Chứng khoán châu Á đi xuống vì nỗi lo lợi nhuận
Nỗi lo về triển vọng lợi nhuận đã kéo chứng khoán châu Á mất điểm lần đầu tiên trong 6 phiên giao dịch trở lại đây
Nỗi lo về triển vọng lợi nhuận đã kéo chứng khoán châu Á mất điểm lần đầu tiên trong 6 phiên giao dịch trở lại đây. Thị trường Trung Quốc tăng điểm mạnh sau gần 1 tuần đóng cửa nghỉ lễ, nhưng không đủ sức bù đắp cho sự giảm điểm diễn ra ở hầu khắp các thị trường chủ chốt còn lại.
Lúc 15h11 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,5%, còn 129,98 điểm, với số cổ phiếu giảm điểm nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng điểm. Từ đầu tuần tới nay, chỉ số này đã tăng khoảng 2,3% nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư tin tưởng ở khả năng tăng cường chính sách nới lỏng định lượng để hỗ trợ tăng trưởng của các ngân hàng trung ương. Ngày hôm qua, MSCI châu Á-Thái Bình Dương đóng cửa ở mức điểm cao nhất trong 2 tháng.
Tình hình và triển vọng ảm đạm của một số doanh nghiệp lớn đã kéo chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay.
Cổ phiếu hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản Seven & I Holdings giảm 3,7%, trở thành cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm của chứng khoán châu Á phiên nay, sau khi cắt giảm 1,2% dự báo doanh thu cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 2/2011. Tại Hàn Quốc, cổ phiếu Samsung tiếp tục đi xuống sau khi đã giảm mạnh vào ngày hôm qua, mất 1,7%, do tác động từ báo cáo lợi nhuận không đạt dự báo trước đó của giới phân tích.
Trong mấy phiên trở lại đây, thị trường chứng khoán châu Á đã bắt đầu “nhờn” trước những thông tin vĩ mô mang tính hỗ trợ. Thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ công bố đêm qua dường như không có nhiều tác động tích cực tới giá cổ phiếu ở châu Á hôm nay.
Báo cáo hàng tuần của Bộ Lao động Mỹ ngày 7/10 cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 2/10 bất ngờ hạ 11.000 xuống 445.000 người, thấp hơn con số dự báo 455.000 của chuyên gia.
Đêm nay, thị trường sẽ đón nhận một loạt dữ liệu quan trọng liên quan đến tình hình việc làm của nước Mỹ, trong đó tỷ lệ thất nghiệp tháng 9 được dự báo là tăng nhẹ lên 9,7%. Giới phân tích cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ là cơ sở cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thêm biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế.
Với sự đi xuống của các cổ phiếu lớn, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đóng cửa phiên hôm nay với mức giảm 1%. Thị trường Nhật phiên này còn chịu tác động tiêu cực từ đồng Yên mạnh đe dọa bào mòn lợi nhuận của các nhà xuất khẩu nước này.
So với USD, đồng Yên hôm nay đã leo lên mức cao nhất trong 15 năm, với 82,11 Yên/USD. Cổ phiếu của hãng xe Toyota giảm 1,2%, cổ phiếu hãng máy công nghiệp Isuzu giảm 2,7%, cổ phiếu nhà sản xuất máy ảnh Canon trượt 1,2%...
Đáng chú ý, phiên giảm điểm này của chứng khoán Nhật diễn ra sau khi nội các của Thủ tướng Naoto Kan nhất trí kế hoạch kích thích kinh tế trị giá gần 62 tỷ USD để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, đồng thời giúp các địa phương và doanh nghiệp nhỏ đối phó với đồng Yên tăng giá. Kế hoạch này vẫn còn chờ phải được Quốc hội Nhật thông qua.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa với mức tăng 0,3%, dù trước đó có đi xuống trong phiên giao dịch. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,2%, Taiex của Đài Loan giảm 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia mất 0,2%...
Chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng điểm mạnh trong phiên hôm nay, với chỉ số CSI 300 tăng 3,7% và Shanghai Composite tăng 3,1%. Mức tăng này phản ánh những tin vĩ mô tốt được công bố trong suốt thời gian thị trường Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ từ thứ Sáu tuần trước tới hôm nay.
Thêm vào đó, giới đầu tư tại thị trường này hôm nay còn lạc quan trước thông tin doanh số bán lẻ trong thời gian nghỉ lễ từ 1-7/10 tăng tới 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hãng định mức tín nhiệm Moody’s cũng cho biết là đang cân nhắc tăng điểm tín nhiệm của Trung Quốc dựa trên tốc độ tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế này.
Những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tại thị trường Trung Quốc đại lục hôm nay là cổ phiếu năng lượng PetroChina với mức tăng 3%, cổ phiếu bảo hiểm China Life tăng 4,2%, cổ phiếu hãng rượu Kweichou Moutai tăng 2,9%...
Thị trường chứng khoán châu Âu chiều nay mở cửa ở xu thế giảm. Lúc 15h20 giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50 và FTSE 100 cùng giảm xấp xỉ 0,2%.
Lúc 15h11 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,5%, còn 129,98 điểm, với số cổ phiếu giảm điểm nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng điểm. Từ đầu tuần tới nay, chỉ số này đã tăng khoảng 2,3% nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư tin tưởng ở khả năng tăng cường chính sách nới lỏng định lượng để hỗ trợ tăng trưởng của các ngân hàng trung ương. Ngày hôm qua, MSCI châu Á-Thái Bình Dương đóng cửa ở mức điểm cao nhất trong 2 tháng.
Tình hình và triển vọng ảm đạm của một số doanh nghiệp lớn đã kéo chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay.
Cổ phiếu hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản Seven & I Holdings giảm 3,7%, trở thành cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm của chứng khoán châu Á phiên nay, sau khi cắt giảm 1,2% dự báo doanh thu cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 2/2011. Tại Hàn Quốc, cổ phiếu Samsung tiếp tục đi xuống sau khi đã giảm mạnh vào ngày hôm qua, mất 1,7%, do tác động từ báo cáo lợi nhuận không đạt dự báo trước đó của giới phân tích.
Trong mấy phiên trở lại đây, thị trường chứng khoán châu Á đã bắt đầu “nhờn” trước những thông tin vĩ mô mang tính hỗ trợ. Thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ công bố đêm qua dường như không có nhiều tác động tích cực tới giá cổ phiếu ở châu Á hôm nay.
Báo cáo hàng tuần của Bộ Lao động Mỹ ngày 7/10 cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 2/10 bất ngờ hạ 11.000 xuống 445.000 người, thấp hơn con số dự báo 455.000 của chuyên gia.
Đêm nay, thị trường sẽ đón nhận một loạt dữ liệu quan trọng liên quan đến tình hình việc làm của nước Mỹ, trong đó tỷ lệ thất nghiệp tháng 9 được dự báo là tăng nhẹ lên 9,7%. Giới phân tích cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ là cơ sở cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thêm biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế.
Với sự đi xuống của các cổ phiếu lớn, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đóng cửa phiên hôm nay với mức giảm 1%. Thị trường Nhật phiên này còn chịu tác động tiêu cực từ đồng Yên mạnh đe dọa bào mòn lợi nhuận của các nhà xuất khẩu nước này.
So với USD, đồng Yên hôm nay đã leo lên mức cao nhất trong 15 năm, với 82,11 Yên/USD. Cổ phiếu của hãng xe Toyota giảm 1,2%, cổ phiếu hãng máy công nghiệp Isuzu giảm 2,7%, cổ phiếu nhà sản xuất máy ảnh Canon trượt 1,2%...
Đáng chú ý, phiên giảm điểm này của chứng khoán Nhật diễn ra sau khi nội các của Thủ tướng Naoto Kan nhất trí kế hoạch kích thích kinh tế trị giá gần 62 tỷ USD để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, đồng thời giúp các địa phương và doanh nghiệp nhỏ đối phó với đồng Yên tăng giá. Kế hoạch này vẫn còn chờ phải được Quốc hội Nhật thông qua.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đóng cửa với mức tăng 0,3%, dù trước đó có đi xuống trong phiên giao dịch. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,2%, Taiex của Đài Loan giảm 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia mất 0,2%...
Chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng điểm mạnh trong phiên hôm nay, với chỉ số CSI 300 tăng 3,7% và Shanghai Composite tăng 3,1%. Mức tăng này phản ánh những tin vĩ mô tốt được công bố trong suốt thời gian thị trường Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ lễ từ thứ Sáu tuần trước tới hôm nay.
Thêm vào đó, giới đầu tư tại thị trường này hôm nay còn lạc quan trước thông tin doanh số bán lẻ trong thời gian nghỉ lễ từ 1-7/10 tăng tới 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hãng định mức tín nhiệm Moody’s cũng cho biết là đang cân nhắc tăng điểm tín nhiệm của Trung Quốc dựa trên tốc độ tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế này.
Những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tại thị trường Trung Quốc đại lục hôm nay là cổ phiếu năng lượng PetroChina với mức tăng 3%, cổ phiếu bảo hiểm China Life tăng 4,2%, cổ phiếu hãng rượu Kweichou Moutai tăng 2,9%...
Thị trường chứng khoán châu Âu chiều nay mở cửa ở xu thế giảm. Lúc 15h20 giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50 và FTSE 100 cùng giảm xấp xỉ 0,2%.