại diện cơ quan chống tham nhũng của các nền kinh tế APEC đang bàn thảo góp ý kiến để hoàn chỉnh Bộ quy tắc này để đưa váo áp dụng. Việt Nam cũng xem đây là một nguồn để góp phần cải cách hành chính trong khu vực tư ngoài việc cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động vận động hành lang, vận động chính sách của các doanh nghiệp đối với các quyết sách của Chính phủ đã trở thành chuyện thường ngày ở các nước phát triển. Ở Việt Nam có chấp nhận hoạt động này không, thưa ông?
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới thì những hoạt động vận động chính sách của các doanh nghiệp để chính phủ ra các quyết sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra một cách công khai và có có tỉ lệ hoa hồng rõ ràng.
Các nước này không xem đó là tham nhũng nhưng còn ở Việt Nam hoạt động này có phải là tham nhũng không còn phải xem xét vì chúng ta chưa có định hướng nào để bóc tách việc đó.
Không nên xem việc vận động chính sách đồng nghĩa với với việc doanh nghiệp hối lộ cán bộ, công chức để có được những quyết định có lợi cho mình.
Ở các nước phát triển việc vận động chính sách được thực hiện nhằm vào một chính sách kinh tế có lợi cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của chính sách đó tuy nhiên nó chỉ được chấp nhận khi không gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung hay mang tính cạnh tranh không lành mạnh.
Những chính sách mà các doanh nghiệp trong nước vận động thường chỉ nhằm đối phó với hàng hoá nước ngoài.
Còn ở Việt Nam chưa hình thành hoạt động vận động chính sách nhưng trong tương lai nếu hình thành bắt buộc phải mang công khai minh bạch cả về tỉ lệ hoa hồng.
Ông Mai Quốc Bình, Phó tổng thanh tra Chính phủ nói về hoạt động vận động chính sách ở Việt Nam trong mối tương quan với công cuộc chống tham nhũng.
Thưa ông, mối quan hệ giữa cải cách hành chính và chống tham nhũng đang được đề cập đến nhiều, xin ông nói rõ hơn về mối quan hệ này?
Cải cách hành chính và chống tham nhũng là hai vấn đề nhưng mang nội dung tương tác, hỗ trợ cho nhau. Nếu đặt vấn đề phòng chống tham nhũng nhưng không đi vào cải cách hành chính sẽ không hiệu quả. Ngược lại, khi có được một nền hành chính tốt thì tham nhũng sẽ không còn nơi để phát sinh.
Thực chất, tham nhũng chính là việc các cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng vị trí, chức vụ, quyền lực của mình để gây nhũng nhiễu cho những bên phụ thuộc như người dân, doanh nghiệp... nhằm thu lợi cho cá nhân.
Việc chiếm dụng tài sản công, nhũng nhiễu nhằm nhận hối lộ của cán bộ, công chức chỉ có thể xảy ra trong một nền hành chính không minh bạch, tính hiệu quả trong hoạt động không cao.
Việt Nam đang tiến hành cải cách về thể chế bao gồm các chủ trương, chính sách, pháp lý. Rà soát lại cho thấy còn nhiều chủ trương chính sách được phân cấp cho các địa phương nên tản mạn, khó kiểm soát nên nảy sinh nhiều bất cập, do vậy cải cách hành chính phải thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công chính là sự điều chỉnh, sắp xếp hợp lý lại bộ máy Nhà nước để hướng tới một nền hành chính công khai. Việc công khai đầu tiên là những chính sách tài chính, đồng vốn Nhà nước phải được chi tiêu minh bạch để có thể thực hiện tốt cơ chế giám sát.
Ở tất cả các nền kinh tế, tham nhũng luôn luôn bắt nguồn từ thể chế bộ máy quản lý, cán bộ, công chức và cơ chế chính sách nên việc cải tổ lại bộ máy nhà nước phải bao hàm cả việc xây dựng quy chế cụ thể trong hoạt động để cán bộ công chức tránh xa tham nhũng.
Vậy còn những cải cách hành chính trong khu vực tư sẽ được thực hiện như thế nào trong khi đây chính là nơi nuôi dưỡng cho tham nhũng nhiều nhất, thưa ông?
Phần nhiều các vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam được phát hiện trong thời gian qua có liên quan đến doanh nghiệp nên việc cải cách hành chính ở khu vực tư phải được thực hiện song song với việc cải cách hành chính ở khu vực công.
Trong khu vực tư, sở dĩ tham nhũng còn nhiều là do khâu quản lý yếu kém của cơ quan nhà nước các cấp đối với khu vực này nên đây trở thành mảnh đất cho tham nhũng nảy sinh.
Với doanh nghiệp mục tiêu hoạt động là lợi nhuận nên bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng các quan hệ, các khoản hối lộ... mà đây là những khoản chi phí không chính thức để chiếm lợi thế trong cạnh tranh.
Giữa cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có phụ thuộc vào các thủ tục hành chính liên quan có mối quan hệ mang tính “đồng cảm” nên dễ nảy sinh hối lộ.
Tuy nhiên, điều đáng nói là các doanh nghiệp ở Việt Nam lại không xem tham nhũng là một khó khăn cản trở lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp còn xem đây như một khoản chi “tất yếu” phải bỏ ra trong hoạt động kinh doanh trong khi chính các khoản chi không chính thức này góp phần đẩy giá thành sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp lên cao và điều đó sẽ giảm đi một phần lợi thế cạnh tranh.
Năm 2007, Ban đặc trách về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC (ACT) đã xây dựng được bộ quy tắc xử sự cho doanh nghiệp nhằm phát triển “văn hoá không hối lộ” trong cộng đồng doanh nghiệp góp phần đấu tranh chống tham nhũng.
Hiện đại diện cơ quan chống tham nhũng của các nền kinh tế APEC đang bàn thảo góp ý kiến để hoàn chỉnh Bộ quy tắc này để đưa váo áp dụng. Việt Nam cũng xem đây là một nguồn để góp phần cải cách hành chính trong khu vực tư ngoài việc cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động vận động hành lang, vận động chính sách của các doanh nghiệp đối với các quyết sách của Chính phủ đã trở thành chuyện thường ngày ở các nước phát triển. Ở Việt Nam có chấp nhận hoạt động này không, thưa ông?
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới thì những hoạt động vận động chính sách của các doanh nghiệp để chính phủ ra các quyết sách có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra một cách công khai và có có tỉ lệ hoa hồng rõ ràng.
Các nước này không xem đó là tham nhũng nhưng còn ở Việt Nam hoạt động này có phải là tham nhũng không còn phải xem xét vì chúng ta chưa có định hướng nào để bóc tách việc đó.
Không nên xem việc vận động chính sách đồng nghĩa với với việc doanh nghiệp hối lộ cán bộ, công chức để có được những quyết định có lợi cho mình.
Ở các nước phát triển việc vận động chính sách được thực hiện nhằm vào một chính sách kinh tế có lợi cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của chính sách đó tuy nhiên nó chỉ được chấp nhận khi không gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung hay mang tính cạnh tranh không lành mạnh.
Những chính sách mà các doanh nghiệp trong nước vận động thường chỉ nhằm đối phó với hàng hoá nước ngoài.
Còn ở Việt Nam chưa hình thành hoạt động vận động chính sách nhưng trong tương lai nếu hình thành bắt buộc phải mang công khai minh bạch cả về tỉ lệ hoa hồng.