Chứng khoán 2011: Ngành nào lọt “mắt xanh” nhà đầu tư?
Trước những khó khăn về kinh tế vĩ mô, kỳ vọng của nhà đầu tư lúc này về tương lai thị trường trong năm 2011 tỏ ra thận trọng
Cơ hội và rủi ro nào sẽ chờ đợi ở phía trước? Những ngành nào sẽ trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư?
Đó là những câu hỏi đang được quan tâm trong những ngày đầu năm này, khi mà xu thế thị trường chứng khoán vẫn chưa thật sự rõ nét.
Không thiếu vốn, vấn đề là vốn về đâu
Trong một báo cáo vừa công bố ngày 13/1, Công ty Chứng khoán SME cho rằng kỳ vọng vĩ mô 2011 hợp lý sẽ tạo cơ hội tăng trưởng lớn hơn cho thị trường chứng khoán. Trước những khó khăn về kinh tế vĩ mô, kỳ vọng của nhà đầu tư lúc này về tương lai thị trường trong năm 2011 tỏ ra thận trọng.
Thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội tăng trưởng cao hơn kỳ vọng, nếu được hỗ trợ bởi các yếu tố như: lạm phát nhanh chóng được kiểm soát ngay sau Tết âm lịch (từ tháng 3/2011), mở rộng khả năng nằm trong dự kiến 7,5% năm 2011; tỷ giá trên thị trường tự do giảm dần và ổn định hơn, dao động trong ngưỡng 20.500-21.000 VND/USD; giá vàng ổn định dài hạn ở mốc 1.400 USD/ounce, giảm áp lực dòng tiền chảy từ thị trường chứng khoán sang kênh đầu tư khác; mặt bằng lãi suất giảm dần về mức đáy của năm 2010 (lãi suất cho vay khoảng 12% - 14%) trong quý 2/2011.
“Nhìn chung, đứng từ góc độ chu kỳ của chính sách tiền tệ, chúng tôi lạc quan hơn về khả năng tăng trưởng của VN-Index trong năm 2011 so với năm 2010, mặc dù các cơ hội có thể chưa xuất hiện ngay những tháng đầu năm. Mắt xích của thị trường chứng khoán năm 2011 nằm ở hai vấn đề chính là tỷ giá và lạm phát. Chỉ cần tỷ giá ổn định (không nhất thiết phải đi xuống) và lạm phát ở mức một con số, VN-Index hoàn toàn có khả năng chinh phục lại mốc đỉnh của năm 2010 (xấp xỉ 550 điểm)”, báo cáo của SME nhận định.
Vậy dòng tiền vào thị trường chứng khoán 2011 sẽ tăng hay giảm? Đại diện SME vẫn giữ nguyên nhận định khi cho rằng thị trường hiện nay không thiếu vốn, vấn đề chính là dòng tiền đi về đâu. Dòng tiền vào thị trường chứng khoán năm 2011 tăng hay giảm so với 2010 phụ thuộc vào ba yếu tố.
Thứ nhất là sự hấp dẫn của ba kênh đầu tư chủ chốt gồm vàng, ngoại tệ và bất động sản. Trong ba kênh đầu tư trên, vàng và ngoại tệ có lẽ là hai thị trường khó dự đoán nhất do phụ thuộc vào kinh tế thế giới. Nếu vàng và ngoại tệ ổn định, dòng tiền sẽ ưu tiên thị trường chứng khoán và bất động sản, trong đó thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có sự liên thông với nhau rất lớn.
Thứ hai, khả năng thu hút dòng tiền nóng của Việt Nam sau thất bại năm 2010. Nhiều quỹ đầu tư lớn như Dragon Capital, Vina Capital, Mekong Capital... đều khẳng định kế hoạch có thêm quỹ mới năm 2011. Nếu được hiện thực hóa, dòng tiền từ khối ngoại có khả năng sẽ tác động tích cực tới thị trường.
Thứ ba, niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách vĩ mô, đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính, với các chính sách ổn định và lộ trình cụ thể hơn.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng có khả năng nằm trong khoảng 20% - 25% năm 2011, đây vẫn là con số rất cao so với khu vực nên dòng tiền tiếp tục sẽ không phải là vấn đề lớn của thị trường chứng khoán năm nay nếu xét đơn thuần về lượng.
SME tỏ ra lạc quan khi đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của quỹ đầu tư nước ngoài tăng lên trong năm 2011, song khá thận trọng về khả năng các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011, đặc biệt là 6 tháng đầu năm.
Sau một năm 2010 mờ nhạt, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài chỉ có cơ hội được cải thiện nếu: cam kết mở thêm các quỹ mới của các tên tuổi lớn như đã đề cập ở trên được hiện thực hóa; thị trường có thêm ít nhất 500 triệu USD mới dành cho cổ phiếu. Các quỹ đầu tư khu vực để ý và giải ngân nhiều hơn vào Việt Nam. Trong tháng 12, Goldman Sachs đã có hai khoản đầu tư khá lớn vào thị trường chứng khoán, và đây là những tín hiệu tích cực.
Ba nhóm ngành được kỳ vọng
Trong bối cảnh và điều kiện của năm 2011, SME cho rằng có ba loại nhóm ngành có khả năng tăng trưởng mạnh nhất năm 2011.
Thứ nhất, nhóm ngành có yếu tố cơ bản tốt hơn mặt bằng chung, đặc biệt là tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS). Đây là các nhóm ngành thường có tỷ lệ vay thấp, thị trường và tỷ suất lợi nhuận ổn định, tăng trưởng cao. Một số nhóm ngành đáng chú ý như: hàng tiêu dùng cơ bản (thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo...), dịch vụ tiêu dùng, cao su tự nhiên, công nghệ thông tin, viễn thông, một số công ty dược phẩm đầu ngành.
Thứ hai, nhóm ngành phục hồi do giảm quá giá trị thực so với tiềm năng trung và dài hạn. Kinh nghiệm từ nhóm ngành ngân hàng cuối năm 2010 cho thấy cơ hội đầu tư có thể đến từ ngay chính các mã cổ phiếu đã suy giảm mạnh so với mặt bằng chung của thị trường. Cơ hội đầu tư này thường xuất hiện ở các nhóm ngành có sự suy giảm mạnh nhất trong cùng một thời gian so với các nhóm ngành khác do ảnh hưởng bởi các yếu tố ngắn hạn nhưng vẫn được coi là các nhóm ngành tiềm năng trong trung và dài hạn.
Một số nhóm ngành/cổ phiếu đáng chú ý như sau: ngành ngân hàng, tài chính (hiện nay mặt bằng giá vẫn khá thấp, so với mặt bằng chung vẫn suy giảm mạnh hơn), nhóm cổ phiếu chứng khoán (thường suy giảm mạnh hơn thị trường trong thời gian thị trường điều chỉnh sâu và tăng mạnh hơn thị trường khi thị trường hồi phục.
Thứ ba, nhóm ngành mang tính chất đầu cơ cao như bất động sản, chứng khoán, khoáng sản.
Đó là những câu hỏi đang được quan tâm trong những ngày đầu năm này, khi mà xu thế thị trường chứng khoán vẫn chưa thật sự rõ nét.
Không thiếu vốn, vấn đề là vốn về đâu
Trong một báo cáo vừa công bố ngày 13/1, Công ty Chứng khoán SME cho rằng kỳ vọng vĩ mô 2011 hợp lý sẽ tạo cơ hội tăng trưởng lớn hơn cho thị trường chứng khoán. Trước những khó khăn về kinh tế vĩ mô, kỳ vọng của nhà đầu tư lúc này về tương lai thị trường trong năm 2011 tỏ ra thận trọng.
Thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội tăng trưởng cao hơn kỳ vọng, nếu được hỗ trợ bởi các yếu tố như: lạm phát nhanh chóng được kiểm soát ngay sau Tết âm lịch (từ tháng 3/2011), mở rộng khả năng nằm trong dự kiến 7,5% năm 2011; tỷ giá trên thị trường tự do giảm dần và ổn định hơn, dao động trong ngưỡng 20.500-21.000 VND/USD; giá vàng ổn định dài hạn ở mốc 1.400 USD/ounce, giảm áp lực dòng tiền chảy từ thị trường chứng khoán sang kênh đầu tư khác; mặt bằng lãi suất giảm dần về mức đáy của năm 2010 (lãi suất cho vay khoảng 12% - 14%) trong quý 2/2011.
“Nhìn chung, đứng từ góc độ chu kỳ của chính sách tiền tệ, chúng tôi lạc quan hơn về khả năng tăng trưởng của VN-Index trong năm 2011 so với năm 2010, mặc dù các cơ hội có thể chưa xuất hiện ngay những tháng đầu năm. Mắt xích của thị trường chứng khoán năm 2011 nằm ở hai vấn đề chính là tỷ giá và lạm phát. Chỉ cần tỷ giá ổn định (không nhất thiết phải đi xuống) và lạm phát ở mức một con số, VN-Index hoàn toàn có khả năng chinh phục lại mốc đỉnh của năm 2010 (xấp xỉ 550 điểm)”, báo cáo của SME nhận định.
Vậy dòng tiền vào thị trường chứng khoán 2011 sẽ tăng hay giảm? Đại diện SME vẫn giữ nguyên nhận định khi cho rằng thị trường hiện nay không thiếu vốn, vấn đề chính là dòng tiền đi về đâu. Dòng tiền vào thị trường chứng khoán năm 2011 tăng hay giảm so với 2010 phụ thuộc vào ba yếu tố.
Thứ nhất là sự hấp dẫn của ba kênh đầu tư chủ chốt gồm vàng, ngoại tệ và bất động sản. Trong ba kênh đầu tư trên, vàng và ngoại tệ có lẽ là hai thị trường khó dự đoán nhất do phụ thuộc vào kinh tế thế giới. Nếu vàng và ngoại tệ ổn định, dòng tiền sẽ ưu tiên thị trường chứng khoán và bất động sản, trong đó thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có sự liên thông với nhau rất lớn.
Thứ hai, khả năng thu hút dòng tiền nóng của Việt Nam sau thất bại năm 2010. Nhiều quỹ đầu tư lớn như Dragon Capital, Vina Capital, Mekong Capital... đều khẳng định kế hoạch có thêm quỹ mới năm 2011. Nếu được hiện thực hóa, dòng tiền từ khối ngoại có khả năng sẽ tác động tích cực tới thị trường.
Thứ ba, niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách vĩ mô, đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính, với các chính sách ổn định và lộ trình cụ thể hơn.
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng có khả năng nằm trong khoảng 20% - 25% năm 2011, đây vẫn là con số rất cao so với khu vực nên dòng tiền tiếp tục sẽ không phải là vấn đề lớn của thị trường chứng khoán năm nay nếu xét đơn thuần về lượng.
SME tỏ ra lạc quan khi đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của quỹ đầu tư nước ngoài tăng lên trong năm 2011, song khá thận trọng về khả năng các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ giải ngân mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011, đặc biệt là 6 tháng đầu năm.
Sau một năm 2010 mờ nhạt, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài chỉ có cơ hội được cải thiện nếu: cam kết mở thêm các quỹ mới của các tên tuổi lớn như đã đề cập ở trên được hiện thực hóa; thị trường có thêm ít nhất 500 triệu USD mới dành cho cổ phiếu. Các quỹ đầu tư khu vực để ý và giải ngân nhiều hơn vào Việt Nam. Trong tháng 12, Goldman Sachs đã có hai khoản đầu tư khá lớn vào thị trường chứng khoán, và đây là những tín hiệu tích cực.
Ba nhóm ngành được kỳ vọng
Trong bối cảnh và điều kiện của năm 2011, SME cho rằng có ba loại nhóm ngành có khả năng tăng trưởng mạnh nhất năm 2011.
Thứ nhất, nhóm ngành có yếu tố cơ bản tốt hơn mặt bằng chung, đặc biệt là tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS). Đây là các nhóm ngành thường có tỷ lệ vay thấp, thị trường và tỷ suất lợi nhuận ổn định, tăng trưởng cao. Một số nhóm ngành đáng chú ý như: hàng tiêu dùng cơ bản (thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo...), dịch vụ tiêu dùng, cao su tự nhiên, công nghệ thông tin, viễn thông, một số công ty dược phẩm đầu ngành.
Thứ hai, nhóm ngành phục hồi do giảm quá giá trị thực so với tiềm năng trung và dài hạn. Kinh nghiệm từ nhóm ngành ngân hàng cuối năm 2010 cho thấy cơ hội đầu tư có thể đến từ ngay chính các mã cổ phiếu đã suy giảm mạnh so với mặt bằng chung của thị trường. Cơ hội đầu tư này thường xuất hiện ở các nhóm ngành có sự suy giảm mạnh nhất trong cùng một thời gian so với các nhóm ngành khác do ảnh hưởng bởi các yếu tố ngắn hạn nhưng vẫn được coi là các nhóm ngành tiềm năng trong trung và dài hạn.
Một số nhóm ngành/cổ phiếu đáng chú ý như sau: ngành ngân hàng, tài chính (hiện nay mặt bằng giá vẫn khá thấp, so với mặt bằng chung vẫn suy giảm mạnh hơn), nhóm cổ phiếu chứng khoán (thường suy giảm mạnh hơn thị trường trong thời gian thị trường điều chỉnh sâu và tăng mạnh hơn thị trường khi thị trường hồi phục.
Thứ ba, nhóm ngành mang tính chất đầu cơ cao như bất động sản, chứng khoán, khoáng sản.