Chủ tịch Quốc hội: “Định giá đất như vậy, dân không chịu”
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn gây nhiều quan ngại
Dù đã được chỉnh sửa khá nhiều song dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp chiều 15/1 vẫn gây nhiều quan ngại, nhất là với quy định về giá đất.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, dự thảo đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng không quy định cụ thể về các phương pháp xác định giá đất mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng loại đất.
Về bảng giá đất, theo phương án một của dự thảo, bảng giá đất do ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành được sử dụng cho tất cả các mục đích, trong đó có tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và tính các khoản thuế liên quan đến đất đai.
Cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đề nghị chỉ áp dụng bảng giá đất đối với các trường hợp: tính tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính các khoản thuế liên quan đến đất đai; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Các trường hợp còn lại thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể không thấp hơn bảng giá đất để áp dụng.
Dự thảo cũng quy định những nguyên tắc mà việc xác định giá đất phải đảm bảo. Trong đó có các nguyên tắc “theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tính các khoản nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của luật này” và “phù hợp với giá đất phổ biến của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất thành công hoặc phù hợp với thu nhập từ việc sử dụng đất”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng ngay hai khoản này cũng đã có thể xảy ra xung đột, vì giá đất khi chưa được quy hoạch thì khác, quy hoạch rồi lại khác và đầu tư xong càng khác hơn. Nếu quy định thế này không cẩn thận là chạy theo giá đất ảo, không thỏa mãn nhu cầu của dân dẫn tới khiếu kiện, ông Hiển quan ngại.
Từ thực tế giám sát đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, ông Hiển phản ánh ở cùng dự án này nhưng tiến hành đền bù ở các thời điểm khác nhau thì người được đền bù đã so sánh, thậm chí có nơi đã giải phóng mặt bằng rồi vẫn xảy ra tái lấn chiếm do giá đền bù khác nhau.
Cũng theo quan điểm của Chủ nhiệm Hiển thì giá đất thu hồi cho công trình công cộng và sử dụng vào mục đích an ninh Quốc phòng với giá đất phục vụ cho kinh doanh cần khác nhau vì đất kinh doanh có sinh lời.
"Giả sử mùng 1/1 năm nay công bố giá đất mà năm sau nữa mới đền bù giải tỏa, mà dân lại yêu cầu theo giá thị trường, thì lúc đó giá đất đã khác rồi", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Bộ trưởng Quang.
Với quy định về bảng giá đất, Chủ tịch phân tích, thị trường thì biến động nên quy định một giá đất cho nhiều chức năng là không ổn. Phải tính toán chi tiết, đất rừng khác, đất ở khác, ao hồ khác..., nên chắc chắn phải hoàn thiện thêm, ông nói.
Vẫn quan ngại về tính khả thi của dự án luật, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “nếu không cấp tập hoàn thiện thêm thì khó thông qua, nội cái định giá thế dứt khoát dân không chịu”.
Nhắc lại yêu cầu của Quốc hội là phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này, ông cho biết Thường vụ Quốc hội sẽ ra nghị quyết đồng ý chủ trương, sau đó giao cho Chính phủ tổ chức lấy ý kiến từ 1/2/2013. Phải lấy ý kiến tương đối rộng rãi để hoàn thiện dự án luật một cách tốt nhất, Chủ tịch nói.
Ông cũng yêu cầu phải giảm thiểu tối đa nghị định hướng dẫn thi hành luật, và có thể đổi tên thành bộ luật sau khi đã chỉnh lý đầy đủ với các quy định cơ bản là áp dụng được ngay.
"Cứ đọc một điều rồi thử xem mình là đối tượng điều chỉnh xem làm thế nào và có vấn đề gì không, chứ tôi đọc khối điều xong không biết làm kiểu gì, chỉ nội cái định giá thế, dứt khoát dân không chịu", Chủ tịch nhấn mạnh.
Liên quan đến việc lấy ý kiến nhân dân, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu các cơ quan liên quan chuẩn bị để có thể ban hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngay trong tuần này.
Theo dự thảo nghị quyết, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 1/2/2013 và kết thúc vào ngày 31/3 /2013.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, dự thảo đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng không quy định cụ thể về các phương pháp xác định giá đất mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng loại đất.
Về bảng giá đất, theo phương án một của dự thảo, bảng giá đất do ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành được sử dụng cho tất cả các mục đích, trong đó có tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và tính các khoản thuế liên quan đến đất đai.
Cơ quan thẩm tra dự án luật - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đề nghị chỉ áp dụng bảng giá đất đối với các trường hợp: tính tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính các khoản thuế liên quan đến đất đai; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Các trường hợp còn lại thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể không thấp hơn bảng giá đất để áp dụng.
Dự thảo cũng quy định những nguyên tắc mà việc xác định giá đất phải đảm bảo. Trong đó có các nguyên tắc “theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tính các khoản nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của luật này” và “phù hợp với giá đất phổ biến của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất thành công hoặc phù hợp với thu nhập từ việc sử dụng đất”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng ngay hai khoản này cũng đã có thể xảy ra xung đột, vì giá đất khi chưa được quy hoạch thì khác, quy hoạch rồi lại khác và đầu tư xong càng khác hơn. Nếu quy định thế này không cẩn thận là chạy theo giá đất ảo, không thỏa mãn nhu cầu của dân dẫn tới khiếu kiện, ông Hiển quan ngại.
Từ thực tế giám sát đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, ông Hiển phản ánh ở cùng dự án này nhưng tiến hành đền bù ở các thời điểm khác nhau thì người được đền bù đã so sánh, thậm chí có nơi đã giải phóng mặt bằng rồi vẫn xảy ra tái lấn chiếm do giá đền bù khác nhau.
Cũng theo quan điểm của Chủ nhiệm Hiển thì giá đất thu hồi cho công trình công cộng và sử dụng vào mục đích an ninh Quốc phòng với giá đất phục vụ cho kinh doanh cần khác nhau vì đất kinh doanh có sinh lời.
"Giả sử mùng 1/1 năm nay công bố giá đất mà năm sau nữa mới đền bù giải tỏa, mà dân lại yêu cầu theo giá thị trường, thì lúc đó giá đất đã khác rồi", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Bộ trưởng Quang.
Với quy định về bảng giá đất, Chủ tịch phân tích, thị trường thì biến động nên quy định một giá đất cho nhiều chức năng là không ổn. Phải tính toán chi tiết, đất rừng khác, đất ở khác, ao hồ khác..., nên chắc chắn phải hoàn thiện thêm, ông nói.
Vẫn quan ngại về tính khả thi của dự án luật, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “nếu không cấp tập hoàn thiện thêm thì khó thông qua, nội cái định giá thế dứt khoát dân không chịu”.
Nhắc lại yêu cầu của Quốc hội là phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này, ông cho biết Thường vụ Quốc hội sẽ ra nghị quyết đồng ý chủ trương, sau đó giao cho Chính phủ tổ chức lấy ý kiến từ 1/2/2013. Phải lấy ý kiến tương đối rộng rãi để hoàn thiện dự án luật một cách tốt nhất, Chủ tịch nói.
Ông cũng yêu cầu phải giảm thiểu tối đa nghị định hướng dẫn thi hành luật, và có thể đổi tên thành bộ luật sau khi đã chỉnh lý đầy đủ với các quy định cơ bản là áp dụng được ngay.
"Cứ đọc một điều rồi thử xem mình là đối tượng điều chỉnh xem làm thế nào và có vấn đề gì không, chứ tôi đọc khối điều xong không biết làm kiểu gì, chỉ nội cái định giá thế, dứt khoát dân không chịu", Chủ tịch nhấn mạnh.
Liên quan đến việc lấy ý kiến nhân dân, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu các cơ quan liên quan chuẩn bị để có thể ban hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngay trong tuần này.
Theo dự thảo nghị quyết, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 1/2/2013 và kết thúc vào ngày 31/3 /2013.