Chuẩn an toàn ngân hàng nới mà chặt
Theo lộ trình, quy định Tỷ lệ an toàn vốn các ngân hàng đồng loạt giảm xuống 8%
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định này, tỷ lệ CAR tối thiểu sẽ giảm từ 9% hiện hành xuống 8%, nới về mặt số học nhưng chặt hơn về chất lượng. Mức 8% cũng áp đều cho các ngân hàng thương mại mà không phân biệt thành phần.
Cụ thể, quy định và cách tính tỷ lệ CAR hiện hành của các ngân hàng thương mại hiện vẫn tính theo đặc thù kỹ thuật của Việt Nam, từng bước tiếp cận dần các chuẩn mực thế giới.
Còn theo quy định trên, CAR được tính toán chặt chẽ hơn, theo chuẩn mực quốc tế của Basel 2. Theo đó, mức 8% theo Basel 2 còn khắt khe và cao hơn mức 9% mà các ngân hàng tại Việt Nam đang áp dụng.
Đơn cử như đầu năm 2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có CAR trên 10%, nhưng nếu áp theo Basel 2 thì có thể không đáp ứng được mức 8%.
Sự khắt khe đó cũng thể hiện ở lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước tính toán áp dụng. Lộ trình này có độ trễ 3 năm để áp dụng. Thông tư 41 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2020. Tuy nhiên, với các ngân hàng có khả năng thực hiện, đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn trên trước thời hạn, có thể gửi văn bản đăng ký áp dụng trước.
Với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã dự kiện bước đầu chỉ có 10 thành viên từng bước thực hiện thí điểm đáp ứng được giới hạn CAR tối thiểu theo chuẩn Basel 2. Theo lộ trình, từ năm 2017 sẽ bắt đầu thực hiện.
Trong 10 thành viên lựa chọn thí điểm, khó khăn vẫn tập trung ở các ngân hàng thương mại Nhà nước, hoặc Nhà nước đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối. Vì trong năm 2016, kế hoạch tăng vốn từ tranh thủ nguồn lực cổ tức, liên quan đến ngân sách Nhà ước - cổ đông lớn đã không thể thực hiện.
Khi không thể tăng vốn điều lệ từ phần lớn hỗ trợ từ cổ đồng Nhà nước, những ngân hàng đó đã phải tranh thủ vay bằng phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất phải trả khá cao.
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước lớn lại có khả năng đáp ứng đáp ứng được định hướng CAR nói trên.
Theo quy định này, tỷ lệ CAR tối thiểu sẽ giảm từ 9% hiện hành xuống 8%, nới về mặt số học nhưng chặt hơn về chất lượng. Mức 8% cũng áp đều cho các ngân hàng thương mại mà không phân biệt thành phần.
Cụ thể, quy định và cách tính tỷ lệ CAR hiện hành của các ngân hàng thương mại hiện vẫn tính theo đặc thù kỹ thuật của Việt Nam, từng bước tiếp cận dần các chuẩn mực thế giới.
Còn theo quy định trên, CAR được tính toán chặt chẽ hơn, theo chuẩn mực quốc tế của Basel 2. Theo đó, mức 8% theo Basel 2 còn khắt khe và cao hơn mức 9% mà các ngân hàng tại Việt Nam đang áp dụng.
Đơn cử như đầu năm 2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có CAR trên 10%, nhưng nếu áp theo Basel 2 thì có thể không đáp ứng được mức 8%.
Sự khắt khe đó cũng thể hiện ở lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước tính toán áp dụng. Lộ trình này có độ trễ 3 năm để áp dụng. Thông tư 41 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2020. Tuy nhiên, với các ngân hàng có khả năng thực hiện, đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn trên trước thời hạn, có thể gửi văn bản đăng ký áp dụng trước.
Với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã dự kiện bước đầu chỉ có 10 thành viên từng bước thực hiện thí điểm đáp ứng được giới hạn CAR tối thiểu theo chuẩn Basel 2. Theo lộ trình, từ năm 2017 sẽ bắt đầu thực hiện.
Trong 10 thành viên lựa chọn thí điểm, khó khăn vẫn tập trung ở các ngân hàng thương mại Nhà nước, hoặc Nhà nước đang nắm tỷ lệ sở hữu chi phối. Vì trong năm 2016, kế hoạch tăng vốn từ tranh thủ nguồn lực cổ tức, liên quan đến ngân sách Nhà ước - cổ đông lớn đã không thể thực hiện.
Khi không thể tăng vốn điều lệ từ phần lớn hỗ trợ từ cổ đồng Nhà nước, những ngân hàng đó đã phải tranh thủ vay bằng phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất phải trả khá cao.
Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước lớn lại có khả năng đáp ứng đáp ứng được định hướng CAR nói trên.