Chứng khoán châu Á đạt đỉnh của 3 tháng
Chứng khoán Trung Quốc là thị trường chủ chốt “ngoại lệ” trong khu vực phiên này khi chứng kiến mức giảm điểm khá mạnh
Thị trường chứng khoán khu vực châu Á hôm nay đã leo lên mức đỉnh của 3 tháng trước những dấu hiệu cho thấy triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu đã khả quan hơn. Chứng khoán Trung Quốc là thị trường chủ chốt “ngoại lệ” trong khu vực phiên này khi chứng kiến mức giảm điểm khá mạnh.
Lúc 16h01 chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,5% so với phiên trước, đạt mức 121,33 điểm, cao nhất kể từ ngày 5/5 trở lại đây. Như vậy, chứng khoán châu Á đã có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp từ đầu tuần này, với những bước tăng khá mạnh. Những dữ liệu khả quan về kinh tế Mỹ công bố ngày hôm trước đã giúp duy trì tâm lý hứng khởi cho giới đầu tư cổ phiếu trong khu vực.
Các chỉ số về sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng của nền kinh tế lớn nhất thế giới công bố ngày 2/8 đều tốt hơn dự kiến. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke còn cho rằng, tiền lương tăng lên sẽ thúc đẩy chi tiêu trong các hộ gia đình ở nước này trong một vài quý tới.
Sự hứng khởi của chứng khoán châu Á trong tháng 7 và những ngày đầu tháng 8 này không chỉ đến từ tâm trạng lạc quan hơn về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 tốt đẹp cũng là một chất xúc tác quan trọng cho tâm lý thị trường. Theo thông tin trên Bloomberg, khoảng 2/3 trong số các công ty niêm yết trong chỉ số MSCI World của thị trường toàn cầu đã công bố kết quả kinh doanh có báo cáo lợi nhuận khả quan hơn dự kiến.
Niềm tin vào triển vọng tăng trưởng đã làm giảm mạnh sức hấp dẫn của các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm hôm nay đã rớt xuống mức thấp kỷ lục là 0,5459%. Cùng với đó, chi phí bảo hiểm cho nguy cơ vỡ nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành ở khu vực châu Á cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng.
Nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tại châu Á hôm nay là khối hàng hóa cơ bản. Cổ phiếu của hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton niêm yết trên thị trường Sydney tăng 1,7%. Cổ phiếu của hãng giao dịch hàng hóa cơ bản lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Corp. tăng giá 4,7% trên thị trường Tokyo.
Các cổ phiếu thuộc khối này đã được hỗ trợ nhiều sau khi giá dầu thô vượt mức 81 USD/thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 5 trở lại đây.
“Một loạt dữ liệu tích cực trong đêm hôm trước đã nâng đỡ tâm lý cho thị trường và khuyến khích nhiều nhà đầu tư trở lại”, nhà phân tích David Taylor thuộc công ty chứng khoán CMC Markets ở Sydney nhận xét trên Bloomberg.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, hàn thử biểu Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 0,3%; S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,7%; Kospi của Hàn Quốc giảm 0,5%...
Thị trường Trung Quốc đại lục là thị trường chủ chốt duy nhất trong khu vực mất điểm hôm nay, với mức giảm lên tới 1,7% của chỉ số Shanghai Composite. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chứng khoán Trung Quốc trong vòng 2 tuần trở lại đây.
Giới đầu tư tại Trung Quốc hôm nay không còn lạc quan như những phiên trước vì xuất hiện những dự báo Bắc Kinh khó có thể nới lỏng chính sách kinh tế trong thời gian tới. Giá nông sản tăng cao tại Trung Quốc đang có nguy cơ đẩy lạm phát tăng, khiến Chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn việc điều chỉnh những chính sách vốn trước đó được áp dụng để hạn chế đà tăng trưởng nóng.
Lúc 16h01 chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,5% so với phiên trước, đạt mức 121,33 điểm, cao nhất kể từ ngày 5/5 trở lại đây. Như vậy, chứng khoán châu Á đã có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp từ đầu tuần này, với những bước tăng khá mạnh. Những dữ liệu khả quan về kinh tế Mỹ công bố ngày hôm trước đã giúp duy trì tâm lý hứng khởi cho giới đầu tư cổ phiếu trong khu vực.
Các chỉ số về sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng của nền kinh tế lớn nhất thế giới công bố ngày 2/8 đều tốt hơn dự kiến. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke còn cho rằng, tiền lương tăng lên sẽ thúc đẩy chi tiêu trong các hộ gia đình ở nước này trong một vài quý tới.
Sự hứng khởi của chứng khoán châu Á trong tháng 7 và những ngày đầu tháng 8 này không chỉ đến từ tâm trạng lạc quan hơn về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 tốt đẹp cũng là một chất xúc tác quan trọng cho tâm lý thị trường. Theo thông tin trên Bloomberg, khoảng 2/3 trong số các công ty niêm yết trong chỉ số MSCI World của thị trường toàn cầu đã công bố kết quả kinh doanh có báo cáo lợi nhuận khả quan hơn dự kiến.
Niềm tin vào triển vọng tăng trưởng đã làm giảm mạnh sức hấp dẫn của các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm hôm nay đã rớt xuống mức thấp kỷ lục là 0,5459%. Cùng với đó, chi phí bảo hiểm cho nguy cơ vỡ nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành ở khu vực châu Á cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng.
Nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tại châu Á hôm nay là khối hàng hóa cơ bản. Cổ phiếu của hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton niêm yết trên thị trường Sydney tăng 1,7%. Cổ phiếu của hãng giao dịch hàng hóa cơ bản lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Corp. tăng giá 4,7% trên thị trường Tokyo.
Các cổ phiếu thuộc khối này đã được hỗ trợ nhiều sau khi giá dầu thô vượt mức 81 USD/thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 5 trở lại đây.
“Một loạt dữ liệu tích cực trong đêm hôm trước đã nâng đỡ tâm lý cho thị trường và khuyến khích nhiều nhà đầu tư trở lại”, nhà phân tích David Taylor thuộc công ty chứng khoán CMC Markets ở Sydney nhận xét trên Bloomberg.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, hàn thử biểu Hang Seng của thị trường Hồng Kông tăng 0,3%; S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,7%; Kospi của Hàn Quốc giảm 0,5%...
Thị trường Trung Quốc đại lục là thị trường chủ chốt duy nhất trong khu vực mất điểm hôm nay, với mức giảm lên tới 1,7% của chỉ số Shanghai Composite. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chứng khoán Trung Quốc trong vòng 2 tuần trở lại đây.
Giới đầu tư tại Trung Quốc hôm nay không còn lạc quan như những phiên trước vì xuất hiện những dự báo Bắc Kinh khó có thể nới lỏng chính sách kinh tế trong thời gian tới. Giá nông sản tăng cao tại Trung Quốc đang có nguy cơ đẩy lạm phát tăng, khiến Chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn việc điều chỉnh những chính sách vốn trước đó được áp dụng để hạn chế đà tăng trưởng nóng.