Chứng khoán: Cẩn trọng với điều chỉnh giảm
Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ dài đã cho thấy một khả năng điều chỉnh giảm sắp tới
Tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ dài đã cho thấy một khả năng điều chỉnh giảm sắp tới.
Mặc dù các thông tin tốt vẫn được thông báo hàng ngày nhưng hoạt động chốt lãi và cơ cấu danh mục đã khiến nhiều cổ phiếu có sức chi phối VN-Index đang mất dần động lực trong khi những cổ phiếu đi ngược thị trường lại hầu như không có tác động đến chỉ số chung.
Cung cầu quan trọng hơn thông tin
Một đặc điểm khá thú vị của thị trường là cứ khi nào thông tin tốt tràn ngập khắp nơi thì hoạt động phân phối lại diễn ra mạnh mẽ hơn. Đó có thể là biểu hiện của việc mua đón thông tin.
Như đã có lần người viết đã trao đổi, việc đánh giá tác động của thông tin thường khác nhau ở những nhóm nhà đầu tư khác nhau. Mặc dù mỗi người có một quan điểm của mình nhưng kết thúc ưu thế vẫn luôn thuộc về những nhóm nhà đầu tư có tiềm lực mạnh hơn do họ sẽ làm mất cân đối cung cầu và dòng tiền di chuyển từ những nhà đầu tư này có tác động lớn hơn.
Hoạt động chốt lời và cơ cấu danh mục 3 phiên vừa qua là khá mạnh. Đặc biệt với nhóm cổ phiếu lớn như HPG, DPM, STB, VNM…, xu hướng giảm đã khá rõ ràng từ trước kỳ nghỉ.
Chúng tôi đã tổng hợp diễn biến giá của 15 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE như một Index độc lập và nhận thấy hoạt động phân phối đã diễn ra khá mạnh. Những phiên tăng giá với khối lượng thấp là biểu hiện của sức cầu yếu và có sự tiết chế nguồn cung hơn là thiếu cung.
Dĩ nhiên sự trụ vững của hai cổ phiếu lớn trong rổ VN-Index là SSI và REE làm tín hiệu điều chỉnh bị nhiễu đôi chút (xem hình dưới - việc điều chỉnh giá do hoạt động phát hành thêm, trả cổ tức… đã được phản ánh vào).
Do cách tính VN-Index hiện tại nên sự tương đồng về hướng đi của chỉ số này và chỉ số chính là khá tương đồng, mặc dù tương quan về điểm số là không quan trọng. Sự đi xuống của chỉ số phụ này là lực cản lớn đối với thị trường. Trong khi VN-Index có những phiên tăng rất mạnh với số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm áp đảo nhưng chỉ số phụ này vẫn không cho thấy một sức mạnh tương ứng.
Điều đó có thể đưa đến một nhận xét tương đối rằng dòng tiền dường như đang được thoát ra ở những cổ phiếu lớn. Dĩ nhiên diễn biến giá hàng ngày của từng mã cũng cho thấy điều này nhưng tập hợp dưới dạng Index sẽ cho thấy bức tranh đầy đủ hơn.
Biểu đồ diễn biến cung cầu ở hình trên cũng cho thấy dường như sức mua mạnh (đường blue) vẫn được duy trì. Tuy nhiên, câu hỏi lại là tại sao sức cầu mạnh hơn hẳn cung nhưng VN-Index vẫn giảm? Điều này khác biệt so với những chu kỳ tăng giảm trước đó.
Trong 3 phiên tuần qua, vẫn có rất nhiều cổ phiếu xuất hiện dư mua trần nhưng đa số tập trung ở những cổ phiếu có thị giá thấp. Khối lượng dư mua trung bình khoảng 12,3 triệu đơn vị/ngày, chiếm xấp xỉ 94% tổng khối lượng dư mua cao nhất.
Như vậy có thể thấy, lượng đặt mua tập trung nhiều vào những cổ phiếu giá rẻ và những cổ phiếu này vốn không tác động nhiều đến hướng đi chung của thị trường.
Bắt đầu sóng điều chỉnh?
Về mặt kỹ thuật, tính chung 3 phiên, VN-Index tăng được 7,56 điểm nhưng vẫn còn quá nhỏ so với mức sụt giảm 22,75 điểm của 2 phiên cuối tuần trước kỳ nghỉ. Dù vậy, cái đích tối thiểu của sóng 3 đã đạt được lớn hơn kỳ vọng (một phần do biên độ giá tăng lên).
Tuy nhiên, có thể coi VN-Index không thử thành công mức đỉnh cũ 575 điểm ngày 27/8/2008. Với tín hiệu này, chỉ số chứng khoán dường như đã kết thúc sóng đẩy thứ 3 và chuyển sang sóng điều chỉnh thứ 4.
Đây có vẻ là một kết luận quá sớm, nhưng rõ ràng đỉnh 575 điểm vẫn là cái bóng lớn mà những ai theo trường phái phân tích kỹ thuật phải nhìn vào!
Theo lý thuyết sóng Elliots, nếu sóng 2 là một sóng đơn giản thì sóng 4 thường lại là sóng điều chỉnh phức tạp với sự tăng giảm đan xen. Điều đó rất có triển vọng thành hiện thực khi có sự phân hóa mạnh về các nhóm cổ phiếu, thậm chí ngay cả trong nhóm cổ phiếu lớn.
Thông thường, để kỳ vọng một bước sóng thứ 5 có mức tăng trưởng cao, mức độ điều chỉnh của sóng 4 không nên quá mạnh, đặc biệt là không nên xuống dưới mức đỉnh của sóng 1. Tỉ lệ điều chỉnh thường gặp với sóng 4 là 38,2% độ dài của sóng 3 (theo tỉ lệ Fibonacci Retracement), tương đương khoảng 520 điểm.
Như vậy, chúng ta có thể kỳ vọng vùng 500-520 điểm sẽ là ngưỡng hỗ trợ mạnh cho VN-Index trong đợt điều chỉnh sắp tới.
Dĩ nhiên thời điểm giằng co này, điều quan trọng hơn là chú ý đến danh mục của mình, thay vì VN-Index. Sự vận động của dòng tiền có thể tạo nên những diễn biến vô lý và một số mã cổ phiếu vẫn “một mình một chợ” đi ngược lại xu hướng chung.
Mặt khác, mặc dù sự điều chỉnh của chỉ số có thể không lớn nhưng chắc chắn sẽ có những mã giảm sâu hơn mặt bằng chung. Điều này cũng đã từng xảy ra trong thời kỳ tăng trưởng khi có những mã tăng gấp nhiều lần tốc độ tăng của VN-Index.
Tạm đứng ngoài thị trường, chọn lọc cổ phiếu chuẩn bị cho một đợt tăng trưởng mới hay tranh thủ đầu cơ lướt sóng để quay vòng vốn nhiều hơn? Bạn sẽ chọn chiến lược nào?
Mặc dù các thông tin tốt vẫn được thông báo hàng ngày nhưng hoạt động chốt lãi và cơ cấu danh mục đã khiến nhiều cổ phiếu có sức chi phối VN-Index đang mất dần động lực trong khi những cổ phiếu đi ngược thị trường lại hầu như không có tác động đến chỉ số chung.
Cung cầu quan trọng hơn thông tin
Một đặc điểm khá thú vị của thị trường là cứ khi nào thông tin tốt tràn ngập khắp nơi thì hoạt động phân phối lại diễn ra mạnh mẽ hơn. Đó có thể là biểu hiện của việc mua đón thông tin.
Như đã có lần người viết đã trao đổi, việc đánh giá tác động của thông tin thường khác nhau ở những nhóm nhà đầu tư khác nhau. Mặc dù mỗi người có một quan điểm của mình nhưng kết thúc ưu thế vẫn luôn thuộc về những nhóm nhà đầu tư có tiềm lực mạnh hơn do họ sẽ làm mất cân đối cung cầu và dòng tiền di chuyển từ những nhà đầu tư này có tác động lớn hơn.
Hoạt động chốt lời và cơ cấu danh mục 3 phiên vừa qua là khá mạnh. Đặc biệt với nhóm cổ phiếu lớn như HPG, DPM, STB, VNM…, xu hướng giảm đã khá rõ ràng từ trước kỳ nghỉ.
Chúng tôi đã tổng hợp diễn biến giá của 15 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE như một Index độc lập và nhận thấy hoạt động phân phối đã diễn ra khá mạnh. Những phiên tăng giá với khối lượng thấp là biểu hiện của sức cầu yếu và có sự tiết chế nguồn cung hơn là thiếu cung.
Dĩ nhiên sự trụ vững của hai cổ phiếu lớn trong rổ VN-Index là SSI và REE làm tín hiệu điều chỉnh bị nhiễu đôi chút (xem hình dưới - việc điều chỉnh giá do hoạt động phát hành thêm, trả cổ tức… đã được phản ánh vào).
Điều đó có thể đưa đến một nhận xét tương đối rằng dòng tiền dường như đang được thoát ra ở những cổ phiếu lớn. Dĩ nhiên diễn biến giá hàng ngày của từng mã cũng cho thấy điều này nhưng tập hợp dưới dạng Index sẽ cho thấy bức tranh đầy đủ hơn.
Trong 3 phiên tuần qua, vẫn có rất nhiều cổ phiếu xuất hiện dư mua trần nhưng đa số tập trung ở những cổ phiếu có thị giá thấp. Khối lượng dư mua trung bình khoảng 12,3 triệu đơn vị/ngày, chiếm xấp xỉ 94% tổng khối lượng dư mua cao nhất.
Như vậy có thể thấy, lượng đặt mua tập trung nhiều vào những cổ phiếu giá rẻ và những cổ phiếu này vốn không tác động nhiều đến hướng đi chung của thị trường.
Bắt đầu sóng điều chỉnh?
Về mặt kỹ thuật, tính chung 3 phiên, VN-Index tăng được 7,56 điểm nhưng vẫn còn quá nhỏ so với mức sụt giảm 22,75 điểm của 2 phiên cuối tuần trước kỳ nghỉ. Dù vậy, cái đích tối thiểu của sóng 3 đã đạt được lớn hơn kỳ vọng (một phần do biên độ giá tăng lên).
Tuy nhiên, có thể coi VN-Index không thử thành công mức đỉnh cũ 575 điểm ngày 27/8/2008. Với tín hiệu này, chỉ số chứng khoán dường như đã kết thúc sóng đẩy thứ 3 và chuyển sang sóng điều chỉnh thứ 4.
Đây có vẻ là một kết luận quá sớm, nhưng rõ ràng đỉnh 575 điểm vẫn là cái bóng lớn mà những ai theo trường phái phân tích kỹ thuật phải nhìn vào!
Thông thường, để kỳ vọng một bước sóng thứ 5 có mức tăng trưởng cao, mức độ điều chỉnh của sóng 4 không nên quá mạnh, đặc biệt là không nên xuống dưới mức đỉnh của sóng 1. Tỉ lệ điều chỉnh thường gặp với sóng 4 là 38,2% độ dài của sóng 3 (theo tỉ lệ Fibonacci Retracement), tương đương khoảng 520 điểm.
Như vậy, chúng ta có thể kỳ vọng vùng 500-520 điểm sẽ là ngưỡng hỗ trợ mạnh cho VN-Index trong đợt điều chỉnh sắp tới.
Dĩ nhiên thời điểm giằng co này, điều quan trọng hơn là chú ý đến danh mục của mình, thay vì VN-Index. Sự vận động của dòng tiền có thể tạo nên những diễn biến vô lý và một số mã cổ phiếu vẫn “một mình một chợ” đi ngược lại xu hướng chung.
Mặt khác, mặc dù sự điều chỉnh của chỉ số có thể không lớn nhưng chắc chắn sẽ có những mã giảm sâu hơn mặt bằng chung. Điều này cũng đã từng xảy ra trong thời kỳ tăng trưởng khi có những mã tăng gấp nhiều lần tốc độ tăng của VN-Index.
Tạm đứng ngoài thị trường, chọn lọc cổ phiếu chuẩn bị cho một đợt tăng trưởng mới hay tranh thủ đầu cơ lướt sóng để quay vòng vốn nhiều hơn? Bạn sẽ chọn chiến lược nào?