“Chữa cháy” cho thuỷ sản sang Nhật
VASEP đề nghị tạm ngưng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nhiều lô hàng liên tiếp bị phát hiện nhiễm kháng sinh tại Nhật
Vấn đề xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật thật sự trở nên nghiêm trọng bởi ngày 25/6, Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi thư cho Bộ Thủy sản liên quan đến hàng thủy sản Việt Nam vào Nhật liên tục phát hiện có kháng sinh.
Bức thư nhấn mạnh: “Nếu trong thời gian tới vẫn tiếp tục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu và không chỉ là cấm nhập khẩu, mà ấn tượng về toàn bộ hàng hoá của Việt Nam không chỉ riêng hàng thuỷ hải sản sẽ không tránh khỏi bị giảm sút”.
Thuỷ sản bị nhiễm kháng sinh CAP nhiều nhất
Theo số liệu từ cơ quan Hải quan, đến cuối tháng 4, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật khoảng 30.000 tấn sản phẩm với khoảng 3.000 lô hàng. Số lô hàng phát hiện có kháng sinh bị cảnh báo là 52 lô. Ước tính tháng 6, tổng số lô hàng vào Nhật có thể đạt 6.000 lô với số lô hàng bị cảnh báo là 94 lô. Nếu phân loại theo kháng sinh bị phát hiện, 94 lô trên cụ thể gồm : CAP (55 lô), AOZ (17 lô), SEM (6 lô), Coliform (7 lô), TPC cao (1 lô), E.Coli (6 lô), Sulfure Dioxide (2 lô). Như vậy, kháng sinh bị phát hiện nhiều nhất là CAP.
Các nhóm hàng bị nhiễm CAP là tôm PUD gồm các loại tôm biển cỡ nhỏ, các loại thuỷ sản có sử dụng tôm biển PUD và các mặt hàng từ biển như mực ống, mực nang. Nguyên nhân nhiễm CAP chủ yếu từ việc bảo quản nguyên liệu trong quá trình khai thác. Các lô nhiễm AOZ có thể từ tôm sú cỡ nhỏ đã bị nhiễm trong quá trình trị bệnh cho tôm của nông dân tại ao, tôm thẻ chân trắng và tôm sú nhập khẩu; đồng thời không loại trừ khả năng do người nuôi sử dụng AOZ thay thế CAP mà không biết nguồn gốc để trộn vào thức ăn.
Nhật Bản là thị trường truyền thống và quan trọng của thuỷ sản Việt Nam. Trước tình hình phát hiện kháng sinh, một trong những biện pháp phía Nhật Bản yêu cầu là tăng cường công tác kiểm tra trước xuất khẩu cho tất cả các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng tình hình hết sức nghiêm trọng và cần có những biện pháp tích cực để ổn định tình hình và giữ vững thị trường Nhật. Hiệp hội đề nghị tiến hành kiểm soát dư lượng kháng sinh (chủ yếu là CAP và AOZ), tất cả các lô hàng xuất khẩu vào Nhật của doanh nghiệp chưa kiểm soát được tình hình nhiễm kháng sinh.
Tạm ngưng xuất khẩu và buộc doanh nghiệp giải trình
Đồng thời, VASEP đề nghị tạm ngưng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nhiều lô hàng liên tiếp bị phát hiện nhiễm kháng sinh tại Nhật để doanh nghiệp giải trình chi tiết nguyên nhân và có biện pháp khắc phục mới cho phép xuất trở lại. Thời gian tạm ngưng có thể từ 1 đến tháng 6 tháng tuỳ theo trường hợp, việc giải trình được thực hiện với sự giám sát của Hiệp hội và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản- Naviqaved.
Theo đó, trước mắt, doanh nghiệp chưa có lô hàng bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị 3 lô sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có từ 1 đến 3 lô hàng nhiễm kháng sinh đã bị cảnh báo trong sáu tháng đầu năm nếu bị tiếp hai lô nữa sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có 4 lô hàng nhiễm kháng sinh trở lên đã bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị tiếp 1 lô nữa sẽ phải tạm ngưng và giải trình...
Theo các doanh nghiệp, đây chỉ là những biện pháp mang tính chất “chữa cháy” tạm thời mà cần có giải pháp về lâu dài. Cốt lõi của vấn đề là từ khâu nguyên liệu mà các doanh nghiệp đang phải đương đầu. Hiện tại, để đảm bảo thị trường Nhật, có doanh nghiệp “chữa cháy” bằng cách xuống tàu đánh bắt mua hàng trực tiếp để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào.
Theo Thứ trưởng Bộ Thủy sản Lương Lê Phương, việc bơm chích hoá chất, sử dụng kháng sinh có thể khắc phục được.
Chẳng hạn như cần có giải pháp giám sát việc nhập khẩu, lưu thông, sử dụng chất kháng sinh cấm trên thị trường; kiểm tra nguyên liệu tại các cơ sở bảo quản và đại lý thu mua nguyên liệu thuỷ sản; biện pháp kiểm soát kháng sinh cấm từ các nhà máy sản xuất thức ăn cho ngành thuỷ sản, từ những hóa chất xử lý môi trường nuôi tôm... Đồng thời, cần tuyên truyền ý thức người nuôi, ngư dân trong việc quản lý và sử dụng hoá chất kháng sinh bị cấm...
Bức thư nhấn mạnh: “Nếu trong thời gian tới vẫn tiếp tục phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu và không chỉ là cấm nhập khẩu, mà ấn tượng về toàn bộ hàng hoá của Việt Nam không chỉ riêng hàng thuỷ hải sản sẽ không tránh khỏi bị giảm sút”.
Thuỷ sản bị nhiễm kháng sinh CAP nhiều nhất
Theo số liệu từ cơ quan Hải quan, đến cuối tháng 4, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật khoảng 30.000 tấn sản phẩm với khoảng 3.000 lô hàng. Số lô hàng phát hiện có kháng sinh bị cảnh báo là 52 lô. Ước tính tháng 6, tổng số lô hàng vào Nhật có thể đạt 6.000 lô với số lô hàng bị cảnh báo là 94 lô. Nếu phân loại theo kháng sinh bị phát hiện, 94 lô trên cụ thể gồm : CAP (55 lô), AOZ (17 lô), SEM (6 lô), Coliform (7 lô), TPC cao (1 lô), E.Coli (6 lô), Sulfure Dioxide (2 lô). Như vậy, kháng sinh bị phát hiện nhiều nhất là CAP.
Các nhóm hàng bị nhiễm CAP là tôm PUD gồm các loại tôm biển cỡ nhỏ, các loại thuỷ sản có sử dụng tôm biển PUD và các mặt hàng từ biển như mực ống, mực nang. Nguyên nhân nhiễm CAP chủ yếu từ việc bảo quản nguyên liệu trong quá trình khai thác. Các lô nhiễm AOZ có thể từ tôm sú cỡ nhỏ đã bị nhiễm trong quá trình trị bệnh cho tôm của nông dân tại ao, tôm thẻ chân trắng và tôm sú nhập khẩu; đồng thời không loại trừ khả năng do người nuôi sử dụng AOZ thay thế CAP mà không biết nguồn gốc để trộn vào thức ăn.
Nhật Bản là thị trường truyền thống và quan trọng của thuỷ sản Việt Nam. Trước tình hình phát hiện kháng sinh, một trong những biện pháp phía Nhật Bản yêu cầu là tăng cường công tác kiểm tra trước xuất khẩu cho tất cả các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng tình hình hết sức nghiêm trọng và cần có những biện pháp tích cực để ổn định tình hình và giữ vững thị trường Nhật. Hiệp hội đề nghị tiến hành kiểm soát dư lượng kháng sinh (chủ yếu là CAP và AOZ), tất cả các lô hàng xuất khẩu vào Nhật của doanh nghiệp chưa kiểm soát được tình hình nhiễm kháng sinh.
Tạm ngưng xuất khẩu và buộc doanh nghiệp giải trình
Đồng thời, VASEP đề nghị tạm ngưng xuất khẩu đối với doanh nghiệp có nhiều lô hàng liên tiếp bị phát hiện nhiễm kháng sinh tại Nhật để doanh nghiệp giải trình chi tiết nguyên nhân và có biện pháp khắc phục mới cho phép xuất trở lại. Thời gian tạm ngưng có thể từ 1 đến tháng 6 tháng tuỳ theo trường hợp, việc giải trình được thực hiện với sự giám sát của Hiệp hội và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản- Naviqaved.
Theo đó, trước mắt, doanh nghiệp chưa có lô hàng bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị 3 lô sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có từ 1 đến 3 lô hàng nhiễm kháng sinh đã bị cảnh báo trong sáu tháng đầu năm nếu bị tiếp hai lô nữa sẽ phải tạm ngưng và giải trình. Doanh nghiệp có 4 lô hàng nhiễm kháng sinh trở lên đã bị cảnh báo trong 6 tháng đầu năm nếu bị tiếp 1 lô nữa sẽ phải tạm ngưng và giải trình...
Theo các doanh nghiệp, đây chỉ là những biện pháp mang tính chất “chữa cháy” tạm thời mà cần có giải pháp về lâu dài. Cốt lõi của vấn đề là từ khâu nguyên liệu mà các doanh nghiệp đang phải đương đầu. Hiện tại, để đảm bảo thị trường Nhật, có doanh nghiệp “chữa cháy” bằng cách xuống tàu đánh bắt mua hàng trực tiếp để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào.
Theo Thứ trưởng Bộ Thủy sản Lương Lê Phương, việc bơm chích hoá chất, sử dụng kháng sinh có thể khắc phục được.
Chẳng hạn như cần có giải pháp giám sát việc nhập khẩu, lưu thông, sử dụng chất kháng sinh cấm trên thị trường; kiểm tra nguyên liệu tại các cơ sở bảo quản và đại lý thu mua nguyên liệu thuỷ sản; biện pháp kiểm soát kháng sinh cấm từ các nhà máy sản xuất thức ăn cho ngành thuỷ sản, từ những hóa chất xử lý môi trường nuôi tôm... Đồng thời, cần tuyên truyền ý thức người nuôi, ngư dân trong việc quản lý và sử dụng hoá chất kháng sinh bị cấm...