Chứng khoán: Căng thẳng cạnh tranh phí giao dịch
Những ngày gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các công ty chứng khoán được công bố liên tục ra thị trường
Những ngày gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các công ty chứng khoán được công bố liên tục ra thị trường.
Tất cả các công ty chứng khoán lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động.
Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang chuẩn bị vào cuộc bằng một đề án quản lý phí mới.
Lỗ vẫn giảm phí
Đỉnh điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch giữa các công ty chứng khoán tập trung từ đầu tháng 9 này, nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Mức giảm phổ biến từ 1/2 phí giao dịch hiện hành; một số miễn phí 100%.
Ngoài ra, nhân dịp chuyển trụ sở, khai trương chi nhánh mới, đại lý mới, cổng công nghệ mới, hay có thể là “hỗ trợ nhà đầu tư vượt qua tâm lý 900 điểm của VN-Index”... cũng là thời điểm để các công ty chứng khoán giảm phí. Với nhà đầu tư, đây là lợi ích.
Với công ty chứng khoán, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn... Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ vẫn phải cắt giảm nguồn thu chính từ cuộc cạnh tranh này.
Đầu tuần này, ngoài Công ty Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS) tuyên bố vẫn có lãi đều, hầu hết các thành viên nhỏ và mới đều chưa có được sự tự tin đó. Có thể xác định chi phí để duy trì hoạt động một công ty chứng khoán tầm trung cần ít nhất 500 triệu đồng/tháng.
Với nhiều thành viên mới, vốn chưa đủ điều kiện để triển khai bảo lãnh phát hành, chưa kịp chiếm lĩnh thị phần và khẳng định thế mạnh ở tư vấn, tự doanh thì gặp khó theo bối cảnh điều chỉnh kéo dài của thị trường, theo đó phí giao dịch là một nguồn thu chính.
Thử làm một phép tính với giả thiết mỗi phiên giao dịch có giá trị khoảng 600 tỷ đồng, bình quân mỗi công ty chứng khoán có phần 10 tỷ đồng. Nếu theo phí giao dịch bình quân 0,5% (mức cao hiện nay) chung cho các khối lượng giao dịch, mỗi phiên một thành viên thu về khoảng 50 triệu tiền phí; mỗi tháng thường có 20 phiên, tổng thu từ phí khoảng 1 tỷ đồng/tháng. Nay hầu hết đều giảm một nửa, thậm chí nhiều thành viên áp dụng từ dưới 0,2%; nếu thuận lợi có thể hòa vốn.
Đây là giả thiết khả quan, bởi trên thực tế, các đầu mối lớn như VCBS, SSI, BVS, TSC... đã chiếm một phần lớn của miếng bánh. Còn tại nhiều thành viên mới nhập cuộc, con số 10 tỷ đồng giá trị giao dịch mỗi phiên là “đỉnh cao”.
Nhưng vẫn phải cạnh tranh để giữ chân nhà đầu tư, tránh sự lôi kéo của những quyết định giảm phí từ đối thủ. Theo đó, hoạt động kinh doanh thời gian đầu đã xác định lỗ lại càng lỗ hơn.
Sẽ có đề án quản lý phí
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nói: “Dù hiện tại hoạt động kinh doanh của công ty khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường, nhưng công ty sẽ không cạnh tranh bằng phí giao dịch, thay vào đó là đầu tư công nghệ và tăng tiện ích. Tôi cho rằng đây là hướng cạnh tranh chính và lâu dài nhất”.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng có cùng quan điểm này và cho biết một đề án liên quan đang được gấp rút xây dựng để đưa vào quản lý cụ thể.
Tại cuộc họp giao ban dự kiến chương trình công tác tháng 9 này của Bộ Tài chính, nhiệm vụ đặt ra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch.
Về đề án này, ông Vũ Bằng cho biết: “Trên thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Sắp tới đề án của chúng tôi sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần”.
Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các công ty chứng khoán, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư.
“Từ trước đến nay chúng tôi chưa có quy định mức phí phát hành đối với các quỹ đầu tư, trong khi đó theo báo chí phản ánh thì họ lại thu rất nhiều phí của nhà đầu tư. Sắp tới đề án cũng sẽ đưa phí với huy động của các quỹ với các quy định cụ thể. Tất nhiên, những vấn đề này trước khi thông qua sẽ lấy ý kiến các thành viên thị trường. Nhưng có một điều khẳng định là khi đề án ra đời sẽ không ảnh hưởng nhiều đến túi tiền nhà đầu tư mà mục đích chính là hướng thị trường chuyên nghiệp hơn, để có chất lượng tốt hơn”, ông Vũ Bằng nói.
Tất cả các công ty chứng khoán lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động.
Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang chuẩn bị vào cuộc bằng một đề án quản lý phí mới.
Lỗ vẫn giảm phí
Đỉnh điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch giữa các công ty chứng khoán tập trung từ đầu tháng 9 này, nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Mức giảm phổ biến từ 1/2 phí giao dịch hiện hành; một số miễn phí 100%.
Ngoài ra, nhân dịp chuyển trụ sở, khai trương chi nhánh mới, đại lý mới, cổng công nghệ mới, hay có thể là “hỗ trợ nhà đầu tư vượt qua tâm lý 900 điểm của VN-Index”... cũng là thời điểm để các công ty chứng khoán giảm phí. Với nhà đầu tư, đây là lợi ích.
Với công ty chứng khoán, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn... Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ vẫn phải cắt giảm nguồn thu chính từ cuộc cạnh tranh này.
Đầu tuần này, ngoài Công ty Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SBS) tuyên bố vẫn có lãi đều, hầu hết các thành viên nhỏ và mới đều chưa có được sự tự tin đó. Có thể xác định chi phí để duy trì hoạt động một công ty chứng khoán tầm trung cần ít nhất 500 triệu đồng/tháng.
Với nhiều thành viên mới, vốn chưa đủ điều kiện để triển khai bảo lãnh phát hành, chưa kịp chiếm lĩnh thị phần và khẳng định thế mạnh ở tư vấn, tự doanh thì gặp khó theo bối cảnh điều chỉnh kéo dài của thị trường, theo đó phí giao dịch là một nguồn thu chính.
Thử làm một phép tính với giả thiết mỗi phiên giao dịch có giá trị khoảng 600 tỷ đồng, bình quân mỗi công ty chứng khoán có phần 10 tỷ đồng. Nếu theo phí giao dịch bình quân 0,5% (mức cao hiện nay) chung cho các khối lượng giao dịch, mỗi phiên một thành viên thu về khoảng 50 triệu tiền phí; mỗi tháng thường có 20 phiên, tổng thu từ phí khoảng 1 tỷ đồng/tháng. Nay hầu hết đều giảm một nửa, thậm chí nhiều thành viên áp dụng từ dưới 0,2%; nếu thuận lợi có thể hòa vốn.
Đây là giả thiết khả quan, bởi trên thực tế, các đầu mối lớn như VCBS, SSI, BVS, TSC... đã chiếm một phần lớn của miếng bánh. Còn tại nhiều thành viên mới nhập cuộc, con số 10 tỷ đồng giá trị giao dịch mỗi phiên là “đỉnh cao”.
Nhưng vẫn phải cạnh tranh để giữ chân nhà đầu tư, tránh sự lôi kéo của những quyết định giảm phí từ đối thủ. Theo đó, hoạt động kinh doanh thời gian đầu đã xác định lỗ lại càng lỗ hơn.
Sẽ có đề án quản lý phí
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nói: “Dù hiện tại hoạt động kinh doanh của công ty khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường, nhưng công ty sẽ không cạnh tranh bằng phí giao dịch, thay vào đó là đầu tư công nghệ và tăng tiện ích. Tôi cho rằng đây là hướng cạnh tranh chính và lâu dài nhất”.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng có cùng quan điểm này và cho biết một đề án liên quan đang được gấp rút xây dựng để đưa vào quản lý cụ thể.
Tại cuộc họp giao ban dự kiến chương trình công tác tháng 9 này của Bộ Tài chính, nhiệm vụ đặt ra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch.
Về đề án này, ông Vũ Bằng cho biết: “Trên thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Sắp tới đề án của chúng tôi sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần”.
Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các công ty chứng khoán, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư.
“Từ trước đến nay chúng tôi chưa có quy định mức phí phát hành đối với các quỹ đầu tư, trong khi đó theo báo chí phản ánh thì họ lại thu rất nhiều phí của nhà đầu tư. Sắp tới đề án cũng sẽ đưa phí với huy động của các quỹ với các quy định cụ thể. Tất nhiên, những vấn đề này trước khi thông qua sẽ lấy ý kiến các thành viên thị trường. Nhưng có một điều khẳng định là khi đề án ra đời sẽ không ảnh hưởng nhiều đến túi tiền nhà đầu tư mà mục đích chính là hướng thị trường chuyên nghiệp hơn, để có chất lượng tốt hơn”, ông Vũ Bằng nói.