Chứng khoán châu Á giảm điểm vì nỗi lo từ Trung Quốc
Các thị trường chứng khoán chủ chốt của châu Á mất điểm sau khi Trung Quốc tuyên bố tiếp tục các chính sách ghìm giá địa ốc
Thị trường chứng khoán tại châu Á ngày 13/7 đã mất điểm sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì các biện pháp hạn chế sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng và giá địa ốc. Chứng khoán Trung Quốc là thị trường dẫn đầu sự giảm điểm trong khu vực ngày hôm nay, với mức giảm 1,5%.
Bắc Kinh đã khiến giới đầu tư cổ phiếu lo lắng khi tuyên bố vào chiều qua (12/7), họ sẽ “nghiêm túc thực thi” những những chính sách đã được đưa ra nhằm “siết” thị trường bất động sản. Trên website riêng, Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc khẳng định: "Chúng tôi sẽ thúc đẩy chính quyền các địa phương, để đảm bảo việc thi hành nghiêm túc những chính sách cho vay mua nhà, nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ bất động sản”.
Ngay khi thị trường mở cửa giao dịch sáng nay, thông tin trên đã có tác động bất lợi tới giá cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc và các thị trường láng giềng trong khu vực. Đi đầu cho sự giảm giá là các cổ phiếu thuộc khối địa ốc, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của China Vanke - nhà phát triển địa ốc lớn nhất được niêm yết trên thị trường Thượng Hải - với mức giảm 2,2% vào thời điểm đóng cửa ngày giao dịch.
Tại một thị trường chủ chốt khác của châu Á là Nhật Bản, thông tin về chính sách phát đi từ Trung Quốc cũng gây ra sự giảm điểm của hàng loạt cổ phiếu. Những báo cáo khả quan về lợi nhuận của các doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ như hãng công nghệ Intel hay hãng nhôm Alcoa đã không đủ sức duy trì sắc xanh trên các sàn giao dịch ở Tokyo.
Giảm mạnh nhất trên thị trường Nhật hôm nay là cổ phiếu của các tập đoàn xây dựng và thiết bị xây dựng, vốn là những doanh nghiệp có liên hệ mật thiết với thị trường bất động sản Trung Quốc. Trong đó, cổ phiếu của Itochu Corp. giảm 1,7%, cổ phiếu Sumimoto Corp. giảm 1,3%, cổ phiếu Mitsui O.S.K Lines giảm 1,2%, cổ phiếu Komatsu giảm 1,6%...
Tuy nhiên, thị trường Nhật hôm nay đã tránh được sự giảm điểm sâu nhờ hoạt động mua chốt lãi của giới đầu tư bán khống kéo hàng loạt cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng giá, điểm hình là cổ phiếu của hãng điện tử Tokyo Electron tăng 1,7%. Một số cổ phiếu khác cũng lên giá khá mạnh nhờ thông tin doanh nghiệp tốt như bán lẻ Fast Retailing tăng 1%, phụ tùng ôtô Denso Corp. tăng 1,3%...
Giống như ở Phố Wall, các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á cũng đang bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Tại Ấn Độ, tập đoàn dịch vụ phần mềm lớn thứ hai của nước này là Infosys Technologies gây thất vọng khi đưa ra mức lợi nhuận ròng giảm 2,6% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, còn 318,5 triệu USD. Đây là mức lợi nhuận không khả quan như dự báo trước đó của giới phân tích.
Thông tin này khiến cổ phiếu của Infosys trượt giá tới 3,6%, mức giảm mạnh nhất trong 5 tháng qua, đồng thời gây tâm lý kém lạc quan cho giới đầu tư chứng khoán tại thị trường Ấn.
Tới thời điểm 16h05 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản đã mất 0,6% số điểm, còn 115,41 điểm.
Chủ trương kiềm chế giá nhà đất của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu là những nguồn áp lực mất giá đối với chứng khoán khu vực trong mấy tháng gần đây. Hiện MSCI châu Á đã giảm mất 10% từ mức đỉnh hồi giữa tháng 4.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite Index chốt lại ngày giao dịch với mức giảm 1,5%, Hang Seng giảm 0,2%. Các hàn thử biểu chủ chốt của thị trường Nhật Bản giảm nhẹ hơn, trong đó Nikkei 225 giảm 0,1% còn 9.537,23 điểm, Topix giảm 0,4% còn 854,39 điểm.
Bắc Kinh đã khiến giới đầu tư cổ phiếu lo lắng khi tuyên bố vào chiều qua (12/7), họ sẽ “nghiêm túc thực thi” những những chính sách đã được đưa ra nhằm “siết” thị trường bất động sản. Trên website riêng, Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc khẳng định: "Chúng tôi sẽ thúc đẩy chính quyền các địa phương, để đảm bảo việc thi hành nghiêm túc những chính sách cho vay mua nhà, nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ bất động sản”.
Ngay khi thị trường mở cửa giao dịch sáng nay, thông tin trên đã có tác động bất lợi tới giá cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc và các thị trường láng giềng trong khu vực. Đi đầu cho sự giảm giá là các cổ phiếu thuộc khối địa ốc, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của China Vanke - nhà phát triển địa ốc lớn nhất được niêm yết trên thị trường Thượng Hải - với mức giảm 2,2% vào thời điểm đóng cửa ngày giao dịch.
Tại một thị trường chủ chốt khác của châu Á là Nhật Bản, thông tin về chính sách phát đi từ Trung Quốc cũng gây ra sự giảm điểm của hàng loạt cổ phiếu. Những báo cáo khả quan về lợi nhuận của các doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ như hãng công nghệ Intel hay hãng nhôm Alcoa đã không đủ sức duy trì sắc xanh trên các sàn giao dịch ở Tokyo.
Giảm mạnh nhất trên thị trường Nhật hôm nay là cổ phiếu của các tập đoàn xây dựng và thiết bị xây dựng, vốn là những doanh nghiệp có liên hệ mật thiết với thị trường bất động sản Trung Quốc. Trong đó, cổ phiếu của Itochu Corp. giảm 1,7%, cổ phiếu Sumimoto Corp. giảm 1,3%, cổ phiếu Mitsui O.S.K Lines giảm 1,2%, cổ phiếu Komatsu giảm 1,6%...
Tuy nhiên, thị trường Nhật hôm nay đã tránh được sự giảm điểm sâu nhờ hoạt động mua chốt lãi của giới đầu tư bán khống kéo hàng loạt cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng giá, điểm hình là cổ phiếu của hãng điện tử Tokyo Electron tăng 1,7%. Một số cổ phiếu khác cũng lên giá khá mạnh nhờ thông tin doanh nghiệp tốt như bán lẻ Fast Retailing tăng 1%, phụ tùng ôtô Denso Corp. tăng 1,3%...
Giống như ở Phố Wall, các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á cũng đang bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Tại Ấn Độ, tập đoàn dịch vụ phần mềm lớn thứ hai của nước này là Infosys Technologies gây thất vọng khi đưa ra mức lợi nhuận ròng giảm 2,6% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, còn 318,5 triệu USD. Đây là mức lợi nhuận không khả quan như dự báo trước đó của giới phân tích.
Thông tin này khiến cổ phiếu của Infosys trượt giá tới 3,6%, mức giảm mạnh nhất trong 5 tháng qua, đồng thời gây tâm lý kém lạc quan cho giới đầu tư chứng khoán tại thị trường Ấn.
Tới thời điểm 16h05 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản đã mất 0,6% số điểm, còn 115,41 điểm.
Chủ trương kiềm chế giá nhà đất của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu là những nguồn áp lực mất giá đối với chứng khoán khu vực trong mấy tháng gần đây. Hiện MSCI châu Á đã giảm mất 10% từ mức đỉnh hồi giữa tháng 4.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite Index chốt lại ngày giao dịch với mức giảm 1,5%, Hang Seng giảm 0,2%. Các hàn thử biểu chủ chốt của thị trường Nhật Bản giảm nhẹ hơn, trong đó Nikkei 225 giảm 0,1% còn 9.537,23 điểm, Topix giảm 0,4% còn 854,39 điểm.