Chưa có sổ đỏ cũng có thể thế chấp ngân hàng?
Nhà đất đang trong quá trình làm “sổ đỏ”, cũng có thể được thế chấp trong các giao dịch dân sự, theo đề xuất của Bộ Tư pháp
Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai, hiểu nôm na là nhà đất đang trong quá trình làm “sổ đỏ”, cũng có thể được thế chấp trong các giao dịch dân sự. Đề xuất này đang được Bộ Tư pháp đưa ra sau khi tiến hành khảo sát các quy định pháp lý về đất đai hiện nay.
Cuộc khảo sát này được tiến hành như là một phần trong kế hoạch tổng kết Luật Đất đai 2003, và kết quả là đã phát hiện ra hàng loạt vấn đề cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến văn bản luật quan trọng này.
Thế chấp là một trong những nội dung quan trọng trong các giao dịch dân sự hiện hành, đặc biệt trong vấn đề vay vốn ngân hàng. Theo các chuyên gia, hiện nay Luật Đất đai 2003 và Luật Dân sự 2005 đang có độ “vênh” nhất định khi tiếp cận vấn đề này.
Cụ thể, Luật Đất đai 2003 không thừa nhận và cho phép người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai mà chỉ được thế chấp khi “có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (điểm a, khoản 1 điều 106).
Trong khi đó, theo quy định của Luật Dân sự 2005, vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc vật hình thành trong tương lai (khoản 2 điều 320) và tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai (khoản 1 điều 342).
Các chuyên gia của Bộ Tư pháp cho rằng quy định của Luật Đất đai 2003 đã làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của người sử dụng đất, chưa khuyến khích và phát huy tối đa mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Trên thực tế, quy định này đã khiến cho nhiều người không thể thế chấp đất “chưa có sổ”, thay vào đó phải thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, chẳng hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng…
Từ thực trạng này, Bộ Tư pháp đề nghị sửa đổi Luật Đất đai theo hướng cho phép thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, người sử dụng đất đang trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn có thể thế chấp quyền sử dụng đất.
Tuy chỉ mới là đề xuất của Bộ Tư pháp và còn mất nhiều thời gian để đề xuất này được hiện thực hóa, nhưng có thể thấy đây là một tín hiệu tốt cho những giao dịch lâu nay vẫn phải phụ thuộc một cách “quá đáng” vào sổ đỏ trong khi quyền sở hữu thực tế về tài sản nhà đất đã được xác lập và được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Cuộc khảo sát này được tiến hành như là một phần trong kế hoạch tổng kết Luật Đất đai 2003, và kết quả là đã phát hiện ra hàng loạt vấn đề cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến văn bản luật quan trọng này.
Thế chấp là một trong những nội dung quan trọng trong các giao dịch dân sự hiện hành, đặc biệt trong vấn đề vay vốn ngân hàng. Theo các chuyên gia, hiện nay Luật Đất đai 2003 và Luật Dân sự 2005 đang có độ “vênh” nhất định khi tiếp cận vấn đề này.
Cụ thể, Luật Đất đai 2003 không thừa nhận và cho phép người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai mà chỉ được thế chấp khi “có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (điểm a, khoản 1 điều 106).
Trong khi đó, theo quy định của Luật Dân sự 2005, vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc vật hình thành trong tương lai (khoản 2 điều 320) và tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai (khoản 1 điều 342).
Các chuyên gia của Bộ Tư pháp cho rằng quy định của Luật Đất đai 2003 đã làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của người sử dụng đất, chưa khuyến khích và phát huy tối đa mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Trên thực tế, quy định này đã khiến cho nhiều người không thể thế chấp đất “chưa có sổ”, thay vào đó phải thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, chẳng hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng…
Từ thực trạng này, Bộ Tư pháp đề nghị sửa đổi Luật Đất đai theo hướng cho phép thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, người sử dụng đất đang trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn có thể thế chấp quyền sử dụng đất.
Tuy chỉ mới là đề xuất của Bộ Tư pháp và còn mất nhiều thời gian để đề xuất này được hiện thực hóa, nhưng có thể thấy đây là một tín hiệu tốt cho những giao dịch lâu nay vẫn phải phụ thuộc một cách “quá đáng” vào sổ đỏ trong khi quyền sở hữu thực tế về tài sản nhà đất đã được xác lập và được pháp luật công nhận và bảo vệ.