Chứng khoán châu Á chật vật tăng điểm
Chịu áp lực giảm từ báo cáo lợi nhuận kém khả quan của Samsung, nhưng chứng khoán châu Á vẫn có một phiên thêm lên điểm
Chịu áp lực giảm từ báo cáo lợi nhuận kém khả quan của Samsung, nhưng thị trường chứng khoán châu Á vẫn có một phiên thêm lên điểm nhờ đà tăng giá của cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản.
Lúc 16h48 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,5%, đạt mức 130,67 điểm. Đây là mức điểm cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 8/2008 tới nay.
Thị trường phiên này chịu tác động từ những thông tin tốt xấu lẫn lộn, tạo ra sự giằng co khiến các chỉ số chính không có sự thay đổi lớn.
Nhiều thông tin bất lợi về việc các công ty Mỹ cắt giảm việc làm trong tháng 9 nhiều hơn dự báo, đồng Yên tăng giá mạnh so với USD, dự báo đi xuống về kinh tế thế giới, lợi nhuận doanh nghiệp kém khả quan… đã khiến các thị trường chủ chốt tại châu Á nhiều phen mất điểm. Tuy nhiên, do được hỗ trợ từ sự tăng giá của cổ phiếu khối hàng hóa giống như trong phiên giao dịch trước, thị trường nhanh chóng lấy lại được thế cân bằng.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của hãng điện tử Hàn Quốc Samsung đã khiến giới đầu tư thất vọng khi chỉ đưa ra mức lợi nhuận hoạt động 4,3 tỷ USD, thấp hơn dự báo trước đó của các nhà phân tích. Cổ phiếu của Samsung niêm yết tại Seoul đã giảm 2,6% vì tin này, kéo theo sự đi xuống của một loạt cổ phiếu công nghệ tại các thị trường khác.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Seoul chỉ giảm 0,2% khi đóng cửa, bằng với mức giảm của thị trường Hồng Kông. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei chốt phiên giảm 0,1%, tại Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,1%.
Thị trường Trung Quốc đại lục nghỉ lễ nốt ngày hôm nay và sẽ mở cửa trở lại vào ngày mai.
“Thị trường đang trong tâm trạng tốt xấu lẫn lộn. Thị trường đã phản ánh hết tình hình tăng trưởng và lợi nhuận vào giá cổ phiếu, nên bất kỳ tin xấu nào xuất hiện vào thời điểm này, như báo cáo lợi nhuận của Samsung, đều tạo ra áp lực giảm điểm”, ông Shane Oliver, người đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của AMP Capital Investors tại Sydney, nói với Bloomberg.
Hôm qua, sau khi thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm tới, so với mức dự báo 4,3% trước đó. Tuy nhiên, đối với năm nay, IMF nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 4,8% từ 4,6%.
Theo công bố ngày hôm qua của hãng dịch vụ việc làm ADP, các hãng tư nhân Mỹ đã cắt giảm 39.000 việc làm trong tháng 9, lần đầu tiên cắt giảm trong 7 tháng qua, ngược với dự báo tăng thêm 18.000 việc làm của giới phân tích.
Hôm nay, thị trường sẽ đón nhận thông tin về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kết quả điều tra của Bloomberg dự báo, số người xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng thêm 2.000 người, lên mức 455.000 người. Quan trọng hơn, vào ngày mai, Mỹ sẽ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 9, với dự báo tăng lên 9,7% từ mức 9,6% trước đó. Theo giới quan sát, những con số ảm đạm này về lĩnh vực việc làm Mỹ sẽ buộc FED phải ra tay cứu nền kinh tế.
Đồng Yên hôm qua đã tăng giá lên mức cao nhất so với USD trong 15 năm và vẫn duy trì gần mức tỷ giá này trong ngày hôm nay. Buổi chiều nay, tỷ giá đồng Yên là 82,65 Yên/USD so với mức 82,93 Yên/USD tại New York phiên trước. Đồng Yên mạnh là tác nhân gây áp lực mất giá đối với các nhà xuất khẩu Nhật.
Tuy nhiên, thị trường châu Á phiên này được nâng đỡ bởi giá cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản. Giá dầu tại Mỹ và giá kim loại tại London đêm trước cùng tăng mạnh, giá vàng thì liên tục lập kỷ lục mới trong ngày hôm nay.
Giá cổ phiếu hãng khai mỏ BHP Billiton niêm yết tại Sydney tăng 1%, cổ phiếu PetroChina niêm yết tại Hồng Kông tăng 0,6%.
Trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên này, cứ 7 cổ phiếu giảm giá thì có 6 cổ phiếu tăng giá. Sự đi lên trong giá trị tính bằng USD của chỉ số này hôm nay chủ yếu là kết quả từ sự tăng giá của đồng Yên và Đôla Australia.
Lúc 16h48 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,5%, đạt mức 130,67 điểm. Đây là mức điểm cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 8/2008 tới nay.
Thị trường phiên này chịu tác động từ những thông tin tốt xấu lẫn lộn, tạo ra sự giằng co khiến các chỉ số chính không có sự thay đổi lớn.
Nhiều thông tin bất lợi về việc các công ty Mỹ cắt giảm việc làm trong tháng 9 nhiều hơn dự báo, đồng Yên tăng giá mạnh so với USD, dự báo đi xuống về kinh tế thế giới, lợi nhuận doanh nghiệp kém khả quan… đã khiến các thị trường chủ chốt tại châu Á nhiều phen mất điểm. Tuy nhiên, do được hỗ trợ từ sự tăng giá của cổ phiếu khối hàng hóa giống như trong phiên giao dịch trước, thị trường nhanh chóng lấy lại được thế cân bằng.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của hãng điện tử Hàn Quốc Samsung đã khiến giới đầu tư thất vọng khi chỉ đưa ra mức lợi nhuận hoạt động 4,3 tỷ USD, thấp hơn dự báo trước đó của các nhà phân tích. Cổ phiếu của Samsung niêm yết tại Seoul đã giảm 2,6% vì tin này, kéo theo sự đi xuống của một loạt cổ phiếu công nghệ tại các thị trường khác.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Seoul chỉ giảm 0,2% khi đóng cửa, bằng với mức giảm của thị trường Hồng Kông. Tại Tokyo, chỉ số Nikkei chốt phiên giảm 0,1%, tại Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,1%.
Thị trường Trung Quốc đại lục nghỉ lễ nốt ngày hôm nay và sẽ mở cửa trở lại vào ngày mai.
“Thị trường đang trong tâm trạng tốt xấu lẫn lộn. Thị trường đã phản ánh hết tình hình tăng trưởng và lợi nhuận vào giá cổ phiếu, nên bất kỳ tin xấu nào xuất hiện vào thời điểm này, như báo cáo lợi nhuận của Samsung, đều tạo ra áp lực giảm điểm”, ông Shane Oliver, người đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của AMP Capital Investors tại Sydney, nói với Bloomberg.
Hôm qua, sau khi thị trường chứng khoán châu Á đóng cửa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm tới, so với mức dự báo 4,3% trước đó. Tuy nhiên, đối với năm nay, IMF nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 4,8% từ 4,6%.
Theo công bố ngày hôm qua của hãng dịch vụ việc làm ADP, các hãng tư nhân Mỹ đã cắt giảm 39.000 việc làm trong tháng 9, lần đầu tiên cắt giảm trong 7 tháng qua, ngược với dự báo tăng thêm 18.000 việc làm của giới phân tích.
Hôm nay, thị trường sẽ đón nhận thông tin về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kết quả điều tra của Bloomberg dự báo, số người xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng thêm 2.000 người, lên mức 455.000 người. Quan trọng hơn, vào ngày mai, Mỹ sẽ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 9, với dự báo tăng lên 9,7% từ mức 9,6% trước đó. Theo giới quan sát, những con số ảm đạm này về lĩnh vực việc làm Mỹ sẽ buộc FED phải ra tay cứu nền kinh tế.
Đồng Yên hôm qua đã tăng giá lên mức cao nhất so với USD trong 15 năm và vẫn duy trì gần mức tỷ giá này trong ngày hôm nay. Buổi chiều nay, tỷ giá đồng Yên là 82,65 Yên/USD so với mức 82,93 Yên/USD tại New York phiên trước. Đồng Yên mạnh là tác nhân gây áp lực mất giá đối với các nhà xuất khẩu Nhật.
Tuy nhiên, thị trường châu Á phiên này được nâng đỡ bởi giá cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản. Giá dầu tại Mỹ và giá kim loại tại London đêm trước cùng tăng mạnh, giá vàng thì liên tục lập kỷ lục mới trong ngày hôm nay.
Giá cổ phiếu hãng khai mỏ BHP Billiton niêm yết tại Sydney tăng 1%, cổ phiếu PetroChina niêm yết tại Hồng Kông tăng 0,6%.
Trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên này, cứ 7 cổ phiếu giảm giá thì có 6 cổ phiếu tăng giá. Sự đi lên trong giá trị tính bằng USD của chỉ số này hôm nay chủ yếu là kết quả từ sự tăng giá của đồng Yên và Đôla Australia.